Con trai liên tục nói lắp sau khi đi mẫu giáo về, mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân, chuyên gia chỉ cách cải thiện

Kiều Trang - Ngày 28/03/2023 09:00 AM (GMT+7)

Chuyên gia mách bố mẹ cách để giáo dục con tính bắt chước phù hợp, mang lại giá trị hữu ích cho quá trình phát triển của trẻ.

Tiểu Mặc 4 tuổi (sống cùng bố mẹ ở Thẩm Dương, TQ), bố mẹ cậu bé phát hiện gần đây cậu thường xuyên có biểu hiện nói lắp sau khi từ trường trở về nhà. Tình trạng này khiến bố mẹ Tiểu Mặc cảm thấy vô cùng hoang mang. Bởi vì thực ra ban đầu đứa trẻ không mắc chứng này.

Sau một thời gian quan sát và tìm hiểu nguyên nhân, bố mẹ cậu bé tá hỏa khi biết được sự thật là do ở trường mẫu giáo có bạn mắc chứng này. Tiểu Mặc cảm thấy thích thú và vì chưa đủ nhận thức về vấn đề nên cậu bé cũng bắt chước giống bạn, cuối cùng là sinh ra tật nói lắp. 

Con trai liên tục nói lắp sau khi đi mẫu giáo về, mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân, chuyên gia chỉ cách cải thiện - 2

Trẻ nhỏ có khả năng bắt chước rất nhanh những hành vi, lời nói của bạn bè xung quanh. (Ảnh minh họa Internet)

Trên thực tế, hành vi bắt chước của trẻ là một điều rất phổ biến, trong cuộc sống hay quá trình học tập của trẻ, hiện tượng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Sở dĩ, bắt chước là một kỹ năng học tập mà trẻ em "tự dạy mình", là một đặc điểm chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ. 

Nói chung có hai lý do để trẻ bắt chước, thứ nhất là hành vi bản năng bẩm sinh và thứ hai là hành vi có được. Nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ Albert Bandura cho biết, khả năng bắt chước của trẻ có ba chức năng: củng cố và thay đổi hành vi ban đầu; giải phóng và thể hiện hành vi tiềm ẩn; cuối cùng là học các hành vi mới. Hành vi bắt chước của trẻ em là tự học.

Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, trẻ sẽ bắt đầu trải nghiệm thế giới theo cách độc đáo của riêng mình. Đồng thời, trẻ cũng thành thạo các chuyển động lặp đi lặp lại thông qua học tập và bắt chước.

Trong gia đình, đứa trẻ chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ, trẻ sẽ bắt chước cách bố mẹ hành động, nói năng. Chẳng hạn khi mẹ đang nấu ăn và hát những bài hát một cách thoải mái và vui vẻ, đứa trẻ cũng sẽ làm những điều này với cùng một tâm trạng hệt nguyên như thế.

Trẻ em không chỉ bắt chước ngôn ngữ, hành động của bố mẹ, mà còn bắt chước trạng thái cảm xúc từ trái tim của bố mẹ. Nếu bố mẹ thường lấy sự thất vọng và đau buồn để làm một việc gì đó, thì trẻ cũng sẽ học cách coi những cảm xúc không phù hợp này là một phần tính cách của mình.

Vì vậy, trước khi trẻ đến trường, nên cho trẻ nhiều kích thích về thị giác, thính giác, xúc giác để trẻ hình thành thêm mạng lưới thần kinh trong não. Những mạng lưới thần kinh này rất quan trọng để trẻ học hỏi kiến ​​thức, và tích lũy kinh nghiệm.

Bắt chước là một cách thức và cách học quan trọng của trẻ nhỏ, trẻ sẽ bắt chước những hành vi tốt và chấp nhận những hành vi xấu trong quá trình học hỏi. Đó là lý do mà bố mẹ và giáo viên cần quan sát kỹ lưỡng, để có thể thiết lập những nguyên tắc và yêu cầu nhất định đối với hành vi bắt chước của trẻ, đồng thời vận dụng và sai khiến trẻ một cách chính xác. Hướng dẫn trẻ bắt chước những hành vi tích cực, đúng đắn và từ bỏ những thói quen xấu.

Nói về chủ đề trẻ em bắt chước, thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui cũng có những quan điểm muốn được chia sẻ với các bậc phụ huynh, dưới góc nhìn của một nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý trẻ em. Từ đó, có thể giúp bố mẹ tiếp cận thêm một góc nhìn và đưa ra những sự chọn lọc phù hợp để giáo dục con hiệu quả, thúc đẩy quá trình phát triển lành mạnh về tâm lý và tính cách của trẻ.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Con trai liên tục nói lắp sau khi đi mẫu giáo về, mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân, chuyên gia chỉ cách cải thiện - 4

Thưa chuyên gia, nguyên nhân vì sao nhiều trẻ nhỏ bắt chước những hành vi không phù hợp của người lớn hoặc những bạn xung quanh, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ đến trường, chẳng hạn như nói bậy, muốn mặc đẹp, trang điểm giống cô giáo hoặc mẹ...?

Hành vi bắt chước là một điều hiển nhiên trong quá trình phát triển tâm lý của mỗi đứa trẻ, vì đây là bản năng vốn có của con người. Trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày, những đứa trẻ sẽ có xu hướng học quan sát hành vi của những người xung quanh, đặc biệt là người lớn có uy tín đối với trẻ như là bố mẹ hoặc thầy cô giáo.

Có nhiều kiểu học tập khác nhau ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như khi bố mẹ phạt trẻ thì trẻ sẽ có xu hướng không làm điều đó nữa, ngược lại nếu bố mẹ thưởng trẻ thì trẻ sẽ ý thức được rằng việc làm của mình là phù hợp và như thế, trẻ sẽ tiếp tục phát huy hành vi này nhiều lần về sau. 

Tuy nhiên, cũng có một kiểu học tập nữa ở trẻ, đó là học tập một cách vô thức. Hàng ngày, khi trẻ quan sát thấy bố mẹ thường xuyên lặp đi lặp lại những hành động quen thuộc. Trẻ sẽ lập tức tiếp thu và bắt chước lại điều đó.

Tùy theo từng độ tuổi, nhưng đối với trẻ nhỏ thì trẻ chưa hoàn thiện về nhận thức. Vì vậy, trẻ sẽ không đủ năng lực để tự đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như: "Tại sao mình lại bắt chước mẹ làm như thế?" 

Con trai liên tục nói lắp sau khi đi mẫu giáo về, mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân, chuyên gia chỉ cách cải thiện - 5

Mặc khác, có một số ý kiến cho rằng, những đứa trẻ có khả năng bắt chước thường rất thông minh. Chuyên gia nghĩ gì về ý kiến này?

Điều đầu tiên, mình cần phải xác định rằng, trẻ bắt chước cái gì? Ví dụ nhìn thấy mẹ đang nấu cơm và sau đó đứa trẻ bắt chước giống y như hành động của mẹ, hoặc đứa trẻ tập bắt chước cách diễn đạt ngôn ngữ, nói chuyện của cô giáo... Tùy vào những loại bắt chước, vì không phải hành vi bắt chước của trẻ cũng nên được khuyến khích và khen ngợi.

Theo góc nhìn cá nhân, tôi nghĩ rằng trí thông minh có rất nhiều hình thái khác nhau. Chẳng hạn như trí thông minh về cơ thể, thì đứa trẻ sẽ rất giỏi bắt chước về dáng điệu và cử chỉ của những người xung quanh. Trí thông minh về ngôn ngữ, thể hiện được rằng đứa trẻ rất giỏi bắt chước về phong thái và cách nói chuyện của người lớn.

Trên thực tế, việc đứa trẻ bắt chước giỏi và trí thông minh, vẫn chưa có một bằng chứng đủ thuyết phục để chỉ ra rằng hai điều này có mối tương quan với nhau. Vì vậy, vẫn chưa thể đưa ra kết luận là một đứa trẻ bẳt chước tốt thì đồng nghĩa với trí thông minh cao.

Con trai liên tục nói lắp sau khi đi mẫu giáo về, mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân, chuyên gia chỉ cách cải thiện - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào trẻ có hành vi bắt chước không phù hợp, tác động tiêu cực đến chính bản thân trẻ? 

Trong thực tế cuộc sống, tôi đã từng gặp nhiều trường hợp như thế. Cụ thể như một em bé 5 tuổi đã tập bắt chước thái độ của bố mẹ. Khi hàng ngày, bố mẹ thường dùng cách nói chuyện to tiếng, thậm chí là hét lên và dọa nạt đứa trẻ khi con làm sai, không theo đúng ý của bố mẹ.

Cuối cùng là ở trường, đứa trẻ cũng có những biểu hiện và thái độ giống y như bố mẹ. Đó là trẻ thường có hành vi đe dọa, như giơ nấm đấm lên hoặc sử dụng những ngôn ngữ có phần khá bạo lực.

Bởi vì tính cách này nên bố mẹ của các bạn không cho phép các bạn chơi với đứa trẻ, đứa trẻ hoàn toàn bị cô lập trong lớp. Điều này đã khiến cậu bé cảm thấy rất buồn, mặc dù vẫn chưa nhận thức được nguyên nhân là do đâu? 

Con trai liên tục nói lắp sau khi đi mẫu giáo về, mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân, chuyên gia chỉ cách cải thiện - 7

Làm thế nào để bố mẹ giáo dục trẻ đúng đắn trong vấn đề này. Đồng thời giúp trẻ biết "bắt chước" hành vi phù hợp, để mang lại những giá trị và bài học tốt cho bản thân?

Không có một cách giáo dục nào tốt hơn là việc bố mẹ làm gương cho trẻ trong vấn đề này. Khi đứa trẻ nghe bố mẹ dạy nên làm thế này, hãy làm thế kia thì đồng thời trẻ cũng cần được quan sát, tận mắt nhìn thấy hành động thực tế của bố mẹ. Bởi vì, dạy trẻ bằng lời nói sẽ không mang lại hiệu quả tốt bằng phương pháp dạy trẻ bằng hành động. 

Bên cạnh đó, khi đứa trẻ có một hành vi bắt chước nào từ bạn bè, từ những người xung quanh và bố mẹ nhận thấy hành vi này "vô thưởng vô phạt", hoặc tiêu cực rõ rệt thì bố mẹ cần nói chuyện một cách đầy yêu thương, nhưng đồng thời cũng rất nghiêm túc với con.

Từ đó, giải thích cho trẻ hiểu tính chất đúng sai của hành vi mà trẻ bắt chước, và hướng dẫn trẻ việc nên lựa chọn những điều để bắt chước nào là tốt và mang lại giá trị hữu ích cho bản thân.

Chuyên gia tâm lý Việt: Nhiều trẻ em hiện nay say mê Tik Tok, Youtube...nghĩ streamer là nghề tương lai phù hợp nhất
Con gái 12 tuổi say mê "thần tượng" khiến điểm số bị giảm sút, cách giải quyết của người mẹ khiến chuyên gia ngỡ ngàng

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con