Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là "báo động" cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con

Kiều Trang - Ngày 27/04/2024 12:04 PM (GMT+7)

Tức giận thường xuyên là loại cảm xúc có hại đối với quá trình phát triển tâm lý, tính cách của trẻ.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhiều người thường có thể nghe thấy một số bậc bố mẹ phàn nàn về tính khí thất thường của con cái họ. Đặc biệt ở những nơi công cộng, không ít phụ huynh cảm thấy xấu hổ khi con mình đột nhiên nổi nóng.

Cũng vì điều này mà bố mẹ còn lầm tưởng rằng những cơn giận dữ của đứa trẻ là hành vi bất thường, và cần phải nghiêm khắc sửa chữa, trừng phạt. Nhưng ít ai biết rằng, cách tiếp cận này thường chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an hơn và các vấn đề về cảm xúc của con cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên thực tế, những cơn giận dữ tưởng chừng như vô lý này thực ra lại là những biểu hiện bình thường trong quá trình trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, do hạn chế về ngôn ngữ và kỹ năng xã hội, trẻ thường không thể bày tỏ chính xác nhu cầu, cảm xúc của mình mà chỉ có thể thu hút sự chú ý của bố mẹ thông qua cách mất bình tĩnh trực quan.

Rebecca Hershberg, một nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ, đã viết trong cuốn sách "Xóa bỏ tính nóng nảy" rằng, trẻ em bắt đầu hình thành sự mất bình tĩnh khi được khoảng 18 tháng tuổi và mức độ giận dữ của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Khi trẻ được 4 hoặc 5 tuổi, theo thời gian, tần suất và mức độ nghiêm trọng của những cơn giận dữ của trẻ sẽ giảm dần.

Nói chung, những cơn giận dữ của trẻ là bình thường, nhưng nếu bố phát hiện con có 5 biểu hiện nguy hiểm này thì cần cảnh giác và đặc biệt chú ý. 

Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là amp;#34;báo độngamp;#34; cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con - 1

Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là amp;#34;báo độngamp;#34; cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con - 2

Đánh người, ngược đãi đồ vật

Các nhà tâm lý học như Lorenz tin rằng, sự hung hãn hay xung đột là một phần trong đời sống của động vật và con người.

Trẻ từ 1-5 tuổi đang trong giai đoạn tò mò, khám phá thế giới. Ở giai đoạn này, trẻ thường thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Vì vậy, thỉnh thoảng trẻ sẽ có hành vi đánh người khác, có thể con đang cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người hoặc bày tỏ sự không hài lòng. Đây là những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, nếu hành vi đánh người hoặc động vật, tức việc sử dụng bạo lực của trẻ trở nên quá thường xuyên thì người lớn cần phải can thiệp kịp thời để điều chỉnh cho con trẻ.

Những hành vi này có thể nhằm mục đích gửi tín hiệu là trẻ cần được giúp đỡ, và hướng dẫn nhiều hơn để học cách thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình một cách chính xác, phù hợp.

Có những đứa trẻ khi tức giận sẽ không kiểm soát được hành vi của mình mà sử dụng bạo lực lên người khác.

Có những đứa trẻ khi tức giận sẽ không kiểm soát được hành vi của mình mà sử dụng bạo lực lên người khác.

Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là amp;#34;báo độngamp;#34; cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con - 4

Tự làm hại bản thân

Các chuyên gia tâm lý trẻ em đã phát hiện ra rằng, trẻ em thực sự rất thông minh sau một thời gian dài quan sát và thử nghiệm. Trẻ biết lý do tại sao bản thân làm điều gì đó, và hiểu lý do đằng sau mỗi hành động của mình.

Tức là trẻ không làm việc gì một cách tùy tiện mà sẽ đều có những suy nghĩ, lý do riêng. Ví dụ, trẻ mới tập đi và mới mọc răng đôi khi sẽ đập đầu vào tường, tự véo mình hoặc đánh vào người vì cảm thấy khó chịu về tinh thần hoặc thể chất.

Sở dĩ trẻ làm như vậy thường là vì muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ, để có thể nhanh chóng nhận được sự chăm sóc từ họ. Nhưng nếu đứa trẻ luôn thể hiện nhiều hành vi tự làm tổn thương bản thân nghiêm trọng thì bố mẹ tuyệt đối đừng chủ quan.

Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là amp;#34;báo độngamp;#34; cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con - 5

Tần xuất nổi giận cao

Một nghiên cứu trên 1490 trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi, giới tính và hoàn cảnh xã hội khác nhau cho thấy: 87,3% trẻ nổi cơn thịnh nộ mất kiểm soát, nhưng chỉ có khoảng 10% trẻ thường xuyên nổi giận hàng ngày.

