Con xin phép, bố nói "Được" mẹ bảo "Không", chuyên gia nhắc: Đừng làm suy yếu quyền lực đối phương trước mặt con cái

Kiều Trang - Ngày 30/01/2024 12:00 PM (GMT+7)

Khi nuôi dạy con, rất nhiều gia đình xảy ra tình huống "bố nói gà, mẹ nói vịt".

Trên thực tế, có nhiều gia đình thường xuyên xảy ra tình huống giữa bố và mẹ nảy sinh bất đồng quan điểm, không có sự thống nhất dẫn đến trường hợp "bố nói gà, mẹ nói vịt" trong quá trình nuôi dạy con.

Dù như thế nhưng ai cũng muốn con nghe và làm theo ý mình. Một số trẻ đến độ tuổi nhận thức được vấn đề, con sẽ có xu hướng làm vừa lòng người cưng chiều mình hơn. Hoặc với một số trẻ khác, con sẽ rơi vào trạng thái khó xử, lo lắng vì không biết nên nghe theo bố hay mẹ. 

Bố mẹ không thống nhất quan điểm sẽ rất khó nuôi dạy con hiệu quả (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ không thống nhất quan điểm sẽ rất khó nuôi dạy con hiệu quả (Ảnh minh hoạ).

Nếu nghe theo bố thì sợ bố mắng, nghe theo mẹ thì sợ mẹ mắng, sống trong môi trường gia đình như thế, không ít đứa trẻ phải gánh chịu rất nhiều áp lực và thiệt thòi. Thậm chí, có trẻ còn hình thành tâm lý đối phó cho phù hợp với cách giáo dục của mỗi người, dẫn đến nguy cơ phát triển lệch lạc, méo mó nhân cách.

Trước câu chuyện nuôi dạy con nhiều gia đình gặp phải này, chuyên gia Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh đã đưa ra những quan điểm, lời khuyên và hướng dẫn dưới đây để bố mẹ điều chỉnh cách giáo dục con trẻ phù hợp hơn, giảm hoặc loại bỏ tình trạng "bố nói gà, mẹ nói vịt" gây tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Con xin phép, bố nói amp;#34;Đượcamp;#34; mẹ bảo amp;#34;Khôngamp;#34;, chuyên gia nhắc: Đừng làm suy yếu quyền lực đối phương trước mặt con cái - 3

Trong quá trình nuôi dạy con cái, có không ít bậc phụ huynh bất đồng theo kiểu "Bố nói gà, mẹ nói vịt", nhưng ai cũng bắt trẻ phải nghe theo, làm theo. Điều này gây nên ảnh hưởng như thế nào đến con thưa chuyên gia? 

"Bố nói gà, mẹ nói vịt" là vấn đề khi bố mẹ không nhất quán và không thống nhất về chiến lược nuôi dạy con cái, cách giải quyết các hành vi chưa đúng đắn, hay cả cách hướng dẫn dạy bảo và uốn nắn con… Điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ có thể cảm thấy bối rối, và nghiêm trọng hơn là thường bất an, lo lắng vì không biết phải tuân theo bộ quy tắc hoặc kỳ vọng nào. Sự không nhất quán này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và khó khăn trong việc hình thành ý thức ổn định về bản thân của trẻ.

Hơn nữa, việc bắt buộc phải tuân thủ cứng nhắc mà không có một phương pháp nuôi dạy con cái nhất quán và mạch lạc có thể dẫn đến mối quan hệ bố mẹ và con cái căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Không chỉ thế, sự bất đồng này cũng dẫn đến căng thẳng trong chính mối quan hệ vợ chồng, và không khí gia đình ngột ngạt.

Con xin phép, bố nói amp;#34;Đượcamp;#34; mẹ bảo amp;#34;Khôngamp;#34;, chuyên gia nhắc: Đừng làm suy yếu quyền lực đối phương trước mặt con cái - 4

Có những cách nào để giúp bố mẹ giải quyết được sự bất đồng quan điểm và tạo ra một môi trường nuôi dạy con tích cực, hoà hợp?

- Giao tiếp cởi mở: Thiết lập nền tảng giao tiếp cởi mở để phụ huynh có thể bày tỏ quan điểm, mối quan tâm và mong đợi của mình mà không phán xét. Điều này đôi khi cần rất nhiều nỗ lực của người lớn trong gia đình, họ cần học cách bình tĩnh và lắng nghe nhau, đồng thời học cách giao tiếp tích cực, truyền đạt suy nghĩ rõ ràng.

- Các lớp học hoặc tư vấn nuôi dạy con cái: Tìm kiếm sự hướng dẫn từ các nhà chuyên môn, có bằng cấp rõ ràng đáng tin cậy, thông qua các lớp học hoặc tư vấn nuôi dạy con cái để tìm hiểu các chiến lược giao tiếp và giải quyết xung đột hiệu quả.

