Dạy trẻ "đánh chừa" tưởng là thương nhưng vô tình khiến con trở thành đứa trẻ thích đổ lỗi trong tương lai

Kiều Trang - Ngày 25/07/2023 08:46 AM (GMT+7)

Chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi nhắc nhở bố mẹ nên dạy con biết nhận lỗi khi làm sai, không hình thành tính xấu hay đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác.

Dạy trẻ amp;#34;đánh chừaamp;#34; tưởng là thương nhưng vô tình khiến con trở thành đứa trẻ thích đổ lỗi trong tương lai - 1

Thực tế trong nhiều gia đình, chúng ta sẽ đôi lần chứng kiến những người bố, người mẹ hoặc ông bà có thói quen "đánh chừa", nghĩa là mắng và đánh vào cái bàn, cái ghế, cái tủ, cái sân,... mỗi khi thấy con cháu té ngã.

Họ lựa chọn cách xử lý này vì nghĩ rằng đây là cách hiệu quả nhất để xoa dịu cảm xúc của trẻ ngay tại thời điểm đó. Nhưng lại không biết được rằng đang có những ảnh hưởng "ngầm" vô cùng tiêu cực dần hình thành trong nhận thức, lối sống và quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, trẻ sẽ học hỏi mọi thứ từ những hoạt động, cử chỉ và lời nói của người lớn để xây dựng nên nhân cách của mình. Vì vậy, việc dạy cho trẻ cách đổ lỗi cho mọi hoàn cảnh xung quanh, cho người khác và phủ nhận trách nhiệm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho sự phát triển toàn diện và lành mạnh của trẻ trong tương lai.

Cụ thể như việc bố mẹ liên tục có thói quen "đánh chừa", đổ lỗi không chỉ gây mất đi một trong những bài học quý giá nhất trong cuộc sống của trẻ, đó là bài học về nguyên nhân và kết quả, làm cho trẻ dần mất đi khả năng học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình để từ đó có thể rút ra kinh nghiệm cho các tình huống sau này.

Ngoài ra, việc "đánh chừa" còn là rào cản khiến trẻ không thể học hỏi được bài học về nhìn nhận bản thân, bài học về sự khiêm tốn và nói lời xin lỗi.

Bố mẹ đừng đánh chừa khi con vấp ngã, hãy lựa chọn cách khéo léo và đúng đắn hơn (Ảnh minh hoạ Internet).

Bố mẹ đừng "đánh chừa" khi con vấp ngã, hãy lựa chọn cách khéo léo và đúng đắn hơn (Ảnh minh hoạ Internet).

Chẳng hạn, trong trường hợp trẻ bị vấp cái ghế rồi té ngã, nếu bố mẹ chỉ chăm chăm vào việc đổ lỗi cho cái ghế, "tại cái ghế hư này", "mẹ đánh cái ghế cho con nhé!"... mà không giúp con nhận ra rằng đó là do chính bản thân không cẩn thận, thì sau này trẻ chắc chắn sẽ có tính hay đổ lỗi giống như cách mà bố mẹ đã từng làm cho trẻ thấy.

Hoặc khi trẻ bị điểm thấp, nếu chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh như cô giáo chưa giảng kỹ hoặc các bạn giỏi hơn, mà không nhận ra rằng chính bản thân trẻ chưa chăm chỉ học bài, thì trẻ sẽ rất khó để biết làm thế nào có thể cải thiện điểm số của mình tốt hơn.

Từ thực trạng "đánh chừa" còn khá phổ biến trong một số gia đình ngày nay, và những tác động tiêu cực đang tiềm ẩn trong quá trình phát triển lành mạnh của trẻ.

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi nhắc nhở bố mẹ tầm quan trọng của việc giáo dục cho con trẻ cách nhìn nhận bản thân, chịu trách nhiệm cho hành động của mình và tìm cách giải quyết vấn đề một cách độc lập. Chỉ khi trẻ biết đến khái niệm nguyên nhân - kết quả và có khả năng chịu trách nhiệm cho hành động của mình, thì trẻ mới có thể trưởng thành và tự tin hơn trong cuộc sống mai sau.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Dạy trẻ amp;#34;đánh chừaamp;#34; tưởng là thương nhưng vô tình khiến con trở thành đứa trẻ thích đổ lỗi trong tương lai - 4

Có lẽ cụm từ "đánh chừa" đã trở thành một trong những câu cửa miệng của nhiều gia đình có con nhỏ, xuất hiện thường xuyên ở giai đoạn em bé từ mầm non trở xuống. Thưa chuyên gia, "đánh chừa" trong những gia đình này xuất phát do đâu, và biểu hiện của nó như thế nào?

“Đánh chừa” là từ mà các ông bố bà mẹ, hay người lớn dùng để dỗ đứa trẻ đang khóc nhè vì bị té ngã, va đập khiến bản thân cảm thấy đau rát vì bị thương.

Người lớn thấy rằng, con nít khi được người lớn bảo vệ, chống lại cái làm mình đau thì sẽ nín khóc nhanh hơn nên dùng riết thành thói quen, và từ đời này truyền sang đời khác để nuôi dạy trẻ, trở thành văn hoá chăm sóc, nuôi dạy trẻ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bậc cha mẹ trẻ đã thay đổi quan niệm và cách ứng xử với con, không còn áp dụng cách này một cách phổ biến nữa. Nhưng phương pháp giáo dục này vẫn không hoàn toàn "biến mất", vẫn còn một số ít gia đình có quan điểm nuôi dạy con truyền thống áp dụng nó, và tôi nghĩ điều này là không nên và cần phải thay đổi càng sớm càng tốt, trước khi mọi chuyện quá muộn và để lại hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của trẻ.

Dạy trẻ amp;#34;đánh chừaamp;#34; tưởng là thương nhưng vô tình khiến con trở thành đứa trẻ thích đổ lỗi trong tương lai - 5

Sự khác nhau (nhận thức, tâm lý, tính cách) giữa đứa trẻ được nuôi dạy trong gia đình hay "đánh chừa" và không có thói quen này là gì?

Trẻ em sau khi được người lớn “đánh chừa” mọi thứ gây khó chịu cho mình, thì cũng học theo cách này để trút giận hay đổ lỗi cho mọi thứ mà trẻ nghĩ là nguyên nhân của những đau khổ mà bé phải chịu. Điều này dẫn đến việc trẻ không nhìn nhận được những nguyên nhân từ phía bản thân trẻ, mà chỉ biết đổ lỗi cho người khác, thứ khác từ bên ngoài. Vậy nên, sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách và sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trẻ.

Ngược lại, có nhiều ưu điểm quan trọng khi đứa trẻ được nuôi dạy trong gia đình không có việc "đánh chừa", đổ lỗi mà thay vào đó bố mẹ dạy trẻ biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Đầu tiên, trẻ sẽ phát triển kỹ năng giải quyết xung đột. Khi trẻ biết nhận lỗi và chấp nhận trách nhiệm của mình trong các tình huống khác nhau, trẻ sẽ học cách giải quyết xung đột và tìm cách giải quyết vấn đề một cách độc lập. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tự tin và độc lập trong cuộc sống.

Thứ hai, trẻ sẽ phát triển tư duy tích cực về bản thân và học cách tôn trọng người khác. Điều này sẽ giúp trẻ có thể giao tiếp và tương tác tốt hơn với mọi người xung quanh. Một điểm cộng nữa là trẻ có thể phát triển sự tự tin và trưởng thành trong tương lai. Điều này sẽ giúp trẻ có thể đối mặt với các thử thách trong cuộc sống một cách đúng đắn và dũng cảm. 

Dạy trẻ amp;#34;đánh chừaamp;#34; tưởng là thương nhưng vô tình khiến con trở thành đứa trẻ thích đổ lỗi trong tương lai - 6

Chuyên gia có thể kể một trường hợp mà bản thân đã gặp về "đánh chừa" con? Tại thời điểm đó, chuyên gia có lời khuyên nào để người lớn có phản ứng phù hợp, đúng đắn hơn?

Có một bé gái từ nhỏ đã được người lớn trong nhà đánh chừa mọi thứ khi bé bị té ngã. Nhưng lên 7 tuổi, bé chơi cùng bạn, chạy giỡn không may bị té cũng đổ lỗi do bạn rủ chơi chung mà bị té. Khi bé lớn rồi cũng vẫn thường xuyên té ngã, sau đó đánh cái bàn, cái ghế vì nó làm mình bị té mà không hề nghĩ đến việc vì mình bất cẩn, thiếu chú ý đến môi trường xung quanh nên mới bị vậy để rút kinh nghiệm. Thế nên người bé lúc nào cũng bầm tím chỗ nọ, chỗ kia.

Hơn thế nữa, khi làm sai bất cứ điều gì và bị nhắc nhở, thay vì nhìn nhận cái sai của mình thì bé toàn nói tại bố, tại mẹ, tại cô giáo, tại các bạn và trăm thứ tại khác mà bé có thể kể ra, chỉ trừ một cái tại bản thân mình thì không bao giờ nhắc đến. Nhiều lúc, bố mẹ bé cảm thấy tức giận và đưa ra hình phạt, tuy nhiên thái độ của cô bé vô cùng tức giận, thậm chí là tự thấy tủi thân, không hiểu tại sao mình bị phạt.

Như vậy, lỗi sai lớn nhất ở đây thuộc về bố mẹ, bởi vì ngay lúc bé còn nhỏ, cả nhà lẽ ra không nên dạy bé cách “đánh chừa”, ngược lại nên chỉ ra cho bé biết nguyên nhân thực sự và dặn con cẩn thận hơn về sau. Đồng thời, khi bé lớn lên thì cũng cần phải rút ra bài học kinh nghiệm để ứng phó với hoàn cảnh tốt hơn trong tương lai, vì vậy bố mẹ nên hướng dẫn con một số cách giải quyết tình huống phù hợp để làm mẫu.

Dạy trẻ amp;#34;đánh chừaamp;#34; tưởng là thương nhưng vô tình khiến con trở thành đứa trẻ thích đổ lỗi trong tương lai - 7

Thay vì đánh chừa, bố mẹ nên có cách giải quyết nào hiệu quả hơn thưa chuyên gia?

Như chúng ta thấy, đánh chừa chỉ có lợi trước mắt nhưng cái hại thì theo sau rất nhiều. Nhiều bậc cha mẹ thường hay đau lòng, khóc lóc con cái vì sao hư, vì sao mình thương con nhiều mà con không biết nghĩ cho mình. Phần lớn cũng bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục của bố mẹ mà ra.

Nếu đứa bé không học được cách tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh thì sẽ khó lòng trưởng thành và có nhận thức đúng đắn về thực tế, và dẫn đến không có những chiến lược giải quyết vấn đề phù hợp. Do đó, thay vì đánh chừa, cha mẹ có thể ôm con vào lòng, xoa chỗ đau cho con và thủ thỉ với bé về việc chạy nhanh, không chú ý nhìn đường có thể bị té rất đau, con nên chú ý hơn vào lần sau.

Nếu sự khó chịu xuất hiện, vì hành vi chưa phù hợp của con thì cần chỉ ra và hướng dẫn con cách xử lý thay vì đổ lỗi và trút giận cho bất cứ thứ gì khác. Điều này giúp trẻ hiểu được tính trách nhiệm mà mình cần có, cũng như học được những kỹ năng cần thiết để ứng phó với cuộc sống sau này.

Nàng dâu Pháp khiến mẹ chồng Việt được dịp bất ngờ với cách dạy con có một không hai
2 tháng hè qua Pháp thăm cháu, tôi ngỡ ngàng trước cách giáo dục con của nàng dâu Lara.

Dạy con ở nước ngoài

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con