Có 3 điểm khác biệt giữa đứa trẻ dễ khóc nhè và trẻ không hay khóc khi lớn lên

Thi Thi - Ngày 21/10/2023 18:19 PM (GMT+7)

Những đứa trẻ dễ khóc và trẻ ít rơi nước mắt khi lớn lên sẽ có 3 khác biệt, bố mẹ nên nhận biết sớm.

Trẻ khóc là một hành vi hoàn toàn bình thường, và quan điểm của các phụ huynh đối với việc này cũng khác nhau.

Một số bố mẹ có thể cho rằng, đứa trẻ hay khóc thường yếu đuối, vậy nên sẽ quát mắng và yêu cầu con dừng lại. Trong khi một số khác sẽ thể hiện sự hỗ trợ, cố gắng làm con cảm thấy thoải mái hơn khi khóc.

Thực tế, một đứa trẻ thích khóc không đồng nghĩa với việc con yếu đuối hay trẻ kiềm chế được nước mắt thì luôn mạnh mẽ. Bởi sự mạnh mẽ không chỉ dựa trên khả năng kiềm chế nước mắt, mà còn trên sự kiên nhẫn, quyết tâm và khả năng giải quyết vấn đề.

Sự khác biệt giữa một đứa trẻ hay khóc và trẻ kiềm chế nước mắt có thể nằm ở 3 điểm sau đây, bố mẹ nên biết.

Có 3 điểm khác biệt giữa đứa trẻ dễ khóc nhè và trẻ không hay khóc khi lớn lên - 2

Có 3 điểm khác biệt giữa đứa trẻ dễ khóc nhè và trẻ không hay khóc khi lớn lên - 3

Khác biệt về sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tâm lý và sự ổn định cảm xúc có một mối quan hệ quan trọng với nhau. Đối với những đứa trẻ luôn kìm nén tiếng khóc khi còn nhỏ, khi cảm xúc tiêu cực không được giải tỏa kịp thời và thường tích tụ, gây ảnh hưởng đến tâm lý về sau.

Tuy nhiên, những đứa trẻ hay khóc lại có một cơ hội khác. Hành động này giúp trẻ giải phóng cảm xúc tiêu cực, giảm sự tích tụ và tạo điều kiện phát triển tâm lý lành mạnh.

Việc cho phép trẻ khóc khi cần thiết có thể mang lại nhiều lợi ích. Trước tiên, khóc giúp trẻ thể hiện và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực như buồn, tức giận, sợ hãi hay cảm thấy bị bất công. Điều này giúp trẻ xây dựng khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, học cách đối phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Hơn nữa, việc khóc cũng là một hình thức giao tiếp quan trọng của trẻ. Khi trẻ khóc, người lớn thường dễ dàng nhận ra rằng trẻ đang cảm thấy không thoải mái, nên cần sự quan tâm và chăm sóc. Từ đó, tạo ra một môi trường tương tác tích cực giữa trẻ và người lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển tình cảm, niềm tin vào mối quan hệ gắn kết.

Những đứa trẻ hay khóc giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực tốt hơn.

Những đứa trẻ hay khóc giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực tốt hơn.

Ngược lại, những đứa trẻ không khóc thường dễ trở nên cáu kỉnh, trầm cảm do không có phương tiện tự giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Khi trẻ không được khóc ra, cảm xúc tiêu cực có thể tích tụ lâu ngày, tạo ra một áp lực không lành mạnh và gây ra sự bất ổn tinh thần.

Thay vì giải tỏa và xử lý cảm xúc một cách tự nhiên, những đứa trẻ không khóc thường phải tìm các cách khác, có thể trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, khó thể hiện cảm xúc, hay phát triển các hành vi không lành mạnh như cự tuyệt, giận dữ hoặc sự cô đơn. 

Có 3 điểm khác biệt giữa đứa trẻ dễ khóc nhè và trẻ không hay khóc khi lớn lên - 5

Khác biệt trong cách tư duy và nhận thức cá nhân

Những đứa trẻ hay khóc thường được bố mẹ đối xử nhẹ nhàng hơn. Do đó, trẻ thường có niềm tin sâu sắc vào cảm xúc của mình. Trẻ hiểu bố mẹ thường nhạy cảm và quan tâm đến những nhu cầu cảm xúc của mình. Điều này giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận và yêu thương.