Vậy làm thế nào để xác định hành vi giận dữ của trẻ là bình thường hay thường xuyên?

Nhà tâm lý học Rebecca Hershberg đưa ra các tiêu chí sau:

- Trong một tháng cuộc sống sinh hoạt gia đình, trẻ có 10-20 cơn giận dữ vào những ngày khác nhau;

- Nổi cáu ít nhất 5 lần một ngày, liên tục trong nhiều ngày ở trường, ở nhà, ở bên ngoài;

Bố mẹ dựa vào hai điểm trên, có thể đánh giá xem hành vi giận dữ của con mình ở mức bình thường hay thường xuyên? Nếu kết quả xảy ra thường xuyên thì bố mẹ cần xem xét điều chỉnh cho trẻ càng sớm càng tốt.

Trẻ tức giận thường xuyên là có vấn đề.

Trẻ tức giận thường xuyên là có vấn đề.

Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là amp;#34;báo độngamp;#34; cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con - 7

Thời gian nổi giận kéo dài

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tính khí thất thường của trẻ thường kéo dài từ 30 giây đến 5 phút, và trẻ từ 18 tháng đến 5 tuổi thường có hành vi sử dụng bạo lực khi mất bình tĩnh, nóng giận. Thời gian trung bình là 3 phút, và 75% trẻ em mất bình tĩnh trong khoảng thời gian từ 90 giây đến 5 phút.

Vì vậy, nếu nhận thấy thời lượng mỗi cơn giận dữ của trẻ vượt quá khoảng trên thì bố mẹ cần lưu ý, can thiệp trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Sở dĩ bố mẹ được nhắc nhở làm điều này là vì khi trẻ đang khó chịu, do ảnh hưởng của các yếu tố như trạng thái tâm lý, sự tập trung, cảm xúc sẽ vô thức kéo dài. Vậy nên nếu không tìm cách xoa dịu thì cơ thể trẻ sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ theo hướng tiêu cực, bởi sự tồn đọng quá lâu của những cảm xúc không lành mạnh.

Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là amp;#34;báo độngamp;#34; cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con - 8

Không có khả năng tự xoa dịu

Tự xoa dịu là kỹ năng mà trẻ cần tiếp tục phát triển và học hỏi để giúp chính bản thân lấy lại sự ổn định về mặt cảm xúc. Là bố mẹ, mỗi người cần phải dạy con một số kỹ năng để tự xoa dịu những cảm xúc tiêu cực càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia tâm lý đã gợi ý một số phương pháp dưới đây giúp trẻ có thể điều chỉnh, và kiểm soát cảm xúc tốt hơn mỗi khi mất bình tĩnh:

- Phương pháp thở sâu

Trẻ hãy nhắm mắt và tưởng tượng một số khung cảnh yên bình như rừng, bãi biển, bầu trời, cây cối, hoa lá,... để giúp não bộ chuyển hướng sự chú ý và được thư giãn.

- Phương pháp biểu đạt cảm xúc

Bố mẹ khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi, tập cho trẻ suy nghĩ về nguyên nhân khiến trẻ mất bình tĩnh, và cho trẻ nhận thức được hậu quả có thể xảy ra do hành động của mình tạo nên trong tình huống này.

Hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói thay vì trút giận bằng cách khóc lóc hay ném đồ đạc. Khi bố mẹ có thể hiểu lý do, bố mẹ có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề tốt hơn.

- Phương pháp chuyển hướng sự chú ý

Khi trẻ mất bình tĩnh, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động mà trẻ yêu thích như vẽ tranh, âm nhạc, thể thao,...

Thông qua các hoạt động mà trẻ quan tâm, bố mẹ có thể giúp con chuyển hướng sự chú ý và giải phóng những cảm xúc tiêu cực, đồng thời cải thiện kỹ năng và sự tự tin của bản thân.

- Giao tiếp với bạn bè và gia đình

Người lớn có thể chủ động giao tiếp với trẻ, hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của trẻ cũng như đưa ra sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ nên khuyến khích trẻ giao tiếp với bạn bè để chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của nhau, từ đó giúp trẻ xây dựng mối quan hệ lành mạnh và giảm bớt căng thẳng tâm lý.

Trẻ cần học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn mỗi khi tức giận.

Trẻ cần học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn mỗi khi tức giận.

Trẻ nóng giận là bình thường nhưng thêm 5 biểu hiện này là amp;#34;báo độngamp;#34; cảnh giác kẻo chôn vùi tương lai con - 10

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học