Chuyên gia nói: Quá khắt khe không phải là yêu con mà cản trở con đường trẻ thành công

Thi Thi - Ngày 19/06/2024 12:00 PM (GMT+7)

Thực tế, sự sáng tạo không chỉ là lĩnh vực độc quyền của các nghệ sĩ hay nhà thiết kế, mọi đứa trẻ đều có khả năng này.

Bố mẹ nào cũng hy vọng con mình có thể có khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng tốt nhưng thực tế thường không như ý. Nhiều em bé thường luôn lặp lại một khuôn mẫu giống nhau khi chơi với các trò chơi lắp ráp, ghép hình...., thiếu trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Nếu tình trạng này không được hướng dẫn, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Vậy, bố mẹ nên làm thế nào để giúp trẻ phá bỏ giới hạn này và kích thích khả năng sáng tạo? 

Chuyên gia nói: Quá khắt khe không phải là yêu con mà cản trở con đường trẻ thành công - 1

Không khí gia đình: Động lực phía sau âm thầm tác động đến khả năng sáng tạo của trẻ

Đầu tiên, bố mẹ cần hiểu rằng sự sáng tạo không chỉ là lĩnh vực độc quyền của các nghệ sĩ hay nhà thiết kế. Trong xã hội hiện đại đang thay đổi nhanh chóng, sáng tạo đã trở thành năng lực cạnh tranh cốt lõi, có thể giúp trẻ thích ứng tốt hơn với tương lai, giải quyết vấn đề và thậm chí dẫn đầu sự đổi mới.

Những đứa trẻ thiếu sáng tạo có thể bất lực khi phải đối mặt với những vấn đề, thử thách mới, trong khi trẻ sáng tạo tốt lại có thể phản ứng linh hoạt và đưa ra những giải pháp mới lạ.

Những đứa trẻ thiếu sáng tạo đối mặt với những vấn đề, thử thách mới tốt hơn.

Những đứa trẻ thiếu sáng tạo đối mặt với những vấn đề, thử thách mới tốt hơn.

Môi trường gia đình căng thẳng, nghiêm khắc có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, ức chế khả năng sáng tạo. Ngược lại, bầu không khí gia đình hòa thuận, tự do, thoải mái có thể khuyến khích trẻ thoải mái vui chơi, dám thử sức, không sợ thất bại.

Trong nhiều gia đình, bố mẹ thường đóng vai trò mạnh mẽ và lên kế hoạch cho mọi việc cho con. Họ thậm chí còn có những quy định nghiêm ngặt về việc nên viết bài tập toán hay bài tập tiếng Việt trước. Trẻ em dưới kiểu giáo dục này rất dễ trở thành những “người máy”, mất đi ý tưởng và quan điểm của riêng mình, tư duy nghiêm túc và khả năng sáng tạo bị hạn chế.

Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng tránh những tình huống kỷ luật quá mức. Bởi trẻ thường có thể mang lại nhiều cảm hứng và sự trưởng thành hơn, điều này vượt xa những gì bố mẹ có thể dạy.

Bố mẹ nên học cách buông bỏ và cho con nhiều tự do, không gian hơn để kích thích khả năng sáng tạo và tinh thần khám phá.

Chuyên gia nói: Quá khắt khe không phải là yêu con mà cản trở con đường trẻ thành công - 3

Hãy nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của con, đây là điều nên làm

Sáng tạo là khả năng then chốt cho sự phát triển và thành công trong tương lai của trẻ. Để nuôi dưỡng khả năng này, bố mẹ có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau:

Tạo không khí gia đình thoải mái

Bố mẹ nên tạo ra một môi trường gia đình thoải mái, tự do và yêu thương. Bầu không khí như vậy khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc một cách thoải mái, không sợ bị chỉ trích hay chế giễu.

Khi trẻ nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời, bố mẹ nên phản hồi tích cực và hỗ trợ, cho trẻ biết rằng mọi ý tưởng đều đáng được tôn trọng và khám phá. Kiểu phản hồi tích cực này có thể kích thích sự nhiệt tình sáng tạo và sự tự tin của trẻ.

