Có nên cho trẻ nuôi thú cưng? Hiểu được lợi ích đằng sau mẹ sẽ có câu trả lời chính đáng

Thi Thi - Ngày 12/10/2024 15:00 PM (GMT+7)

Việc nuôi thú cưng có tác động đến phát triển cảm xúc, tính cách của trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh phản đối vì lo lắng việc nuôi thú cưng sẽ làm mất tập trung và ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ.

Trong khi đó, bố mẹ ủng hộ tin rằng việc nuôi thú cưng có thể nuôi dưỡng tình yêu thương và trách nhiệm, đó là điều tốt cho trẻ.

Trên thực tế, không có câu trả lời chuẩn mực nào cho việc có nên nuôi thú cưng hay không. Điều này phần lớn phụ thuộc vào quan điểm, điều kiện sống của mỗi gia đình.

Có nên cho trẻ nuôi thú cưng? Hiểu được lợi ích đằng sau mẹ sẽ có câu trả lời chính đáng - 1

Việc trẻ nuôi thú cưng mang đến lợi ích gì?

Phát triển cảm xúc 

Khi trẻ lớn lên, thú cưng có thể trở thành người bạn trung thành và thân thiết trong cuộc sống. Đối với những gia đình một con, thú cưng có thể lấp đầy khoảng trống giữa anh chị em, trở thành chỗ dựa tinh thần cho trẻ.

Thông qua việc tương tác với thú cưng, trẻ có cơ hội học cách quan sát và hiểu được cảm xúc, nhu cầu của những sinh vật nhỏ bé này.

Trẻ sẽ học cách đọc các tín hiệu từ thú cưng như tiếng kêu, cử chỉ hay biểu hiện trên khuôn mặt để có thể an ủi và chăm sóc chúng kịp thời.

Khi trẻ lớn lên, thú cưng có thể trở thành người bạn trung thành.

Khi trẻ lớn lên, thú cưng có thể trở thành người bạn trung thành.

Những trải nghiệm như vậy giúp trẻ phát triển sự đồng cảm, trang bị cho kỹ năng giao tiếp, từ việc lắng nghe đến việc thấu hiểu cảm xúc của người khác.

Tình bạn đồng hành ổn định do thú cưng mang lại có thể nâng cao sự an toàn về mặt cảm xúc của trẻ. Khi trẻ có một “người bạn đồng hành nhỏ” bên cạnh, cảm thấy bớt cô đơn và lo lắng hơn khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. 

Phát triển kỹ năng xã hội

Thú cưng sẽ trở thành cầu nối xã hội để trẻ có thêm nhiều người bạn tốt.

Nuôi thú cưng cho phép trẻ có cơ hội tiếp xúc với những "chủ nhân nhỏ" thú cưng khác và chơi đùa, từ đó mở rộng vòng tròn xã hội và học cách tương tác với người khác.

Nếu trẻ nuôi thú cưng, chắc chắn phải chăm sóc chúng, chơi đùa, cho chúng ăn và vệ sinh đều đặn hàng ngày. Theo thời gian, trẻ cũng học được cách hợp tác với các thành viên khác trong gia đình để chăm sóc thú cưng trong gia đình tốt hơn.

Mặc dù giao tiếp với thú cưng không giống như trò chuyện với con người, nhưng cũng dạy trẻ cách truyền đạt thông tin thông qua ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và biểu cảm.

Thú cưng sẽ trở thành cầu nối xã hội để trẻ có thêm nhiều người bạn tốt.

Thú cưng sẽ trở thành cầu nối xã hội để trẻ có thêm nhiều người bạn tốt.

Nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm 

Thú cưng có thể dạy trẻ chịu trách nhiệm.

Nuôi thú cưng đồng nghĩa với việc trẻ cần có trách nhiệm chăm sóc. Việc cho ăn, dọn dẹp, đi dạo, chơi đùa... trẻ cần được tham gia vào từng công việc hàng ngày, từ đó phát triển tinh thần trách nhiệm.

Việc chăm sóc thú cưng đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực, trẻ phải học cách cân bằng mối quan hệ giữa học, chơi và chăm sóc. Bằng cách này, khả năng quản lý thời gian hầu như được phát triển.