Trẻ có khả năng nhìn nhận các mối quan hệ tình cảm với thái độ tích cực, dễ tìm thấy sự lạc quan trong thế giới xung quanh. Khi trẻ được khuyến khích khóc và được người lớn đối xử nhẹ nhàng, sẽ tạo nền tảng tích cực để phát triển lòng tự trọng, hay sự tự tin trong quan hệ xã hội.

Suy nghĩ và nhận thức của những đứa trẻ này thường có xu hướng tích cực, khả năng đặt ra những ý tưởng khác biệt. Việc được trải nghiệm và thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo, khả năng nhìn nhận các vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. 

Ngược lại, trong những trường hợp trẻ cần giải tỏa cảm xúc, nhưng phải cố gắng kìm nén, lâu dần trẻ thường giữ kín mọi bất bình, bất mãn và cảm xúc tiêu cực trong lòng.

Trẻ khó nhận ra giá trị và ý nghĩa của cảm xúc, có thể mất niềm tin vào khả năng tự biểu đạt và xử lý cảm xúc. Kết quả là tư duy và nhận thức của trẻ khác biệt so với những người khác, thường đề ra những ý tưởng kỳ lạ và khó hiểu đối.

Những đứa trẻ hay khóc thường được bố mẹ đối xử nhẹ nhàng hơn.

Những đứa trẻ hay khóc thường được bố mẹ đối xử nhẹ nhàng hơn.

Có 3 điểm khác biệt giữa đứa trẻ dễ khóc nhè và trẻ không hay khóc khi lớn lên - 7

Có khoảng cách về sự nhạy cảm bên trong và sự tự tin

Những đứa trẻ thường không biết khóc có khả năng tiêu hao nội tâm lớn, điều này khiến tâm lý của trẻ trở nên cực kỳ, nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói và hành vi, gây ra hiểu lầm. 

Việc không thể khóc để giải tỏa cảm xúc, có thể dẫn đến sự tích tụ chồng chất của những căng thẳng trong lòng trẻ, khiến cho tâm lý của trẻ trở nên áp lực và không ổn định. Hơn nữa, những đứa trẻ này thường thiếu tự tin, trở nên nhút nhát, e dè khi, sợ mắc phải lỗi nhỏ nhặt.

Trái lại, những đứa trẻ có khóc thoải mái khi còn nhỏ thường có động lực mạnh mẽ trong mọi việc, vì trẻ không bị ảnh hưởng bởi việc kìm nén cảm xúc.

Do đó, khi gặp vấn đề, trẻ thường không tập trung vào việc thất bại, mà tìm cách khắc phục vấn đề.

Khóc là một hành vi sinh lý bình thường của trẻ, có thể làm giảm cảm xúc và duy trì một môi trường tâm lý lành mạnh. Đồng thời cũng giúp rèn luyện tính cách, hoàn thiện nhân cách, xây dựng sự tự tin. Đó là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Điều đáng lưu ý là việc cho phép trẻ khóc không có nghĩa là bố mẹ nên khuyến khích trẻ khóc mọi lúc mọi nơi. Quan trọng hơn, bố mẹ cần tạo ra một môi trường an toàn, hỗ trợ để trẻ biết cách tự điều chỉnh cảm xúc, tìm cách khắc phục vấn đề mà không chỉ dựa vào việc khóc.

Vì vậy, nếu trẻ khóc, hãy đồng hành một cách nhẹ nhàng, để trẻ giải tỏa nỗi buồn trong tâm hồn. Bằng cách này, trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi tâm lý tiêu cực, có thể phát triển khỏe mạnh hơn.

Việc không thể khóc để giải tỏa cảm xúc, có thể dẫn đến sự tích tụ chồng chất của những căng thẳng trong lòng trẻ.

Việc không thể khóc để giải tỏa cảm xúc, có thể dẫn đến sự tích tụ chồng chất của những căng thẳng trong lòng trẻ.

Trẻ khóc khi gặp người lạ, không phải điềm xui rủi mà chứng tỏ trí não phát triển
Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề vì sao trẻ khóc khi gặp người lạ và cách giúp bé vượt qua nỗi sợ...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con