Bố mẹ có vai trò lớn trong việc nuôi dưỡng và phát triển tính cách tốt cho con, vì vậy hãy hạn chế thể hiện một số hành động không phù hợp trước mặt trẻ.
Theo một thống kê mới đây tại Trung Quốc cho thấy, những lo lắng, sợ hãi của trẻ đều liên quan đến gia đình. Khi trẻ đối diện với những cảm xúc mạnh mẽ như sự thất vọng, nỗi buồn hay sự cô đơn, tâm trí thường quay về với hình ảnh của bố mẹ.
Ví dụ, khi bố mẹ cãi vã hoặc có những bất đồng, trẻ thường cảm thấy mình là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng đó, mặc dù thực tế không phải như vậy. Trẻ có thể tự trách mình và mang trong lòng cảm giác tội lỗi, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý.
Các chuyên gia đã liệt kê 8 nỗi sợ phổ biến ở trẻ em, sau khi thấu hiểu phụ huynh có thể tìm được phương pháp nuôi dạy con tích cực hơn.
Bố mẹ cãi nhau
Một cơ quan nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Trung Quốc từng thực hiện cuộc khảo sát tâm lý với hơn 3.000 trẻ trong độ tuổi đi học.
Một trong những câu hỏi là “Con sợ điều gì nhất ở bố mẹ mình?”. Câu trả lời phổ biến nhất là “Con sợ bố mẹ cãi nhau.” Những cuộc tranh cãi giữa bố mẹ có thể gây ra sự hoang mang và lo lắng cho trẻ.
Trẻ thường không hiểu rõ lý do của những mâu thuẫn này, cảm giác bất an và sợ hãi lại đè nặng lên tâm trí non nớt. Trẻ thường nghĩ rằng những xung đột này có thể dẫn đến sự tan vỡ của gia đình, và điều đó khiến bản thân cảm thấy cô đơn và thiếu an toàn.
Một trẻ khác chia sẻ: “Con sợ nhất là bố tức giận, mỗi khi giận trông rất hung dữ" hay "Khi mẹ hét lên, tim đập con thình thịch và không thể ăn được nữa…” Những mô tả này cho thấy nỗi sợ hãi liên quan đến hành động, cảm xúc của bố mẹ. Khi trẻ chứng kiến sự tức giận, cảm thấy bất lực, không biết làm gì để giúp đỡ hoặc xoa dịu tình huống.
Bố mẹ cãi nhau.
Bố mẹ mất bình tĩnh
Trẻ em rất nhạy cảm với cảm xúc của mọi người. Vì vậy, khi bố mẹ mất bình tĩnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của trẻ.
Tuy nhiên, đôi khi trẻ không hiểu tại sao bố mẹ lại mất bình tĩnh. Nói cách khác, trẻ không biết mình đã làm sai điều gì.
Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế nổi nóng, nếu vô tình mất bình tĩnh, sau đó hãy giải thích rõ ràng cho trẻ biết vấn đề và cách giải quyết. Đồng thời, để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương thông qua hành động.
Nếu có thể, tốt nhất bố mẹ nên đưa ra lời cảnh báo trước khi mất bình tĩnh, chẳng hạn như:
"Mẹ sắp giận rồi. Con có thể nhanh lên được không..."
"Hôm nay tâm tình của mẹ không tốt, mẹ sẽ nghĩ ngơi một chút, con tự chơi nhé!..."
Thiên vị, không dành tình yêu thương như nhau cho các con
Sự thiên vị của bố mẹ khiến một số trẻ lớn lên với lòng ghen tỵ.
Một số lượng lớn nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự thiên vị của bố mẹ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, các vấn đề về hành vi ở trẻ em, thanh thiếu niên và thậm chí cả người lớn. Ngay cả khi lớn lên và sống xa nhà nhiều năm và lập gia đình riêng, tác động vẫn tồn tại.
Hơn nữa, dù là đứa con được sủng ái, bị bỏ rơi hay đứa bị gạt ra ngoài lề, chỉ cần nhận thức được sự thiên vị của mẹ, đều sẽ bị tổn hại. Đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ oán hận bố mẹ, hay trẻ được sủng ái sẽ phải chịu sự chán ghét từ anh chị em khác.
Không dành tình yêu thương như nhau cho các con.
Bố mẹ thất hứa và nói dối
Một số bố mẹ hứa hẹn bằng lời với điều kiện nhất định về việc học.
Ví dụ, "Nếu con bài tập thật nhanh, mẹ sẽ cho con xem TV cả ngày" . Tuy nhiên, sau khi trẻ làm xong bài tập về nhà, phụ huynh sẽ yêu cầu một số nhiệm vụ khác.
Hay bố mẹ hứa hẹn chỉ cần con đạt điểm cao thì sẽ được khen thưởng. Tuy nhiên, sau đó trẻ không nhận được phần thưởng xứng đáng.
Vì vậy, nhiều trẻ sinh ra chán ghét với lời hứa. Việc bố mẹ làm mất đi niềm tin và uy tín bằng lời nói gâY bất lợi cho sự trưởng thành, ảnh hưởng đến cách trẻ nhận thức.
Vì vậy, trước khi hứa với trẻ, bố mẹ nên xem xét 3 điều.
- Không nên dễ dàng hoặc tùy tiện hứa hẹn với trẻ.
- Không nên vội đồng ý với những yêu cầu của trẻ để đạt được mục tiêu trước mắt.
- Khi trẻ đưa ra một yêu cầu, hãy suy nghĩ kỹ xem có hợp lý và liệu có thể được thực hiện hay không. Nếu hợp lý và đạt được, hãy đưa ra cam kết nghiêm túc và phải thực hiện nó.
Không thân thiện với bạn bè của con
Nếu bố mẹ luôn bày tỏ thái độ không thân thiện với bạn bè của con, sẽ khơi dậy sự oán giận, vô tình làm gia tăng dần khoảng cách giữa hai bên. Trẻ sẽ cảm thấy bị kiểm soát và mất đi quyền tự quyết trong cuộc sống. Đ
Bố mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn kết bạn, từ góc độ của trẻ. Khi trẻ có thể kết bạn với những người mà bản thân cảm thấy thoải mái và hợp nhau, sẽ học được cách giao tiếp, hợp tác và xây dựng mối quan hệ lành mạnh.
Khả năng trẻ kết bạn tốt với người khác là một trong những mối quan hệ cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa con người với nhau.
Những mối quan hệ bạn bè giúp trẻ cảm thấy không cô đơn, cung cấp bài học quý giá về tình bạn, sự chia sẻ. Những trải nghiệm tích cực trong các mối quan hệ này giúp trẻ hình thành những giá trị xã hội quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển sau này.
Không thân thiện với bạn bè của con.
So sánh trẻ với người khác
Nhiều bố mẹ vô thức so sánh khuyết điểm của con với những ưu điểm của người khác, thậm chí còn tô điểm, phóng đại người khác quá mức. Mặc dù muốn làm gương cho con nhưng thực tế lại gây ra tổn hại.
Mỗi đứa trẻ đều có những thế mạnh, ưu điểm riêng. Dù trẻ có năng khiếu khác nhau, học nhanh hay chậm, học lực cao hay thấp, việc đánh giá phẩm chất không thể chỉ phụ thuộc vào một khía cạnh.
Hãy luôn tin rằng trẻ có thể phát triển bản thân xuất sắc, trao cho con lời khen ngợi, tạo nguồn động lực để cải thiện bản thân.
Buộc tội trẻ em trước mặt khách
Thời điểm người thân, bạn bè quây quần bên nhau, và việc nói về con cái thường trở thành một trong những chủ đề quan trọng.
Nhiều bậc bố mẹ thích phơi bày những khuyết điểm của trẻ trước mặt mọi người. Tuy nhiên, điều đó vô tình khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi trong mọi việc và không ai đánh giá cao, chẳng hạn học kém, ngoại hình, giao tiếp không tốt....
Theo thời gian, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ không hài lòng với mình và dần dần trở nên xa lánh.
Nhiều bậc bố mẹ thích phơi bày những khuyết điểm của trẻ trước mặt mọi người.
Thiếu kiên nhẫn khi trả lời câu hỏi của trẻ
Tò mò là bản chất của con người, đặc biệt là ở thời thơ ấu.
Trong giai đoạn này, trẻ em thường đặt ra hàng loạt câu hỏi về thế giới xung quanh, từ những điều đơn giản như "Tại sao bầu trời lại xanh?" đến những vấn đề phức tạp hơn như "Người lớn làm gì khi đi làm?" Sự tò mò này à biểu hiện của trí thông minh động lực thú, đẩy trẻ học hỏi và khám phá. Tuy nhiên, bố mẹ không quan tâm đến vấn đề này.
Một số phụ huynh gạt bỏ những câu hỏi của trẻ bằng một vài lời nói với thái độ thờ ơ, như "Đừng hỏi nhiều quá" hoặc "Chỉ cần làm theo những gì mẹ nói." Cách phản ứng này khiến trẻ cảm thấy rằng sự tò mò không được đánh giá cao, dần dần làm mất đi động lực khám phá và học hỏi.
Khi trẻ cảm thấy rằng những câu hỏi của mình không quan trọng, sẽ ngừng đặt câu hỏi và từ bỏ việc tìm hiểu.