Bố mẹ nên tạo ra một môi trường gia đình thoải mái, tự do và yêu thương.

Bố mẹ nên tạo ra một môi trường gia đình thoải mái, tự do và yêu thương.

Cung cấp trải nghiệm đa dạng

Bố mẹ nên cung cấp cho con những trải nghiệm đa dạng để kích thích khả năng sáng tạo như đưa con đi tham quan các viện bảo tàng khoa học công nghệ, thư viện và những địa điểm khác, để làm phong phú thêm tầm nhìn và kiến ​​thức. Đồng thời, khuyến khích trẻ đọc thêm nhiều thể loại sách khác nhau và tiếp xúc với những nền văn hóa, tư tưởng khác nhau.

Ngoài ra, hướng dẫn trẻ đến gần với thiên nhiên và học cách quan sát, khám phá những vẻ đẹp trong cuộc sống. Những trải nghiệm này không chỉ mở rộng kiến ​​thức, mà còn mang đến cho trẻ nguồn cảm hứng sáng tạo không giới hạn.

Khuyến khích phát triển trí tưởng tượng

Trí tưởng tượng là nền tảng của sự sáng tạo. Bố mẹ có thể kích thích trí tưởng tượng của con bằng nhiều cách khác nhau như cùng nhau chơi trò chơi nhập vai, kể chuyện, vẽ tranh,..Những hoạt động này cho phép trẻ chơi tự do trong một thế giới mới, trải nghiệm các vai trò và tình huống khác nhau, từ đó nuôi dưỡng sự đồng cảm và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Đồng thời, bố mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ đặt câu hỏi “nếu như..” và kích thích trẻ tưởng tượng ra những khả năng, kết quả khác nhau.

Bố mẹ có thể kích thích trí tưởng tượng của con bằng cách kể chuyện, vẽ tranh,..

Bố mẹ có thể kích thích trí tưởng tượng của con bằng cách kể chuyện, vẽ tranh,..

Hướng dẫn hoạt động sáng tạo

Khi trẻ có trí tưởng tượng và ý tưởng sáng tạo phong phú, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ biến những ý tưởng này thành hoạt động sáng tạo thực tế.

Có thể cung cấp cho trẻ vô số vật liệu và công cụ, cho phép sáng tạo và vui chơi tự do. Ví dụ, cung cấp các khối lego và đồ chơi khác để trẻ tạo nên các tòa nhà hoặc khung cảnh theo trí tưởng tượng của mình, cung cấp các vật dụng để trẻ thực hiện các sản phẩm hoặc phát minh nhỏ,...

Chuyên gia nói: Quá khắt khe không phải là yêu con mà cản trở con đường trẻ thành công - 6

Hãy giúp khả năng sáng tạo của trẻ cất cánh

Mọi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng sáng tạo, chìa khóa nằm ở cách bố mẹ hướng dẫn và nuôi dưỡng. Bố mẹ hãy tôn trọng bản chất của con, chú ý đến sở thích và cung cấp sự hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết.

Bằng cách tạo ra bầu không khí gia đình tốt đẹp, cung cấp những trải nghiệm đa dạng, khuyến khích phát triển trí tưởng tượng và hướng dẫn các hoạt động sáng tạo, nhằm giúp trẻ duy trì trí tưởng tượng phong phú.

Thực tế, sáng tạo không chỉ là một kỹ năng mà còn là cách suy nghĩ và thái độ đối với cuộc sống. Bố mẹ hãy cùng nhau tạo ra một tương lai đầy sáng tạo và khả năng cho con em.

Chuyên gia nói: Quá khắt khe không phải là yêu con mà cản trở con đường trẻ thành công - 7

Chuyên gia nói: Quá khắt khe không phải là yêu con mà cản trở con đường trẻ thành công - 8

Ở trường không ai dám bắt nạt những đứa trẻ có 3 đặc điểm tính cách này
Trẻ có 3 đặc điểm tính cách này thường ít bị bắt nạt ở trường mẫu giáo.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm