Cách bố mẹ giao tiếp với con trên bàn ăn, cũng tác động tích cực đến quá trình phát triển của trẻ.
Trong quá trình trẻ lớn lên khỏe mạnh, không thể tách rời sự chăm sóc chu đáo của bố mẹ. Trong đó, bữa ăn tối và trò chuyện cùng bố mẹ có tác động đến sự phát triển của trẻ. Đây là khoảng thời gian đặc biệt trong ngày, khi gia đình cùng nhau đoàn tụ, chia sẻ và gắn kết.
Nếu bố mẹ thường xuyên nói 3 câu với con trong bữa ăn, có thể nuôi dưỡng trẻ ngoan, tiềm năng triển vọng trong tương lai.
"Con ăn ngon miệng mẹ vui lắm! Mẹ yêu con!"
Thực tế, đối với trẻ nhỏ, rất thích nghe được "Bố mẹ yêu con". Những lời tình cảm như vậy có thể xây dựng cho con cảm giác an toàn và dạy cách bày tỏ tình yêu thương với người khác.
Lời khen ngợi và thể hiện tình yêu thương, trẻ cảm thấy được quan tâm, được chấp nhận và trân trọng. Điều này quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và xây dựng niềm tin.
Có thể nói, những lời yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ của bố mẹ chính là "thức ăn tinh thần" không thể thiếu đối với sự lớn lên của trẻ. Giúp trẻ không chỉ hạnh phúc, mà còn trưởng thành với lòng tự tin, yêu thương.
Vì vậy, trong mỗi bữa ăn gia đình, bố mẹ nên thể hiện tình yêu thương một cách thường xuyên. Những lời động viên, trò chuyện ấm áp sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc, góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó, tin cậy giữa bố mẹ và con cái.
"Mẹ thấy con ăn rất khỏe, cảm ơn con đã biết trân trọng thức ăn!"
Những lời khen ngợi và cảm ơn như vậy rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng tình cảm của trẻ. Khi được bố mẹ khen ngợi, trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự hào và muốn tiếp tục duy trì những hành vi tốt đẹp.
Thực tế, những người biết ơn sẽ thành công hơn, dù trong cuộc sống hay công việc, thường có trí tuệ EQ và IQ cao.
Luôn nói "cảm ơn" với con khi ăn không chỉ thể hiện sự quan tâm, mà còn giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, biết sống hòa nhập và cảm thông với mọi người.
Bên cạnh đó, việc bày tỏ sự biết ơn cũng giúp trẻ nhận thức được những nỗ lực, hy sinh của bố mẹ. Từ đó, trẻ sẽ càng trân trọng và yêu quý gia đình hơn.
Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên dùng những lời nói như "Cảm ơn", "Bố mẹ tự hào về con" để động viên và khích lệ.
"Hôm nay mẹ làm thêm món mà con thích, hãy chia một ít với bố/anh/ chị/ em nữa nhé!"
Những đứa trẻ biết chia sẻ thường rộng lượng, ngoan hơn. Vì vậy, dạy trẻ cách chia sẻ cũng tương đương với việc dạy trẻ khả năng hòa hợp với thế giới.
Khi có thêm món ăn, bố mẹ nên khuyến khích con chia sẻ với anh chị em hoặc bạn bè. Điều này giúp trẻ học cách nhường nhịn, biết quan tâm đến người khác, cũng như nhận thức được rằng hạnh phúc sẽ tăng lên khi ta chia sẻ với người khác.
Hơn nữa, trẻ sẽ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với những người xung quanh. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ lâu dài và học cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả.
Vì vậy, bố mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ món ăn, đồ chơi hoặc những thứ khác với anh chị em và bạn bè. Nhằm giúp trẻ học cách quan tâm đến người khác, tạo ra những kinh nghiệm về sự chia sẻ và hòa hợp với cộng đồng.