Con hư đừng quát mắng, hãy nghĩ tới “Hiệu ứng đuổi rắn”, làm theo trẻ vâng lời, một câu nghe ngay

Thi Thi - Ngày 19/03/2024 16:00 PM (GMT+7)

Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ nên hạn chế quát mắng, thay vào đó hãy áp dụng phương pháp "Hiệu ứng đuổi rắn", để giáo dục con hiệu quả hơn.

Chuyện kể về một người nông dân bị rắn độc cắn khi đang cắt cỏ trên đồng, người nông dân rất tức giận. Anh ta cầm liềm và đuổi theo con rắn một cách mạnh mẽ. Kết quả là trong quá trình truy đuổi, vết thương không được chữa trị kịp thời, nọc độc lan khắp cơ thể, cuối cùng người nông dân bị đầu độc và tử vong còn con rắn độc thì biến mất không một dấu vết.

Trong cuộc sống, nếu coi những sai lầm của trẻ như "rắn độc" thì nhiều phụ huynh cũng hành xử giống như người nông dân trong câu chuyện.

Bố mẹ vật lộn xử lý những sai lầm của con cái bằng mọi giá và thử mọi cách có thể để chứng minh cho con cái thấy rằng mình đúng, nhưng dần kiệt sức khi liên tục lôi kéo và đẩy mối quan hệ mối quan hệ trong gia đình thêm xa cách.

Nếu suy nghĩ kỹ, khi chúng ta đối xử với sai lầm của trẻ bằng thái đội nổi giận, đứa trẻ thường sẽ ghi nhớ nó sâu sắc hơn, dần tổn thương tâm lý. 

Có một câu nói: “Việc giáo dục trẻ cần có sự kiên trì, phải thích ứng với cảm xúc và nhịp điệu của trẻ. Nếu bố mẹ sử dụng sai phương hướng giáo dục, trẻ sẽ "đánh gục" chúng ta.

Những lời cãi vã, nổi loạn, phản kháng thầm lặng của trẻ là một cách thể hiện bản thân, che đậy sự tổn thương, bất lực của mình, đồng thời tìm kiếm sự quan tâm, thấu hiểu của bố mẹ.

Thay vì ngoan cố bắt trẻ phải là những con nhím “luôn sẵn sàng chiến đấu”, tốt hơn hết hãy cho trẻ sự chấp nhận và thấu hiểu hơn, cho trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm, tác động đến trẻ bằng tình yêu thương, thu phục trẻ bằng sức mạnh “nước tĩnh lặng chảy sâu”. Việc miếng trả miếng với con sẽ chỉ làm tổn thương cả hai bên. 

Các chuyên gia gợi ý bố mẹ có thể nhìn theo "Hiệu ứng đuổi rắn", để biết cách ứng xử hiệu quả hơn mỗi khi gặp các vấn đề với trẻ nhỏ. Thay vì mải mê "chạy theo" lỗi sai của con, bố mẹ nên thử 4 nguyên tắc sau đây

Con hư đừng quát mắng, hãy nghĩ tới “Hiệu ứng đuổi rắn”, làm theo trẻ vâng lời, một câu nghe ngay - 1

Khi trẻ mắc lỗi, đừng dùng những cảm xúc nhất thời làm tổn thương lòng tự trọng của con

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về vụ việc một cậu bé 14 tuổi nhảy lầu tự tử sau khi bị mẹ tát trước các bạn cùng lớp. Một cư dân mạng buồn bã để lại bình luận: "Người mẹ này chưa từng trải qua tuổi trẻ? Bà ấy cho rằng lòng tự trọng của con mình không có giá trị sao?"

Một cư dân mạng đã kể lại câu chuyện về thời thơ ấu của mình. Khi anh học cấp hai, có người đã làm rách cuốn sách của anh, nhưng không chịu xin lỗi và dùng nhiều từ ngữ khiêu khích. Anh tức giận và bắt đầu đánh nhau, cô giáo gọi bố mẹ hai bên đến. Khi người bố đến, ông không hề đánh hay quát mắng anh trước mặt mọi người mà thay vào đó ông cúi đầu chào người phụ huynh kia và đưa con về nhà.

Trên đường về nhà, anh thắc mắc hỏi bố tại sao vừa rồi không mắng mình. Người cha thở dài và nói: “Bố biết con ấm ức lắm, bố hiểu điều này. Nhưng mà người đàn ông thực sự không bao giờ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề mà phải chịu trách nhiệm khi làm sai".

Sau khi nghe những lời bố nói, anh đỏ mặt xấu hổ, từ đó không bao giờ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nữa.

Khi trẻ mắc lỗi, đừng dùng những cảm xúc nhất thời làm tổn thương lòng tự trọng của con.

Khi trẻ mắc lỗi, đừng dùng những cảm xúc nhất thời làm tổn thương lòng tự trọng của con.

Lòng tự trọng của trẻ là nền tảng và động lực để tự hoàn thiện mình, bằng cách bảo vệ nó sẽ giáo dục trẻ tốt hơn. Jane Nelson từng viết: "Cách tốt nhất để dạy dỗ trẻ vị thành niên là trước tiên hãy sát cánh với con bằng thái độ tử tế, kiên quyết và tôn trọng. Hãy để trẻ có được lòng tự trọng thông qua sự hỗ trợ được thấu hiểu."

Khi trẻ mắc lỗi, việc giáo dục bằng cảm xúc và chỉ trích sẽ không khiến con nhận ra lỗi lầm của mình, mà ngược lại sẽ làm tổn thương lòng tự trọng, khiến trẻ cảm thấy bố mẹ không yêu thương mình. Nhưng nếu bố mẹ giáo dục con bằng trái tim yêu thương, thấu hiểu và chấp nhận thì sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình.

Con hư đừng quát mắng, hãy nghĩ tới “Hiệu ứng đuổi rắn”, làm theo trẻ vâng lời, một câu nghe ngay - 3

Khi có mâu thuẫn, trước tiên hãy lắng nghe con

Anita Yuen rất nghiêm khắc với con trai mình. Chỉ cần cảm thấy không tốt, chị sẽ trực tiếp nói “Không”. Mỗi khi con làm sai điều gì, chị đều quát mắng mà không giải thích. Kết quả là, cậu con trai ngày càng nổi loạn, gần như ngừng nói chuyện với mẹ.

Lúc này, chị bắt đầu nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Vị chuyên gia cho biết, nếu muốn thay đổi tình trạng này, trước tiên người mẹ phải học cách lắng nghe con mình.

Sau đó, chị dần thay đổi thái độ, bất kể làm gì để hỏi con trai xem có thích hay không và nghĩ gì. Một thời gian sau, mối quan hệ trong gia đình dần dễ chịu, cậu con trai cũng mở lòng trò chuyện nhiều hơn với mẹ. Sự thù địch của con trai đối với mẹ biến mất, mối quan hệ giữa hai mẹ con ngày càng hòa hợp.

Bố mẹ lắng nghe con thay vì lạnh nhạt với con cái.

Bố mẹ lắng nghe con thay vì lạnh nhạt với con cái.

Như Hawthorne Effect nói: Khi một đứa trẻ nhận ra rằng mình thực sự đang được chú ý, con sẽ cố gắng thay đổi một số hành vi tốt hơn.

Đằng sau hành vi xấu của mỗi đứa trẻ đều có mục đích. Vì vậy, nếu bố mẹ lắng nghe con, có thể tìm ra nguyên nhân đằng sau và giáo dục con có mục tiêu hơn. Bởi mọi đứa trẻ đều mong muốn được bố mẹ quan tâm và thấu hiểu. Khi bố mẹ đáp ứng được nhu cầu tình cảm, trẻ sẽ có động lực phát triển theo mong đợi.

Con hư đừng quát mắng, hãy nghĩ tới “Hiệu ứng đuổi rắn”, làm theo trẻ vâng lời, một câu nghe ngay - 5

Khi không thể giải thích, hãy ngừng quát mắng 

Đôi khi, trẻ có thể từ chối chấp nhận lời yêu cầu, nhiều phụ huynh có xu hướng quát mắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ nên hạn chế chỉ trích, thay vào đó hãy để trẻ học cách tự chịu trách nhiệm cho những vấn đề của mình. 

Ví dụ:

Nếu trẻ không muốn ăn sáng, hãy để con nếm trải cảm giác đói trong giờ ra chơi.

Trời lạnh và trẻ không muốn mặc quần dài, nên hãy để trẻ nếm trải cái lạnh.

Nếu trẻ không muốn dậy khỏi giường hoặc làm bài tập sau giờ học, hãy để con nếm trải cảm giác bị giáo viên trách phạt.

Nếu trẻ nóng nảy và thiếu tôn trọng người khác, hãy để con nếm trải cảm giác bị la mắng.

Đây cũng là điều mà Rousseau gọi là “Quy luật về hậu quả tự nhiên”. Chỉ bằng cách cho phép trẻ em trải nghiệm và gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành động của mình, trẻ mới có được bài học từ những hành động đó và học cách điều chỉnh hành vi, nhịp điệu cho phù hợp.

Bố mẹ nên hạn chế chỉ trích, thay vào đó hãy để trẻ tự chịu trách nhiệm cho những vấn đề của mình.

Bố mẹ nên hạn chế chỉ trích, thay vào đó hãy để trẻ tự chịu trách nhiệm cho những vấn đề của mình.

Con hư đừng quát mắng, hãy nghĩ tới “Hiệu ứng đuổi rắn”, làm theo trẻ vâng lời, một câu nghe ngay - 7

Học cách xin lỗi con khi nhận thấy mình đã làm sai điều gì đó

Về việc xin lỗi con, nhiều bậc bố mẹ cảm thấy:

“Tôi là người lớn, dù có làm sai điều gì cũng không sao" hay "Nếu tôi xin lỗi con mình, sau này tôi sẽ không có vị thế gì trong gia đình này nữa".

Balzac từng nói: "Trẻ em nhạy cảm trước lỗi lầm của bố mẹ, và trẻ biết rất rõ liệu người khác có yêu thương mình hay không". Vì vậy, nếu bố mẹ tôn trọng mình thì trẻ sẽ đối xử lại theo cách tương tự.

Khi bố mẹ dám xin lỗi, điều đó có thể tạo ra một tác động tích cực đến sự phát triển trí não của trẻ.

Trẻ cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng từ phía, từ đó khuyến khích sự chia sẻ, thẳng thắn và sẵn lòng học hỏi. Đồng thời, trẻ cảm thấy được coi trọng và được chấp nhận với tất cả những cảm xúc.

Gia đình là nơi trẻ học cách yêu bản thân và người khác.

Gia đình là nơi trẻ học cách yêu bản thân và người khác.

“Hiệu ứng đuổi rắn” cho chúng ta thấy:

Gia đình là nơi gieo mầm cho mọi điều, nơi trẻ học cách yêu bản thân và người khác, cũng như cách giải quyết tranh chấp và cách quan tâm đến thế giới xung quanh.

Nhà không phải là chiến trường nơi chúng ta thắng hay thua. Thay vì khiến mối quan hệ trong gia đình thêm xa cách, tốt hơn hết bố mẹ nên dành cho con sự tôn trọng, thấu hiểu, chấp nhận và mềm mỏng hơn để hướng dẫn trẻ phát triển bản thân. 

Con hư đừng quát mắng, hãy nghĩ tới “Hiệu ứng đuổi rắn”, làm theo trẻ vâng lời, một câu nghe ngay - 9

Dạy con theo Hiệu ứng chuột đói, đứa trẻ lớn lên sẽ có một cuộc sống viên mãn không ngờ
Một thí nghiệm đơn giản nhưng cho thấy hoàn cảnh sống khác nhau sẽ làm nên cuộc đời khác biệt ở trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời