Không phải đòn roi, đây mới là kiểu phạt con tai hại nhất mà nhiều bố mẹ Việt đang áp dụng

Kiều Trang - Ngày 16/01/2024 12:47 PM (GMT+7)

Bạo lực ngôn từ gây ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ vô cùng lớn và rất khó để "chữa lành".

Ông cha ta từ trước đến nay vẫn hay dạy rằng "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", điều này chứng minh tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói hàng ngày trong quá trình sinh hoạt sống của con người. Không chỉ người lớn, mà trẻ nhỏ cũng cần được bố mẹ giáo dục sớm về cách giao tiếp, sử dụng ngôn từ đúng cách.

Bởi một trong những thực trạng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của nhiều trẻ em ngày nay đó là bạo lực ngôn từ. Theo quan điểm của các bậc phụ huynh, so với việc sử dụng đòn roi làm hình phạt trong quá trình nuôi dạy con thì bạo lực ngôn từ gây ra tính "sát thương" cao hơn. Điều đáng sợ của bạo lực ngôn từ là nó có thể “giết chết người ta từ bên trong”.

So với sử dụng đòn roi, bạo lực ngôn từ gây ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ vô cùng lớn và rất khó để chữa lành (Ảnh minh hoạ).

So với sử dụng đòn roi, bạo lực ngôn từ gây ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ vô cùng lớn và rất khó để "chữa lành" (Ảnh minh hoạ).

Dẫu vậy trên thực tế, vẫn có nhiều bố mẹ hoặc người lớn ngày nay vô tư sử dụng những lời nói, đánh giá nặng nề khiến không ít đứa trẻ gặp khó khăn về mặt tâm lý. Ở độ tuổi nhận thức chưa hoàn thiện, một số trẻ không có đủ khả năng để tự chữa lành, từ đó mà nỗi ám ảnh với việc bị bạo lực ngôn từ trở thành vết thương hằn sâu trong tâm trí của trẻ.

Trước vấn nạn này, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đã có những phân tích, chia sẻ và lời khuyên bổ ích dưới đây dành cho những ông bố bà mẹ. Từ đó giúp các bậc phụ huynh kịp thời đưa ra những phương pháp giáo dục con trẻ phù hợp và làm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực ngôn từ đối với quá trình phát triển lành mạnh của trẻ.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Không phải đòn roi, đây mới là kiểu phạt con tai hại nhất mà nhiều bố mẹ Việt đang áp dụng - 4

Nhiều người nói rằng, so với việc sử dụng đòn roi thì bạo lực ngôn từ gây "sát thương" hơn, có đúng như vậy không thưa chuyên gia?

Bạo lực ngôn từ sẽ gây tác động về mặt tinh thần, còn đòn roi sẽ tác động về mặt thể lý. Bạo lực ngôn từ là bố mẹ sẽ dùng những lời đánh giá lăn mạ, gây tổn thương đến lòng tự trọng và giá trị của con cái.

Việc bố mẹ sử dụng bạo lực ngôn từ đối với trẻ sẽ để lại ảnh hưởng vô cùng lớn. Đòn roi tuy tạo nên những vết hằn trên cơ thể, nhưng sau một khoảng thời gian thì nó sẽ lành. Nhưng nếu dùng lời nói để tác động về mặt tinh thần thì rất khó để chữa lành.

Điều khủng khiếp hơn nữa là bố mẹ vừa sử dụng đòn roi, vừa sử dụng bạo lực ngôn từ đối với con trẻ. 

Không phải đòn roi, đây mới là kiểu phạt con tai hại nhất mà nhiều bố mẹ Việt đang áp dụng - 5

Nếu con đang bị ảnh hưởng bởi bạo lực ngôn từ, bố mẹ có thể nhận ra sớm bằng cách nào (biểu hiện, hành vi, lời nói)?

Ở đây sẽ có hai trường hợp, trường hợp thứ nhất là trẻ bị ảnh hưởng từ bạo lực ngôn từ nhưng không đến từ bố mẹ mà là từ môi trường xã hội xung quanh, chẳng hạn như bạn bè, hàng xóm, thầy cô giáo,... Bố mẹ có thể quan sát thấy qua cách trẻ tiếp cận, tương tác với người đó, con có biểu hiện sợ sệt, lúng túng, lo lắng hoặc né tránh họ hay không? 

Trường hợp thứ hai đáng sợ hơn đó là bố mẹ chính là đối tượng trực tiếp gây ra bạo lực ngôn từ. Điều này xuất phát từ việc có thể bố mẹ từ nhỏ cũng được nuôi dạy trong môi trường giáo dục như thế, và khi lớn lên, họ tin rằng việc chê bai con, đánh giá con, sỉ nhục con có thể kích thích năng lực bên trong trẻ, giúp con ngày càng tiến bộ và ngoan ngoãn hơn.

Tuy nhiên ở trường hợp thứ hai, vì bố mẹ là người trong cuộc nên sẽ rất khó để bố mẹ nhận ra những hành vi, lời nói hay biểu hiện cho thấy con đang bị ảnh hưởng bởi bạo lực ngôn từ.

Không phải đòn roi, đây mới là kiểu phạt con tai hại nhất mà nhiều bố mẹ Việt đang áp dụng - 6

Đâu là những hệ luỵ ảnh hưởng đến tâm lý, trí tuệ và tính cách của trẻ khi bị bạo lực ngôn từ?

Có nhiều hệ luỵ khi trẻ bị bạo lực ngôn từ, tuỳ vào bối cảnh, mức độ lời nói và độ tuổi của trẻ mà sẽ gây nên những "sát thương" khác nhau. Đối với đứa trẻ tuổi còn nhỏ, khi nhận thức chưa được hoàn thiện, trẻ tin rằng người lớn luôn đúng thì ảnh hưởng từ bạo lực ngôn từ sẽ càng nặng nề.

- Ảnh hưởng tâm lý: Bạo lực ngôn từ có thể gây ra sự căng thẳng, lo lắng và sợ hãi đối với trẻ. Những lời lẽ xúc phạm, hoặc thậm chí là đe dọa của người lớn có thể làm cho trẻ cảm thấy tự ti, thiếu tôn trọng và có cảm giác bản thân không có giá trị. 

- Ảnh hưởng trí tuệ: Bạo lực ngôn từ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và tiếp thu. Đồng thời còn khiến trẻ đánh mất niềm tin vào khả năng của chính mình, dẫn đến việc giảm hứng thú học tập và khám phá thế giới.

- Ảnh hưởng tính cách và hành vi: Bạo lực ngôn từ gây ra những thay đổi tiêu cực trong tính cách và hành vi của trẻ. Trẻ có thể hình thành tính hung hăng, hành động mất kiểm soát hoặc thậm chí là sinh ra thái độ thù địch. Trong nhiều tình huống, trẻ có thể học cách sử dụng bạo lực ngôn từ tương tự để giải quyết xung đột và gây tổn thương cho người khác.

- Ảnh hưởng xã hội: Bạo lực ngôn từ trong môi trường gia đình, trường học hoặc xã hội có thể gây ra hệ lụy cho cộng đồng, tạo nên sự chia rẽ và không khí tiêu cực trong các mối quan hệ xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập và giao tiếp xã hội hiệu quả trong tương lai của trẻ.

Không phải đòn roi, đây mới là kiểu phạt con tai hại nhất mà nhiều bố mẹ Việt đang áp dụng - 7

Gia đình và môi trường xã hội có vai trò quan trọng ra sao trong việc giảm thiểu bạo lực ngôn từ đối với trẻ?

Nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường có bạo lực ngôn từ, chắc chắn trẻ sẽ gặp khó khăn về tâm lý. Tuy nhiên khi gia đình và xã hội đều ý thức được việc tôn trọng, bảo vệ giá trị cho trẻ thì tôi tin rằng bạo lực ngôn từ sẽ từng bước giảm thiểu.

Bản thân bố mẹ là những người gần gũi với con nhất cần phải làm gương để trẻ hiểu rằng, việc con làm sai có thể tìm cách sửa chữa và điều đó không có nghĩa con là người vô giá trị.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đặt ra các quy tắc giao tiếp lành mạnh trong gia đình, đồng thời gợi cảm hứng cho con học cách giải quyết xung đột với người khác một cách tích cực, trên tinh thần mang tính xây dựng.

Một số câu nói tổn thương con trẻ bố mẹ Việt vẫn hay dùng, cần bỏ ngay càng sớm càng tốt

1. "Sao con tệ quá vậy, có việc này mà làm cũng không xong"

2. "Con khiến bố mẹ quá thất vọng, hãy nhìn con nhà người ta xem"

3. "Con là gánh nặng cho gia đình"

4. "Con chỉ có mỗi việc ăn học, tại sao vẫn thua kém bạn bè"

5. "Con luôn là nguyên nhân gây rắc rối đấy"

6. "Con không giỏi như người ta thì đừng đòi hỏi gì cả"

7. "Con chỉ biết ăn và ngủ, không làm được việc gì có ích cả"

8. "Tại sao người khác làm được mà con lại làm không được, con quá tệ"

9. "Trong nhà này, con không được quyền ý kiến, bố mẹ sẽ quyết định tất cả"

10. "Sao con lỳ thế, bố mẹ nói bao nhiêu lần mà vẫn vậy"

11. "Con đụng vào thứ gì là hỏng thứ đó"

12. "Bố mẹ không có tiền, con đừng đòi hỏi nữa"

13. "Con có biết bố mẹ rất vất vả vì con"

14. "Sao con không giỏi được việc gì hết vậy"

15. "Thật uổng công bố mẹ sinh con ra và nuôi dạy đến giờ"

Tiến sĩ Tâm lý: Có 2 kiểu bố mẹ Gen Z dễ gặp vấn đề khi nuôi dạy con, sửa sớm còn kịp
Chúng ta có thể quan sát thấy sự khác biệt đáng kể trong cách tiếp cận nuôi dạy con cái giữa bố mẹ thế hệ Gen Z và thế hệ 8X, 9X.

Khi Gen Z làm cha mẹ

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm