Có 4 kiểu thông minh ở trẻ nhưng đôi khi khiến bố mẹ phiền lòng, cần được hướng dẫn đúng cách.
Những “thói quen xấu” của trẻ có thể là biểu hiện chỉ số IQ cao. Mặc dù bố mẹ lo lắng và bực bội, nhưng nhiều hành vi mà người lớn coi là không đúng mực thực ra có thể phản ánh sự sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy của trẻ.
Trẻ em có chỉ số IQ cao thường có xu hướng khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng, chẳng hạn, trẻ có thể hay hỏi "tại sao" và "cái gì" trong những tình huống mà người lớn cho là hiển nhiên.
Tuy nhiên, sự tò mò này có thể dẫn sự "khó chịu", có 4 kiểu thông minh ở trẻ nhưng đôi khi khiến bố mẹ phiền lòng.
4 “thói quen xấu” hàm ý rằng trẻ có chỉ số IQ cao
Thích nói chuyện
Trẻ nói nhiều thường có tính cách hướng ngoại, lạc quan và kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ tốt. Trẻ tự tin trong việc giao tiếp và có khả năng kết nối với bạn bè một cách dễ dàng. Trẻ thường là những người khởi xướng cuộc trò chuyện, tạo ra không khí vui vẻ và thân thiện trong lớp học.
Tuy nhiên, sự hoạt bát này cũng có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát. Chỉ là trẻ tạm thời không tự chủ tốt, không kiềm chế được muốn nói chuyện nên cứ huyên thuyên. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không chú ý vào bài giảng, làm mất tập trung.
Vì vậy, trẻ cần được hướng dẫn để hiểu rằng có những thời điểm thích hợp để giao tiếp và có những lúc cần phải lắng nghe.
Hầu hết trẻ nhỏ thích khám phá điều mới.
Hay ra lệnh
Một số trẻ luôn thích chỉ tay và ra lệnh cho người khác. Những đặc điểm này có vẻ ích kỷ và tự đề cao trong mắt một số người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trẻ thường có tính chủ động, khả năng lãnh đạo và tổ chức tốt. Chính những đặc điểm này có thể là nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng lãnh đạo trong tương lai.
Hơn nữa, trẻ có thể trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai, biết cách tạo động lực cho người khác và dẫn dắt hướng tới một mục tiêu chung.
Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ điều chỉnh cho phù hợp, lắng nghe ý kiến của người khác, bày tỏ lòng biết ơn...
Bịa chuyện
Nếu bố mẹ chú tâm những câu chuyện mà trẻ tưởng tượng, sẽ thấy rằng có nhiều ý tưởng táo bạo. Ví dụ: “Con ngựa vừa chạy vừa bay lên trời”, “Một ngôi nhà được xây trên mây trắng”,...
Trong trường hợp này, bố mẹ không nên cắt ngang suy nghĩ, ý tưởng của trẻ.
Trên thực tế, trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú, năng khiếu trở thành nhà văn trong tương lai.
Nhiều trẻ có trí tưởng tượng tốt.
Năng động
Một số phụ huynh cho biết, con mình luôn thích di chuyển, quá hiếu động.
Để giải quyết tình trạng này, trước tiên bố mẹ phải tìm hiểu xem trẻ có xu hướng tăng động (ADHD) hay không.
Năng động trước hết liên quan đến tính khí của trẻ. Một số trẻ năng động, có tính tò mò mạnh mẽ về nhiều thứ và dễ bị thu hút bởi những điều mới mẻ hoặc môi trường bên ngoài.
Trẻ thường khao khát kiến thức, dễ tiếp thu những cái mới, có khả năng thực hành và tư duy tốt.
Theo đặc điểm trên, bố mẹ nên hướng dẫn thế nào giúp con phát triển đúng cách?
Kích thích khả năng sáng tạo
Điểm mạnh về năng lực của trẻ không chỉ được thể hiện qua chất lượng điểm số. Bởi khả năng đổi mới cũng rất quan trọng. Điều này cải thiện khả năng tư duy, trí não năng động hơn và linh hoạt hơn trong việc giải quyết các vấn đề.
Trẻ em có khả năng đổi mới thường có xu hướng tìm kiếm cách tiếp cận khác biệt để vượt qua thử thách.
Vì vậy, bố mẹ nên quan tâm đến việc nuôi dưỡng năng lực đổi mới. Một trong những cách hiệu quả là hướng dẫn trẻ tiếp xúc trò chơi thông minh, phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tạo ra những cơ hội cho trẻ tự học cách tự làm mọi việc và tự suy nghĩ. Những hoạt động làm vườn, nấu ăn hay thí nghiệm khoa học đơn giản, sẽ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách trực tiếp và sinh động.
Kích thích khả năng sáng tạo.
Hãy tin tưởng trẻ nhiều hơn
Mỗi đứa trẻ đều cần sự động viên, hỗ trợ từ bố mẹ để trưởng thành. Và thành công không thể tách rời khỏi lời khen ngợi, khẳng định của bố mẹ.
Muốn nuôi dưỡng trẻ có chỉ số IQ cao, hãy nuôi dưỡng sự tự tin và để trẻ nhận ra những thành tựu của chính mình. Theo cách này, trẻ có đầy đủ động lực để phấn đấu.
Thường xuyên tham gia thể thao
Tập thể dục có thể kích thích não tiết ra dopamine, cảm thấy vui vẻ hơn. Đồng thời, làm tăng tốc độ lưu thông máu lên não và cải thiện khả năng học tập của trẻ.
Theo kết quả khảo sát, sau một thời gian tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như chạy hoặc chơi bóng, lưu lượng máu ở vùng hải mã của những trẻ tham gia bài kiểm tra đã tăng 30%, khu vực này cũng chịu trách nhiệm cho việc học tập và trí nhớ của não.
Các cuộc kiểm tra đã chỉ ra rằng, trẻ tập thể dục thường xuyên học từ vựng mới trung bình nhanh hơn 20%. Vì vậy, hãy khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày.
Mỗi đứa trẻ đều cần sự động viên, hỗ trợ từ bố mẹ để trưởng thành.
Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng
Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, đặt nền tảng cho sự thành công trong tương lai.
Sáng tạo là quá trình tư duy giúp trẻ khám phá thế giới sâu sắc và phong phú hơn. Khi trẻ được khuyến khích để sáng tạo, phát triển khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó tìm ra những giải pháp độc đáo và hiệu quả.
Sáng tạo là nội dung cốt lõi của trí tuệ và là "viên đá vàng" để nâng cao trí thông minh. Trẻ có khả năng sáng tạo tốt thường đạt được bước nhảy vọt về trí tuệ.
Khi trẻ tham gia vào các hoạt động vẽ tranh, làm thủ công, hoặc thí nghiệm khoa học, đang rèn luyện khả năng tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề.