Có hai cách bố mẹ nên áp dụng để nuôi dưỡng tư duy, trí thông minh của trẻ.
Một chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng, chúng ta dễ dàng nhận thấy những đứa trẻ có triển vọng thường có hai năng lực đặc biệt, có khả năng thành công trong tương lai.
Hai đặc điểm nổi bật ở trẻ thông minh
Khả năng tư duy mạnh mẽ
Những đứa trẻ lớn lên có triển vọng thường thể hiện kỹ năng tư duy tốt hơn khi còn nhỏ. Khả năng tư duy logic của trẻ quyết định năng lực học tập và sáng tạo, đây chính là điều kiện cần thiết để thành công. Có thể thấy, yếu tố này rất quan trọng.
Khả năng tư duy đề cập đến việc suy nghĩ chính xác và hợp lý. Đây là một khái niệm rất trừu tượng.
Nói một cách đơn giản, những đứa trẻ có kỹ năng tư duy logic tốt thường có thể giải quyết vấn đề và tư duy vấn đề tốt hơn.
Ví dụ, khả năng số học, nhận thức cao, trí nhớ và viết tốt đều là những biểu hiện của khả năng tư duy logic mạnh mẽ.
Những đứa trẻ lớn lên có triển vọng thường thể hiện kỹ năng tư duy tốt hơn khi còn nhỏ.
Trí tuệ cao và bộ não cực kỳ thông minh
Hầu hết những đứa trẻ có triển vọng trong tương lai đều có trí thông minh tương đối cao. Điều này có nghĩa là trẻ có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp rất tốt.
Bao gồm khả năng quan sát, trí tưởng tượng và thích ứng đều trên mức tiêu chuẩn.
Nói chung, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao sẽ luôn cư xử khác biệt khi đối mặt với những điều bất ngờ và phức tạp, và có nhiều khả năng nổi trội hơn.
Một đứa trẻ có trí tuệ nhanh và trí thông minh cao sẽ có lợi thế trong học tập sau này, dễ dàng thích nghi với môi trường phức tạp trong công việc, hòa nhập tốt với đời sống tập thể.
Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao sẽ luôn cư xử khác biệt khi đối mặt với những điều bất ngờ và phức tạp.
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng tư duy, trí thông minh để trẻ có triển vọng hơn trong tương lai?
Chơi nhiều game giải đố hơn
Bố mẹ nên cùng con chơi những trò chơi mang tính giáo dục khi có thời gian. Dù chỉ là một trò chơi đơn giản nhưng có thể giúp trẻ vận dụng, kích tích trí não.
Ví dụ, đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng que diêm để làm các bài toán số học, hay di chuyển các hình vuông, đếm bông hoa... đều có tác dụng nhất định. Những trò chơi giáo dục này rất thú vị và thực tế, đồng thời có thể huy động tối đa sự nhiệt tình suy nghĩ của trẻ. Dưới sự rèn luyện này, trí não của trẻ có thể phát triển toàn diện.
Bố mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi logic, trí tuệ như xếp hình, trò chơi đố vui, hay các hoạt động bằng tay như vẽ tranh, làm thủ công... Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ giải trí mà còn rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, sáng tạo.
Các trò chơi logic, trí tuệ như xếp hình, trò chơi đố vui tốt cho trẻ rèn luyện trí não.
Ngoài ra, việc cùng nhau thảo luận về những chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý... cũng là cách giúp trẻ mở rộng kiến thức. Bố mẹ có thể chia sẻ những thông tin có liên quan, sau đó cùng con tìm hiểu và thảo luận sâu hơn về những vấn đề đó.
Những hoạt động học tập gắn liền với trò chơi sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Thông qua những trải nghiệm vui vẻ, trẻ sẽ cảm thấy học tập là một quá trình thú vị, kích thích trí não hoạt động tốt.
Đọc thêm sách rèn luyện tư duy
Đọc sách không chỉ mang lại kiến thức mà còn có nhiều lợi ích khác cho sự phát triển của trẻ.
Điều này giúp trẻ tiếp cận với nhiều chủ đề, kiến thức và ý tưởng đa dạng, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi tiếp xúc với những câu chuyện, nhân vật và bối cảnh phong phú, trẻ sẽ không ngừng tò mò, khám phá và trau dồi vốn từ vựng.
Quá trình đọc sách đòi hỏi trẻ phải tập trung, suy nghĩ và liên kết các thông tin. Điều này rèn luyện khả năng tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề. Trẻ sẽ tập thói quen quan sát, so sánh, suy luận và đưa ra những kết luận phù hợp.
Đọc thêm sách rèn luyện tư duy tốt.
Đồng thời giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. Khi tiếp xúc với những câu chuyện kỳ ảo, những nhân vật và thế giới mới lạ, trẻ sẽ tự mình hình dung ra những hình ảnh, sự kiện và diễn biến trong tâm trí. Điều này thúc đẩy sự phát triển của vùng não phụ trách tư duy sáng tạo.
Đây cũng là cách để trẻ tìm hiểu về bản thân, những cảm xúc và ứng xử trong các mối quan hệ. Qua các nhân vật và câu chuyện, trẻ có thể học hỏi cách xử lý những tình huống khó khăn, thách thức trong cuộc sống.