Trẻ khóc khi gặp người lạ, không phải điềm xui rủi mà chứng tỏ trí não phát triển

Hạ Mây - Ngày 24/08/2021 11:03 AM (GMT+7)

Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề vì sao trẻ khóc khi gặp người lạ và cách giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi.

Sau khi trẻ chào đời, các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ nhận thấy ở trẻ có nhiều hành vi đặc biệt, ví dụ như một số trẻ sơ sinh đột khóc khi nhìn thấy ai đó. 

Rõ ràng, xét về sự phát triển nhận thức của trẻ, lúc này trẻ chưa có khả năng phân biệt điều tốt xấu, điều thiện và điều ác trong giai đoạn sơ sinh, vậy những yếu tố nào liên quan đến việc trẻ sơ sinh thường khóc khi gặp ai đó, điều này là phản ứng bản năng hay trẻ thực sự sợ hãi như người xưa vẫn nói?

Chị Mẹ Zhang Shun là một người mẹ trẻ, hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Trung Quốc, chị có một bé trai khoảng 6 tháng tuổi, sau khi sinh con vì sức khỏe không tốt nên chị Zhang Shun đã nhờ bà nội đến nhà chăm sóc cháu, nhưng không ngờ cậu bé đã khóc òa khi nhìn thấy bà nội.

Điều này khiến cho mẹ chồng chị Zhang Shun không vui, theo quan điểm của mẹ chồng cô Zhang Shun, những đứa trẻ khóc khi thấy người lạ là do trước đó trẻ sợ hãi nên mới có biểu hiện kích động như vậy. Vì vậy, bà đã trách con dâu không chăm sóc cháu nội chu đáo.

Trẻ sợ người lạ hay trẻ nhút nhát thiếu tự tin khi gặp người lạ là tình trạng thường gặp ở trẻ em hiện nay bắt đầu từ khi trẻ 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này trở đi, trẻ bắt đầu nhận thức được những người quen thuộc hay chăm sóc bé hàng ngày và những người lạ nên bắt đầu nảy sinh cảm giác sợ những người lạ chưa bao giờ nhìn thấy.

Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề vì sao trẻ khi gặp người lạ và cách giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi.

Trẻ khóc khi gặp người lạ, không phải điềm xui rủi mà chứng tỏ trí não phát triển - 2

Tại sao trẻ sơ sinh khóc khi nhìn thấy người lạ?

Khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh tuy còn hạn chế nhưng lại rất nhạy cảm với mùi, vì vậy nếu ngửi thấy mùi của người khác đặc biệt trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy khó chịu và có thể quấy khóc. Ví dụ như mùi thuốc bắc, nước hoa, mùi mồ hôi,… những thứ này có thể kích thích vào dây thần kinh khứu giác nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Mặc dù tầm nhìn của trẻ sơ sinh còn rất hạn chế nhưng ở một mức độ nhất định trẻ đã quen thuộc với năm giác quan của cha mẹ. Nếu các đặc điểm trên khuôn mặt của người lạ mà trẻ nhìn thấy khác với cha mẹ của mình, thì điều này cũng có thể khiến trẻ có phản ứng lo lắng.

Trẻ sơ sinh cũng sẽ có nhận thức rõ ràng về cao độ của giọng nói, ví dụ như nếu ai đó trong phòng nói to thì điều này có thể khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu. Vì vậy, nếu người kia thường nói với âm vực cao thì điều này có thể gây ra cho trẻ phản ứng sợ hãi, khiến trẻ dễ khóc hơn. 

Khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh tuy còn hạn chế nhưng lại rất nhạy cảm với mùi, vì vậy nếu ngửi thấy mùi của người khác đặc biệt trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy khó chịu và có thể quấy khóc.

Khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh tuy còn hạn chế nhưng lại rất nhạy cảm với mùi, vì vậy nếu ngửi thấy mùi của người khác đặc biệt trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy khó chịu và có thể quấy khóc. 

Khi ai đó bế trẻ sơ sinh, âm thanh sẽ gần tai trẻ sơ sinh hơn, điều này cũng khiến nỗi sợ hãi của trẻ bị đẩy lên đỉnh điểm. Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác cũng khiến trẻ thường sợ người lạ là do trẻ ít được tiếp xúc với người lạ, không gian sống, vui chơi hạn hẹp trong gia đình.

Theo các chuyên gia, mức độ khủng hoảng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường giáo dục. Nếu cha mẹ không có phương pháp giáo dục sớm sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu cha mẹ giáo dục tốt, cải thiện các kỹ năng sống và hoàn thiện về mặt ngôn ngữ sẽ giúp trẻ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc biểu hiện cảm xúc.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, sở dĩ trẻ trở nên bướng bỉnh, “khó tính” trong giai đoạn này, nguyên nhân chủ yếu do ở giai đoạn này, trẻ đã hình thành nên kỹ năng xử lý hành động, kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ cũng thích bắt chước những hành động của người lớn và muốn mình như người lớn.

Tuy nhiên, về mặt ngôn ngữ, trẻ chưa tích lũy đủ ngôn ngữ để biểu đạt điều minh mong muốn dẫn tới xung đột với cha mẹ hoặc người quen, người lạ. Vì vậy, trẻ thường tỏ ra khó chịu, cáu gắt, quấy khóc.

Trẻ khóc khi gặp người lạ, không phải điềm xui rủi mà chứng tỏ trí não phát triển - 4

Trẻ khóc khi nhìn thấy người lạ, cha mẹ nên phản ứng như thế nào để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ?

Trẻ khóc khi gặp người lạ, không phải điềm xui rủi mà chứng tỏ trí não phát triển - 5

Không bắt ép bé để cho người khác bế

Mẹ nên chú ý đến cảm giác của bé khi đưa bé cho người lạ bế, nếu bé quay mặt đi và bắt đầu mếu máo thì mẹ nên dừng lại.

Nếu mẹ vẫn cố tiếp tục để thử lòng dũng cảm của bé thì việc này rất đáng sợ đối với bé, bởi bé vốn đang rất sợ hãi, cha mẹ lại bắt ép bé rời khỏi “vòng tay an toàn”, bé sẽ càng hoảng sợ hơn, từ đó bé sẽ cảm thấy sợ người lạ hơn.

Nếu bé có phản ứng khóc khi nhìn thấy ai đó, cha mẹ không được ép bé quá mức, nếu cha mẹ vẫn mù quáng ép bé gần mặt nhau với người lạ, điều này có thể làm trầm trọng thêm tâm lý lo lắng của trẻ sơ sinh, nghiêm trọng hơn có thể khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ bóng tối, sự miễn cưỡng của cha mẹ có thể làm gia tăng nỗi sợ hãi trong lòng đứa trẻ.

Cha mẹ nên chú ý, không bắt ép bé để cho người khác bế nếu bé quấy khóc.

Cha mẹ nên chú ý, không bắt ép bé để cho người khác bế nếu bé quấy khóc.

Vỗ về, an ủi để bé lấy lại bình tĩnh

Sau khi trẻ có phản ứng quấy khóc, cha mẹ nên an ủi trẻ kịp thời, chỉ có như vậy mới có thể giúp trẻ thoát khỏi cảm xúc khó chịu và cho trẻ cảm giác an toàn hơn. Hãy ôm trẻ vào lòng và nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng trẻ, điều này có thể giúp trẻ bình tĩnh và giảm bớt cảm giác sợ hãi. 

Sự thoải mái của cha mẹ có thể cung cấp cho bé can đảm để thích nghi với sự kích thích của môi trường mới, đồng thời xoa dịu nỗi lo lắng bên trong của trẻ.