- Xác định các giá trị cốt lõi của gia đình: Xác định và thống nhất các giá trị, nguyên tắc cốt lõi trong việc nuôi dạy con cái để tạo ra một cách tiếp cận thống nhất phù hợp với sức khỏe của trẻ. Giá trị cốt lõi có thể hiểu đơn giản là những đức tính, những ý nghĩa trong cuộc sống mà bố mẹ tin tưởng và muốn truyền lại cho con, con đạt được khi trưởng thành. Dùng giá trị cốt lõi để làm “kim chỉ nam”, làm “la bàn” hướng dẫn cho cách nuôi dạy con.

- Thỏa hiệp: Tìm điểm trung gian và thỏa hiệp trong một số khía cạnh nhất định của việc nuôi dạy con cái, tôn trọng quan điểm của nhau và tích hợp các quan điểm đa dạng.

- Sự nhất quán trong kỷ luật tích cực: Đảm bảo phương pháp kỷ luật tích cực và nhất quán, tránh tình huống phụ huynh này vi phạm các quy tắc do phụ huynh kia đặt ra.

Con xin phép, bố nói amp;#34;Đượcamp;#34; mẹ bảo amp;#34;Khôngamp;#34;, chuyên gia nhắc: Đừng làm suy yếu quyền lực đối phương trước mặt con cái - 5

Đâu là những điều cần tránh khi bố mẹ xảy ra bất đồng quan điểm nuôi dạy con?

- Tránh chỉ trích: Chỉ trích cách nuôi dạy con cái của nhau có thể làm xung đột leo thang. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc thống nhất và tìm ra điểm chung.

- Tránh sử dụng trẻ em làm “con tốt”: Trẻ em không nên trở thành “vũ khí” hay “con tốt thí” cho những bất đồng của bố mẹ. Bảo vệ trẻ khỏi những bất đồng của người lớn và ưu tiên sức khỏe tinh thần và tâm lý của trẻ.

- Đừng “hạ bệ” lẫn nhau: Phụ huynh cần tránh việc “bôi xấu”, hay “hạ bệ”, làm suy yếu quyền lực của người còn lại trước mặt con cái. Thể hiện một “mặt trận” thống nhất ngay cả khi những bất đồng riêng tư xảy ra. Người lớn hãy tự giải quyết vấn đề riêng theo cách “đóng cửa bảo nhau”.

- Đừng phớt lờ vấn đề: Bỏ qua những bất đồng có thể dẫn đến căng thẳng kéo dài. Giải quyết các mối quan ngại kịp thời trên tinh thần xây dựng, tích cực.

Con xin phép, bố nói amp;#34;Đượcamp;#34; mẹ bảo amp;#34;Khôngamp;#34;, chuyên gia nhắc: Đừng làm suy yếu quyền lực đối phương trước mặt con cái - 6

Một nền giáo dục gia đình hoà hợp mang lại lợi ích gì cho quá trình phát triển toàn diện, lành mạnh của con trẻ?

Môi trường gia đình hòa thuận góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ:

- Hạnh phúc về mặt cảm xúc và tâm lý: Trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường hòa hợp, không bất đồng hay mâu thuẫn sẽ cảm thấy an toàn – an tâm về mặt tâm lý và cảm xúc, giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Sự ổn định về cảm xúc sẽ giúp trẻ có được sức khỏe tâm thần và tâm lý tích cực.

- Mô phỏng hình mẫu các mối quan hệ tích cực: Nuôi dạy con cái hòa hợp là cách mô phỏng thiết thực nhất về cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, dạy trẻ giao tiếp, đồng cảm và giải quyết xung đột hiệu quả.

- Sự tự tin và lòng tự trọng: Phương pháp nuôi dạy con cái nhất quán và mang tính hỗ trợ sẽ xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng ở trẻ, cho phép trẻ vượt qua thử thách nhờ có khả năng nội tại (tâm lý, cảm xúc) bền bỉ.

- Thành công trong học tập: Môi trường gia đình ổn định có lợi cho việc học tập tập trung, tác động tích cực đến thành tích học tập và phát triển nhận thức.

- Mối quan hệ xã hội lành mạnh: Trẻ em từ các gia đình hòa thuận có xu hướng phát triển các kỹ năng giao tiếp cá nhân mạnh mẽ, hình thành các mối quan hệ lành mạnh với bạn bè và các mối quan hệ khác trong tương lai.

Tóm lại, một môi trường nuôi dạy con hài hòa không chỉ nuôi dưỡng tình cảm hạnh phúc của trẻ mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lành mạnh toàn diện, tạo tiền đề cho một cuộc sống thành công và trọn vẹn. 

Con xin phép, bố nói amp;#34;Đượcamp;#34; mẹ bảo amp;#34;Khôngamp;#34;, chuyên gia nhắc: Đừng làm suy yếu quyền lực đối phương trước mặt con cái - 7

Có đúng khi nói bố nuôi dạy con gái tốt hơn mẹ? Chuyên gia Việt có câu trả lời thấm thía
Chuyên gia: Cả bố và mẹ đều có vai trò nuôi dạy con gái như nhau, không ai là tốt hơn người còn lại.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con