Khi con "nổi loạn", không tức giận hay quát mắng, bố mẹ EQ cao có 3 cách trị độc đáo

Thi Thi - Ngày 30/07/2024 21:32 PM (GMT+7)

Bố mẹ hãy cố gắng xử lý theo 3 cách để thuận lợi giao tiếp hơn với con.

Gia đình là môi trường quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, một số gia đình đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn, thậm chí còn khó hòa giải.

Trẻ tuổi dậy thì có nhiều thay đổi về nhận thức và tính cách. Trường hợp, trẻ không tôn trọng bạn và phớt lờ bố mẹ, lúc này nên ứng phó thế nào?

Một chuyên gia tâm lý nổi tiếng tại Trung Quốc cho biết, bố mẹ đừng vội thể hiện sự tức giận, hay đánh mất lý trí, hãy cố gắng xử lý theo 3 cách.  

Khi con amp;#34;nổi loạnamp;#34;, không tức giận hay quát mắng, bố mẹ EQ cao có 3 cách trị độc đáo - 1

Cố gắng giữ được sự điềm tĩnh

Khi trẻ không tôn trọng và phớt lờ bố mẹ, đừng tức giận, hãy bình tĩnh và cười trừ. Sự tức giận sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn, nhưng nụ cười và sự kiên nhẫn có thể xoa dịu bầu không khí khó xử, giúp cả hai bên bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề.

Sự cư xử thiếu tôn trọng của trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như trẻ đang trong giai đoạn phát triển và tự khẳng định bản thân, hoặc trẻ chưa được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử thích hợp. Thay vì phản ứng bằng cảm xúc tiêu cực, bố mẹ nên kiên nhẫn và hiểu được thời điểm phát triển nhạy cảm này.

Cố gắng giữ được sự điềm tĩnh.

Cố gắng giữ được sự điềm tĩnh.

Gia đình là nơi trú ẩn ấm áp, bố mẹ và con cái nên tôn trọng và hiểu nhau. Sự khuyến khích, giáo dục và hướng dẫn có hiệu quả hơn nhiều so với việc quát mắng bộc phát.

Bằng cách giữ bình tĩnh, lắng nghe và tìm cách giải quyết vấn đề một cách thấu hiểu, bố mẹ sẽ xây dựng được mối quan hệ lành mạnh, tin cậy, qua đó rèn luyện được tính tôn trọng cho trẻ.

Khi con amp;#34;nổi loạnamp;#34;, không tức giận hay quát mắng, bố mẹ EQ cao có 3 cách trị độc đáo - 3

Đừng tranh cãi với con

Khi trẻ không tôn trọng và cố tình phớt lờ, đừng tranh cãi. Tranh luận sẽ chỉ làm xung đột thêm sâu sắc, trong khi nhượng bộ và thấu hiểu sẽ giải quyết được vấn đề.

Bố mẹ cần nhận ra rằng hành vi phớt lờ và thiếu tôn trọng của trẻ không hẳn là cố ý xúc phạm, mà có thể do trẻ chưa phát triển đủ kỹ năng xã hội và giao tiếp. Thay vì phản ứng bằng cách tranh cãi, bố mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

Đừng tranh cãi với con.

Đừng tranh cãi với con.

Bố mẹ nên làm gương, dùng hành động tích cực để tác động trẻ hiểu tầm quan trọng của sự tôn trọng và hiểu biết. Trẻ em thường học tập theo mẫu bố mẹ, vì vậy hãy lắng nghe và giao tiếp văn minh.

Trẻ ở giai đoạn này những suy nghĩ và quan niệm sống vẫn chưa trưởng thành. Thực tế, trẻ cần bố mẹ là giáo viên, hướng dẫn đúng đắn và thiết lập những giá trị đúng đắn. Bằng cách kiên nhẫn và tích cực hướng dẫn, bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng ứng xử và tôn trọng.

Khi con amp;#34;nổi loạnamp;#34;, không tức giận hay quát mắng, bố mẹ EQ cao có 3 cách trị độc đáo - 5

Không mắng con trước người khác

Khi gặp vấn đề giao tiếp với con, đừng vội nói chuyện công khai mà hãy trao đổi riêng tư để tìm ra giải pháp chung. Điều này không chỉ giúp bảo vệ tình cảm gia đình mà còn tạo điều kiện cho các thành viên có thể cởi mở, thẳng thắn và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Người lớn quan trọng thể diện, tại sao trẻ con lại không? Đôi khi, điều đặc biệt quan trọng là đưa ra cho con sự hướng dẫn đúng đắn. 

Không mắng con trước người khác.

Không mắng con trước người khác.

Hạn chế kể sự bất mãn về con với người khác. Điều này không chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ mà còn có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có trong cộng đồng. Thay vào đó, hãy chia sẻ những khó khăn với chính đứa trẻ hoặc với người thân trong gia đình để tìm ra giải pháp chung.

Khi con amp;#34;nổi loạnamp;#34;, không tức giận hay quát mắng, bố mẹ EQ cao có 3 cách trị độc đáo - 7

Mẹ nói 3 câu với con trong bữa ăn, EQ và IQ tự khắc tăng lên, tương lai triển vọng
Cách bố mẹ giao tiếp với con trên bàn ăn, cũng tác động tích cực đến quá trình phát triển của trẻ.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con