Chuyển hướng sự chú ý của bé

Khi trẻ quấy khóc, cha mẹ cũng có thể chuyển hướng sự chú ý giúp trẻ sang người khác. Ví dụ, cha mẹ có thể đưa cho bé những món đồ chơi vui nhộn, đồ chơi mà trẻ thích, đối với những trẻ có sự nhạy cảm cao, phương pháp đánh lạc hướng sự chú ý này sẽ hiệu quả hơn.

Nói chuyện với bạn bè hoặc người thân về cách tiếp cận với trẻ

Cha mẹ hãy nói chuyện với bạn bè hoặc người thân của mình về cách tiếp cận với bé, cần có một khoảng thời gian làm quen, từ từ, thận trọng, nhẹ nhàng hoặc dụ dỗ bé bằng một món đồ chơi.

Hãy kiên nhẫn với bé, đừng ép bé theo người lạ cho dù điều đó tốt cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mắng bé nếu bé khóc lóc hoặc bám chặt vào mình.

Sau khi trẻ có phản ứng quấy khóc, cha mẹ nên an ủi trẻ kịp thời, chỉ có như vậy mới có thể giúp trẻ thoát khỏi cảm xúc khó chịu và cho trẻ cảm giác an toàn hơn.

Sau khi trẻ có phản ứng quấy khóc, cha mẹ nên an ủi trẻ kịp thời, chỉ có như vậy mới có thể giúp trẻ thoát khỏi cảm xúc khó chịu và cho trẻ cảm giác an toàn hơn.

Để bé từ từ làm quen và giao tiếp với người lạ

Nếu cha mẹ có hoạt động gì đó cùng bạn bè, hãy cố gắng tổ chức tại nhà riêng của mình  thay vì một nơi nào khác. Phản ứng của em bé với người lạ sẽ dễ chịu hơn khi ở một địa điểm quen thuộc.

Khi đến một địa điểm mới, cha mẹ đừng đưa bé cho một người lạ. Hãy ôm bé một lúc và để bé cảm nhận vòng tay cha mẹ là một nơi trú ẩn an toàn.

Khi bế bé trên tay và nói chuyện với bé thì người lạ kia sẽ đứng cạnh đó, góp phần vào câu chuyện. Sau đó, thử đưa bé cho người kia một lát và đứng gần đó. Cuối cùng, thử rời khỏi phòng trong vài phút xem mọi chuyện tiến triển như thế nào.

Nếu bé khóc, hãy thử lại gần bé. Như vậy bé sẽ cảm thấy an tâm rằng dù bạn không ở bên cạnh bé nhưng mẹ sẽ nhanh chóng quay lại.

Tổ chức những buổi vui chơi

Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể tổ chức những buổi vui chơi cho bé cùng với trẻ con trong xóm, trong khu tập thể hoặc khu phố. Lúc đầu, trẻ thật khó có thể hòa nhập với nhau, có thể tranh giành nhau đồ chơi thậm chí cắn và đánh nhau, nhưng chính vì vậy mà trẻ mới có cơ hội tiếp xúc với những người bạn khác, làm giảm chứng sợ người lạ của bé.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên hướng dẫn bé những quy tắc xử sự trong cuộc sống. Điều đó đòi hỏi trước tiên, cha mẹ cần phải là một tấm gương về sự lịch sự, biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.

Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể tổ chức những buổi vui chơi cho bé cùng với trẻ con trong xóm, trong khu tập thể hoặc khu phố để giúp trẻ tăng sự tự tin và có thêm bạn mới.

Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể tổ chức những buổi vui chơi cho bé cùng với trẻ con trong xóm, trong khu tập thể hoặc khu phố để giúp trẻ tăng sự tự tin và có thêm bạn mới.

Không hề mê tín: Trẻ thông minh thường có 5 biểu hiện độc lạ này, ít ai biết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có những dấu hiệu này chứng tỏ bé rất thông minh.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con