Đứa trẻ có 3 điểm mạnh này từ nhỏ, lớn lên thường giỏi kiếm tiền

Thi Thi - Ngày 24/04/2024 15:59 PM (GMT+7)

Trẻ được rèn luyện một số thói quen tốt, sẽ có lợi cho quá trình trưởng thành sau này.

Kevin Crews đã phỏng vấn 288 người thành công, trong đó có 7 tỷ phú, 239 doanh nhân, 13 vận động viên Olympic và 29 sinh viên giỏi, và nhận thấy những người này có khả năng kiểm soát thời gian tốt. Họ biết bản thân muốn làm gì, nên làm khi nào đạt được mục tiêu hiệu quả.

Nói cách khác, những người biết kiểm soát thời gian thường có thể kiểm soát tốt cuộc sống của mìn , đạt được thành công lớn trong sự nghiệp, tạo ra khối tài sản khổng lồ và có được cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Nhà văn Nga Rybkov từng nói: “Người tính thời gian bằng phút có thời gian gấp 59 lần người tính thời gian bằng giờ”.

Nếu một đứa trẻ xem thời gian là nguồn lực quan trọng, có thể quản lý thời gian một cách có hệ thống, học tập hiệu quả và giải quyết công việc đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, thì chắc chắn sẽ có thể tạo ra nhiều thời gian để phát triển sở thích, nâng cao hơn nữa khả năng của mình.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên khả năng quản lý thời gian còn yếu. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn  trẻ từ từ phát triển “điểm mạnh” này, từ đó làm chủ cuộc sống và việc học của mình.

Trẻ em đều có vấn đề về sự trì hoãn. Vậy làm thế nào thể giúp trẻ ngừng trì hoãn và trở thành người làm chủ thời gian? Trước khi bắt đầu phần này, trước tiên bố mẹ hãy tìm hiểu “Định luật Janet”.

Theo định luật Janet, thời gian ghi nhớ chủ quan của thanh thiếu niên tương đối dài, còn thời gian ghi nhớ chủ quan của người trung niên và người già sẽ ngắn hơn.

Nói cách khác, độ dài thời gian tâm lý tại một thời điểm nhất định trong cuộc đời của một người tỷ lệ nghịch với tuổi tác. Người càng lớn tuổi, thời gian dường như càng trôi nhanh hơn.

Trẻ em và người lớn có những nhận thức khác nhau về thời gian. “Nhanh lên” là một khái niệm trừu tượng. Nếu bố mẹ cằn nhằn và lẩm bẩm “Nhanh lên”, việc liên tục thúc giục con là vô ích.

Lý do cơ bản khiến trẻ trì hoãn là vì chưa hiểu đủ về thời gian và không biết cách quản lý thời gian của mình. Do đó, bố mẹ có thể 4 “thủ thuật” sau đây, để giúp con sửa đổi tính trì hoãn, biết cách quản lý thời gian và cuộc sống tốt hơn.

Đứa trẻ có 3 điểm mạnh này từ nhỏ, lớn lên thường giỏi kiếm tiền - 1

Làm quen với đồng hồ

Muốn con làm chủ thời gian thì trước tiên bố mẹ hãy dạy con hiểu biết đồng hồ. 

Không nhất định phải hướng dẫn trẻ một cách có chủ ý, chỉ cần đưa nhận thức này vào cuộc sống.

Một khi trẻ có thể hiểu được kim giờ thì có thể dạy được thời gian chính xác.

Ví dụ: “Khi kim giờ dài chỉ số 9 thì chúng ta nên đi ngủ”.

"Khi kim giờ ngắn chỉ số 3 và kim giờ dài chỉ số 12 thì lúc đó đúng là 3 giờ."

"Khi kim giờ ngắn chỉ số 3 và kim giờ dài chỉ số 6 thì lúc đó là 3:30."

Muốn con làm chủ thời gian thì trước tiên bố mẹ hãy dạy con hiểu biết đồng hồ.

Muốn con làm chủ thời gian thì trước tiên bố mẹ hãy dạy con hiểu biết đồng hồ. 

Khi trẻ hiểu được chính xác thời gian và phút thì bố mẹ có thể dạy tính phút.

Ví dụ, dạy trẻ từng khoảng thời gian 5 phút:

"Khi kim giờ dài chỉ đến số 1 tức là còn 5 phút. Chúng ta hãy ăn xong món súp trong 5 phút nữa nhé!".

"Khi kim giờ dài chỉ số 11 thì có 55 phút. Khi kim giờ ngắn chỉ số 11 và kim giờ dài chỉ số 11, chúng ta đã sẵn sàng ăn trưa."

Khi bố mẹ tiếp tục lặp lại quá trình này trong cuộc sống hàng ngày, nhận thức của con về thời gian sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Đứa trẻ có 3 điểm mạnh này từ nhỏ, lớn lên thường giỏi kiếm tiền - 3

Đặt giới hạn thời gian thực hiện công việc

Trẻ thường làm mọi việc rất tùy hứng. Nếu mẹ bảo trẻ uống nước, trẻ có thể lảng vảng trong 10 hoặc 20 phút, nếu được yêu cầu vẽ màu đỏ, trẻ sẽ lảng vảng cả tiếng đồng hồ và không vẽ được nét nào.

Các chuyên gia gợi ý rằng, trong những trường hợp này bố mẹ nên đặt ra thời hạn rõ ràng. Trẻ em thường cần sự giúp đỡ của bố mẹ để có thể làm mọi việc suôn sẻ hơn. Việc đặt ra thời hạn, não trẻ sẽ có cảm giác khủng hoảng mạnh mẽ. Khi sự chú ý được nâng lên, tiềm năng sẽ được kích thích.

Đặt giới hạn thời gian thực hiện công việc cho trẻ.

Đặt giới hạn thời gian thực hiện công việc cho trẻ.

Trước khi làm bất cứ điều gì, hãy thông báo cho trẻ biết trước nên dành bao nhiêu thời gian để hoàn thành. Nếu trẻ không hoàn thành trong thời gian quy định, nhưng việc trẻ thích làm sẽ không được phép trong ngày hôm đó. 

Khi trẻ tiến bộ, hãy nhớ khen thưởng kịp thời. Đó có thể là khen ngợi bằng lời nói, hãy tìm điều gì đó đáng khen. Phần thưởng tinh thần (đọc thêm một câu chuyện, chơi trò chơi cùng nhau), phần thưởng vật chất (chẳng hạn như mua một món đồ chơi mà trẻ thích). Thông thường, những phần thưởng tinh thần về lâu dài có lợi hơn cho sự phát triển trí não của trẻ.

Đứa trẻ có 3 điểm mạnh này từ nhỏ, lớn lên thường giỏi kiếm tiền - 5

Lập kế hoạch thói quen sinh hoạt

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự mệt mỏi và căng thẳng do lịch trình sống không đều đặn gây ra sẽ kích hoạt “bản năng sinh tồn” của não bộ, cho phép chúng ta tập trung vào những thứ xung quanh thay vì bản thân học tập hoặc làm việc.

Để trẻ kiểm soát tốt hơn khả năng tập trung của mình, hãy cố gắng cho trẻ sống một cuộc sống đều đặn theo kế hoạch hàng ngày.

Lập kế hoạch thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp trẻ quản lý thời gian và cuộc sống tốt hơn.

Lập kế hoạch thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp trẻ quản lý thời gian và cuộc sống tốt hơn.

Để giảm bớt áp lực, bố mẹ có thể lên kế hoạch cho cuộc sống của mình theo một dòng thời gian, sau đó in ra và hướng dẫn: Khi nào thức dậy, thời gian làm việc trong ngày, mất bao lâu và phải làm gì khi đi học về, học lúc mấy giờ, học trong bao lâu và đi ngủ lúc mấy giờ.

Thời gian đầu bố mẹ là người phụ trách nhắc nhở và yêu cầu. Nhưng sau đó hãy giúp trẻ hiểu được dòng chảy cuộc sống của mình, tìm ra quy tắc và nhìn vào biểu đồ làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày.

Khi kiên trì thực hiện, trẻ sẽ có thể quản lý cuộc sống và học tập của mình tốt hơn.

Đứa trẻ có 3 điểm mạnh này từ nhỏ, lớn lên thường giỏi kiếm tiền - 7

Chỉ một hành động nhỏ vào cuối tuần, mẹ đã có thể nuôi con thông minh và cao lớn nhanh hơn
Việc đưa trẻ vui chơi ngoài trời có tác động tích cực đến thể chất và trí não.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con