Có những điều nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, nếu bố mẹ biết cách buông bỏ sẽ giúp con phát triển lành mạnh hơn.
Nếu một đứa trẻ luôn bị quát mắng, phải vật lộn với sự hoảng sợ, bất an mỗi ngày thì hiệu quả học tập và năng lượng cá nhân trong tương lai sẽ tương đối thấp.
Vì vậy, nếu không muốn con mình phải chịu trách nhiệm về những rắc rối nhỏ nhất, hay sống một cuộc sống tiêu tốn năng lượng, không có động lực và kiệt sức thì bố mẹ nên ngừng tiêu hao năng lượng của con vào những việc nhỏ nhặt. Đặc biệt là 6 điều sau.
Bị soi xét những điều nhỏ nhặt
Nhiều phụ huynh có tính nguyên tắc cao, thường đặt ra những yêu cầu quá mức về sự gọn gàng, ngăn nắp đối với con cái, từ những việc nhỏ nhặt như gấp quần áo phải thắng tấp, dọn dẹp nhà không để lại hạt bụi... Mặc dù xuất phát từ mong muốn con trở nên chu đáo, ngăn nắp, nhưng điều này vô tình để lại cái bóng tâm lý, do tuổi thơ vướng quá nhiều vào những điều nhỏ nhặt.
Trẻ bị soi xét những điều nhỏ nhặt.
Lớn lên trong môi trường như vậy, trẻ thường chứa đựng nhiều cảm xúc khó chịu, áp lực và có thể mất đi sự tự tin, khó tìm được hướng đi cho cuộc sống hạnh phúc của chính mình. Trẻ sẽ luôn lo lắng về việc phải hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ một cách hoàn hảo.
Vì vậy, các bậc bố mẹ nên cân nhắc giảm bớt việc soi xét những điều chưa hoàn hảo ở trẻ, thay vào đó là sử dụng những lời nói, cách ứng xử lành mạnh, tích cực để tạo ra một môi trường hỗ trợ trẻ phát triển. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành được niềm tin và định hướng tốt hơn cho tương lai.
Đặt áp lực quá sớm lên trẻ
Nhiều gia đình, trong nỗ lực tạo ra những đứa trẻ "hoàn hảo", thường đặt ra những mục tiêu quá cao về điểm số và thành tích học tập. Bố mẹ áp đặt lên con cái sự kỳ vọng quá lớn, mà chưa quan tâm đến việc trẻ có được hình thành nền tảng kiến thức vững chắc hay không.
Kết quả là, trẻ dù đạt được những điểm số cao, nhưng lại thiếu vắng sự hiểu biết thực sự, khó có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Quan trọng hơn, những áp lực quá mức này còn khiến trẻ sớm chán nản, mất đi sự hứng thú và đam mê học tập.
Vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào những thành tích, bố mẹ nên chú trọng èn luyện cho con một nhân cách lành mạnh, một thái độ tự tin và ham học hỏi. Khi tâm hồn trẻ được nuôi dưỡng tích cực, sẽ không còn sợ hãi hay chán nản trước bất cứ thử thách nào mà sẵn sàng đối mặt và vượt qua.
Đây chính là nền tảng để trẻ sau này thực sự phát huy được tiềm năng và đạt được những thành công thực sự.
Đặt áp lực quá sớm lên trẻ.
Quát mắng trẻ ở nơi công cộng
Một chuyên gia liệt kê 3 điều con cái sợ nhất ở bố mẹ:
- Sợ bị oan
- Sợ bị xem thường
- Sợ bị chỉ trích ở nơi công cộng.
Những điều này đều có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, việc bộc lộ những thiếu sót của trẻ trước công cộng sẽ khiến con mất đi ý chí, tăng thêm sự thất vọng.
Trẻ em dành phần lớn thời gian ở trường học hoặc ở nhà, và dễ bị tổn thương trước những vấn đề tưởng chừng đơn giản. Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế phơi bày những khuyết điểm trẻ, hay xem con cái như những đối tượng để khoe khoang rằng "Tôi đầu tư vào con như thế nào và thu được lợi nhuận ra sao".
Thay vào đó, hãy bảo vệ và nuôi dưỡng kỹ năng sống, nhân cách và lòng tự tin của con. Khi được chăm sóc và yêu thương đúng cách, trẻ mới có thể tự tin vượt qua mọi thử thách và đạt được những thành công xứng đáng trong tương lai.
Quát mắng trẻ ở nơi công cộng.
Truyền tải năng lượng tiêu cực
Bố mẹ thường mong con cái ngoan ngoãn, nhưng cũng quen với việc phàn nàn về những khó khăn của bản thân. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua điều quan trọng nhất, đó là việc để trẻ phải chịu đựng những áp lực mà trẻ lẽ ra không nên gánh ở độ tuổi đó.
Nếu một đứa trẻ mất đi sức mạnh và lòng can đảm để tiến về phía trước, thì khả năng hạnh phúc sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ cũng cần biết cách quản lý cảm xúc của bản thân, không truyền năng lượng tiêu cực hay gây áp lực quá mức cho con.
Hãy cố gắng điều chỉnh tâm trạng theo cùng một kênh với con. Khi đó, trẻ sẽ có thể trải nghiệm những cảm giác mà bố mẹ thường trải qua. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng được niềm tin, lòng can đảm và định hướng tích cực cho tương lai.
Không chấp nhận phản bác
Nếu muốn trẻ không trở nên nhút nhát, điều quan trọng là bố mẹ nên cho phép con nói "không". Chấp nhận sự phản bác của con để trẻ có cơ hội thể hiện ý kiến, trải nghiệm của bản thân.
Trẻ em cần được tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mình. Khi được khuyến khích nói lên suy nghĩ và cảm xúc, trẻ sẽ không ngại bày tỏ quan điểm, ngay cả khi đó là những điều trái với ý muốn của bố mẹ. Đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển về mặt nhận thức.
Không chấp nhận phản bác.
Việc trẻ nói "không" không phải là một dấu hiệu của sự bất tuân hay không hợp tác. Trái lại, đây chính là cơ hội để xây dựng mối quan hệ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Khi trẻ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Vì vậy, thay vì luôn muốn con cái phải nghe lời và làm theo ý mình, bố mẹ nên coi trọng sự độc lập, sự tự chủ và năng lực ra quyết định của trẻ. Đây chính là cách xây dựng những mối quan hệ gia đình bền chặt và tạo nên những đứa trẻ tự tin, năng động và có khả năng tự định hướng cuộc sống của mình.
Nổi giận với trẻ
Đôi khi, bố mẹ nghĩ rằng việc "đối xử lạnh lùng" sẽ giúp trẻ nhận ra được vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, điều trẻ thực sự muốn nhận được không phải là sự thờ ơ, mà là những lời khuyên, hướng dẫn cụ thể để giải quyết những vấn đề đang gặp phải.
Thay vì nổi giận và phớt lờ, bố mẹ lắng nghe và chia sẻ những cách thức để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Nói với trẻ "nên làm gì" luôn mang lại sức mạnh và tác dụng tích cực hơn so với việc chỉ thể hiện sự thờ ơ và tức giận.
Hãy tạo ra một môi trường cho phép trẻ được thoải mái bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc. Từ đó, có thể cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp, thay vì chỉ đơn thuần là phớt lờ và tức giận khi trẻ không làm theo ý mình.
Bố mẹ không chỉ cung cấp cho con sự sung túc và một môi trường thoải mái, mà nên giúp con tìm ra ý thức về giá trị nội tâm và tình cảm.
Để trẻ có thêm tự tin, sức mạnh tiến về phía trước mà không sợ hãi, phấn đấu vì một tương lai tươi sáng cho chính mình.