Nuôi thú cưng không phải là một công việc dễ dàng và cần có sự chăm sóc và đồng hành lâu dài. Trong quá trình làm quen với thú cưng, trẻ sẽ dần hiểu được sức nặng của sự cam kết và học cách chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Có nên cho trẻ nuôi thú cưng? Hiểu được lợi ích đằng sau mẹ sẽ có câu trả lời chính đáng - 4

Khi cho trẻ nuôi thú cưng bố mẹ cần chú ý những vấn đề gì?

Dường như việc nuôi thú cưng cũng là một điều rất tích cực cho sự trưởng thành của trẻ.

Tất nhiên, nên tuân thủ nguyên tắc “cái gì cũng có ưu và nhược điểm”, chúng ta không thể chỉ nhìn mặt tốt mà bỏ qua những vấn đề có thể xảy ra.

Để phát huy tối đa vai trò của việc “nuôi thú cưng” và vì sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên cân nhắc những khía cạnh sau:

Chọn thú cưng phù hợp

Điều thực sự quan trọng là chọn thú cưng phù hợp dựa trên độ tuổi, sở thích và môi trường sống của trẻ.

Đối với trẻ nhỏ, những vật nuôi ít cần chăm sóc như cá hoặc rùa có thể là lựa chọn tốt hơn.

Đối với trẻ lớn hơn, thỏ, mèo hoặc chó nhỏ có thể được ưa chuộng nhưng cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và sức lực hơn.

Trẻ nên hiểu về đặc tính của mỗi loài thú cưng.

Trẻ nên hiểu về đặc tính của mỗi loài thú cưng.

Hiểu rõ nhu cầu của thú cưng

Hãy cho trẻ hiểu trước nhu cầu của thú cưng, bởi chúng đều có những thói quen sinh hoạt cụ thể và cần được đối xử khác nhau. 

Khi nuôi mèo, trẻ cần dọn dẹp khay vệ sinh thường xuyên, vì mèo rất nhạy cảm với môi trường sống. Nếu khay vệ sinh không được giữ sạch sẽ, mèo có thể cảm thấy không thoải mái và từ chối sử dụng nó, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

Hơn nữa, trẻ cũng nên được hướng dẫn về cách tạo ra không gian sống thoải mái cho mèo, như việc chuẩn bị chỗ nằm êm ái và cung cấp đồ chơi để chúng giải trí.

Đối với chó, trẻ cần đi dạo và huấn luyện hàng ngày. Trẻ sẽ học được cách giao tiếp với chó thông qua các lệnh cơ bản, giúp chó hiểu và tuân theo. 

Chỉ khi hiểu được nhu cầu của thú cưng, bố mẹ sẽ giúp trẻ chăm sóc chúng tốt hơn. 

Phải có giáo dục an toàn

Thực tế, con vật dù ngoan ngoãn đến đâu cũng có một mặt “hung dữ”.

Cần thông báo trước cho trẻ: Khi vui chơi và tương tác với thú cưng phải đủ kiên nhẫn, không được thực hiện những động tác thô bạo, đột ngột để tránh khiến thú cưng sợ hãi.

Biết cách chăm sóc, vui chơi cùng nhau.

Biết cách chăm sóc, vui chơi cùng nhau.

Đồng thời, trẻ em phải được giáo dục cẩn thận: Thú cưng cũng là những cá thể độc lập. Chúng cũng cần có không gian riêng tư. Trẻ nên học cách tôn trọng và không làm phiền thú cưng đang nghỉ ngơi hoặc ăn uống.

Nếu có điều kiện, hãy tặng cho con trẻ một thú cưng để cuộc sống tuổi thơ thêm phong phú. Đối với trẻ em, thú cưng như là bạn cùng chơi, bạn đồng hành thân thiết trên con đường trưởng thành.

Có nên cho trẻ nuôi thú cưng? Hiểu được lợi ích đằng sau mẹ sẽ có câu trả lời chính đáng - 7

Bố mẹ có nên giữ quan niệm nuôi con để báo hiếu? Chuyên gia mách cách dạy trẻ sống biết ơn trọn vẹn
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đưa ra lời khuyên hữu ích, xoay quanh vấn đề có nên "Nuôi con để báo hiếu bố mẹ"?

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời