Bé thông minh hay không nhìn tay là biết, 3 tín hiệu từ bàn tay nói lên chỉ số IQ cao

Kiều Trang - Ngày 20/07/2023 15:58 PM (GMT+7)

Để biết con có chỉ số IQ cao hay thấp, bố mẹ có thể quan sát bàn tay của trẻ.

Nhà giáo dục nổi tiếng Suhomlinski từng nói: "Mức độ phát triển trí thông minh sớm của trẻ thể hiện ở đầu ngón tay", điều đó có nghĩa là trí thông minh của bé có thể được đánh giá qua sự linh hoạt và nhanh nhẹn của các ngón tay bé. Bên cạnh đó, nhà giáo dục nổi tiếng Montessori sau khi nghiên cứu việc điều trị và giáo dục trẻ em thiểu năng trí tuệ, cũng đã chỉ ra rằng “sự phát triển trí thông minh cần được vận hành thông qua bàn tay”.

Theo đó thì nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, số lượng khớp thần kinh trong tế bào thần kinh não có mối quan hệ nhất định với trí thông minh của trẻ em, và số lượng liên kết khớp thần kinh chủ yếu phụ thuộc vào sự kích thích do thế giới bên ngoài mang lại. Trong tất cả các giác quan, quan trọng nhất là xúc giác. Bố mẹ sẽ thấy trẻ có thói quen cắn đồ vật, điều đó có nghĩa là bé đang nhận thức thế giới.

Ngón tay của bé là phương tiện tiếp xúc xúc giác, trên ngón tay có nhiều sợi thần kinh, có thể trực tiếp truyền cảm giác khi chạm vào đồ vật lên não. Đồng thời, ngón tay có thể kích thích các khớp thần kinh trong não bộ thần kinh thông qua các chuyển động khác nhau, từ đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đó là những lý giải vì sao nói: "Trẻ thông minh hay không, chỉ cần nhìn tay là biết".

Bé thông minh hay không nhìn tay là biết, 3 tín hiệu từ bàn tay nói lên chỉ số IQ cao - 2

3 tín hiệu của bàn tay nói lên trẻ có IQ cao

Bé thông minh hay không nhìn tay là biết, 3 tín hiệu từ bàn tay nói lên chỉ số IQ cao - 3

Sự linh hoạt, phối hợp tốt của các ngón tay

Nhà giáo dục Tao Xingzhi từng đưa ra khái niệm "tay và não", nghĩa là để trẻ nhận thức, vận hành và quan sát kiến ​​thức thông qua mắt, mũi, miệng và bàn tay của chính mình, đồng thời đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng vận động tinh của các ngón tay em bé trong giai đoạn sơ sinh.

Nếu độ linh hoạt của ngón tay trẻ tương đối cao, bố mẹ nên vui mừng vì điều này đủ cho thấy trí tuệ của trẻ đang phát triển tốt. Trong tương lai, khả năng tư duy, sáng tạo và các yếu tố liên quan đến trí thông minh của trẻ có thể cao hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Chẳng hạn như trong quá trình phát triển từ sơ sinh đến giai đoạn đầu biết đi, trẻ phải thực hiện nhiều hành động yêu cầu sự khéo léo của bàn tay như cầm đũa, cầm bút... Khi bố mẹ quan sát thấy trẻ có thể học các động tác này từ nhỏ một cách dễ dàng, điều này chứng minh bàn tay và các ngón tay của trẻ đã được phối hợp một cách nhịp nhàng, linh hoạt.

Bàn tay trẻ có sự vận động linh hoạt, chứng tỏ trẻ rất thông minh.

Bàn tay trẻ có sự vận động linh hoạt, chứng tỏ trẻ rất thông minh.

Thích dùng tay chạm vào mọi thứ xung quanh

Bản tính trẻ con vốn hiếu động và đầy tò mò với những điều mới lạ xung quanh, nhất là trẻ khoảng 3 tuổi thì sẽ trông không khác gì “vua phá phách”, chỉ cần bố mẹ không để ý, nhất định trẻ sẽ "châm ngòi" cho cơn tức giận của những ông bố bà mẹ bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên bố mẹ đừng vội la mắng hay cấm cản trẻ, ngược lại hãy dành nhiều thời gian để quan sát các hành vi nghịch ngợm này của con. Nếu bố mẹ thấy trẻ thường xuyên sử dụng tay để chạm vào, nắm bắt và khám phá các đồ vật, điều này chứng tỏ tâm trí của trẻ đang điều khiển việc khám phá môi trường xung quanh và các vật liệu trong đó.

Việc sử dụng tay để khám phá môi trường không chỉ cung cấp cho trẻ nhiều kinh nghiệm thực tế, mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan sát, tư duy và khám phá. Bằng cách sử dụng tay, trẻ có thể tạo ra những kết nối giữa sự tò mò và khả năng tư duy, giúp trẻ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và phát triển tư duy sáng tạo. Điều này cho thấy rằng, não bộ của trẻ đang phát triển một cách hiệu quả.

Trẻ có tư duy thích khám phá, thường sẽ muốn dùng tay để chạm vào các đồ vật xung quanh.

Trẻ có tư duy thích khám phá, thường sẽ muốn dùng tay để chạm vào các đồ vật xung quanh.

Bàn tay có sức mạnh

Bàn tay của con người chứa đựng một số lượng lớn các dây thần kinh, chúng có liên kết chặt chẽ với não bộ và sử dụng để truyền tải thông tin giữa não bộ và các phần khác của cơ thể. Do đó, sự phát triển của bàn tay và lực tay của trẻ có liên quan mật thiết đến sự phát triển trí não của trẻ.

Nếu tay của trẻ rất khỏe và có thể cầm nắm các vật có khối lượng, và trọng lượng nhất định một cách ổn định, điều này cho thấy rằng sự phát triển trí não của trẻ đang diễn ra bình thường. Đồng thời cũng chứng minh trẻ có khả năng phát triển các kỹ năng tay, và ngón tay cần thiết để thực hiện các hoạt động hằng ngày một cách hiệu quả.

Nếu bàn tay trẻ có thể cầm nắm đồ vật một cách chắc chắn thì đây cũng là tín hiệu cho thấy trẻ có IQ cao.

Nếu bàn tay trẻ có thể cầm nắm đồ vật một cách chắc chắn thì đây cũng là "tín hiệu" cho thấy trẻ có IQ cao.

Bé thông minh hay không nhìn tay là biết, 3 tín hiệu từ bàn tay nói lên chỉ số IQ cao - 7

Làm thế nào để trau dồi khả năng thực hành bằng tay, thúc đẩy trí thông minh cho trẻ?

Cho phép trẻ tự do vẽ tranh

Đa số trẻ em đều trải qua giai đoạn thích vẽ những nét bậy bạ khi còn nhỏ, và đôi khi bố mẹ cảm thấy phiền lòng vì hành vi này của trẻ. Tuy nhiên, thực tế là việc vẽ những nét bậy của trẻ không phải là hành vi vô ích, mà thể hiện sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.

Việc mua cho trẻ bảng vẽ và bút lông để tự do sáng tạo là một cách tuyệt vời, giúp rèn luyện khả năng thực hành của trẻ và cũng giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Khi trẻ được tự do vẽ và tưởng tượng, trẻ có thể phát triển khả năng tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, việc vẽ còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng tay, cải thiện khả năng tập trung và thúc đẩy sự phát triển trực giác. Khi trẻ vẽ, trẻ phải sử dụng các kỹ năng tay, tập trung vào chi tiết và đồng thời phải áp dụng các khái niệm hình học và màu sắc. Nhờ vậy mà có thể kích thích sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.

Vẽ tranh là một cách giúp rèn luyện sự linh động, khéo léo cho bàn tay trẻ.

Vẽ tranh là một cách giúp rèn luyện sự linh động, khéo léo cho bàn tay trẻ.

Chơi các trò chơi ngón tay, và thực hiện nhiều bài tập ngón tay hơn

Chuyên gia giáo dục Qian Zhiliang cho biết: "Để trẻ thông minh và khéo léo, việc rèn luyện đôi tay là vô cùng cần thiết". Ông khuyến nghị bố mẹ nên cho trẻ tập luyện tay nhiều hơn. Bố mẹ có thể tìm kiếm các bài luyện tập dành cho bàn tay trên mạng, hoặc dạy trẻ thực hiện các động tác đơn giản như xoay tay, bóp tay hay uốn cong ngón tay. Các bài tập đơn giản như vậy giúp trẻ cải thiện độ linh hoạt và khả năng điều khiển tay.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tạo ra các trò chơi vui nhộn để tập luyện ngón tay cho trẻ. Ví dụ như chơi đếm ngón tay, hoặc hát theo các bài đồng dao có liên quan đến tập luyện ngón tay. Những trò chơi này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng tay, mà còn giúp trẻ vui chơi và học tập một cách thích thú, hiệu quả.

3 bước phát triển trí não tốt, bố mẹ áp dụng đúng con dễ dàng vào nhóm những người IQ cao nhất thế giới
Bố mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển não bộ của trẻ và hỗ trợ phù hợp trong từng thời điểm vàng.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con