Không cần quát mắng, mẹ dùng 5 cách này dạy con ngoan ngoãn, chủ động học tập

Thi Thi - Ngày 19/11/2023 23:10 PM (GMT+7)

Trong 5 trường hợp sau đây, bố mẹ nên truyền tải sự động viên, khích lệ kịp thời, nhằm tạo ra động lực, giúp trẻ phấn đấu.

Một chuyên gia tâm lý kể lại trải nghiệm của bản thân thời tiểu học, trong giờ học Toán, giáo viên giao một câu hỏi cho cả lớp, lúc đó cô vẫn còn là đứa trẻ và có tính cách lạc quan, nên nhanh chóng giơ tay phát biểu. Khi giáo viên gọi cô lên trả lời câu hỏi, cô bé tiểu học đã tự tin đưa ra câu trả lời, nhưng thực tế là đáp án sai

Người thầy thở dài nói: "Bài tập đơn giản như vậy mà không thể trả lời được. Các em đang làm gì trong lớp vậy? Xem ra là các em không nghe kỹ lời giảng."

Những lời này khiến cô đỏ mặt xấu hổ, cả tiết học về sau, cô tiếp tục giữ im lặng trong lớp. Tối hôm đó đi học về, cô bé tâm tình không tốt liền chủ động giúp mẹ lau bàn.

Người mẹ nhìn thấy liền đi tới lấy giẻ lau rồi nói: "Đừng lau nữa, mẹ thấy không sạch mà còn bẩn thêm". Cô bé lúc đó nghe xong lời mẹ nói, lặng lẽ đặt miếng giẻ xuống rồi trở về phòng nghỉ.

Khi cô bé trở về phòng, vốn là muốn tìm một cuốn sách để đọc, nhưng lại nhìn giá sách bừa bộn, trong lòng thầm nghĩ: "Nếu mình có thể sắp xếp lại giá sách, liệu mẹ có khen ngợi mình không?"

Vì vậy, cô bé lúc bắt đầu dọn sách, nhưng những cuốn sách trên giá sách không thể kiểm soát được đến nỗi chúng lần lượt rơi xuống đất. Về sau, cô bé tin rằng bản thân mình thật vụng về, sau này, khi Linh Linh học cấp ba, cô luôn là đứa trẻ khép kín nhất trong lớp. 

Cho đến một hôm thầy giáo hỏi: “Trong lớp em luôn chăm chú nghe giảng, sao không bao giờ giơ tay trả lời câu hỏi của thầy?”

Cô im lặng vài giây mới trả lời: “Bởi vì em ngốc quá, cái gì cũng không làm được, nên không muốn gây phiền toái cho người khác.”

Người thầy khi đó đã nói với cô rằng: “Trong mắt thầy, không bao giờ có đứa trẻ ngốc nghếch. Chỉ cần em siêng năng và đủ tự tin thì không có gì là em không thể học tốt”.

Từ đó, cô nghe theo lời giáo viên, tích cực giơ tay trả lời các câu hỏi trong lớp, sau giờ học khi gặp câu hỏi không hiểu, cô đã kịp thời tìm đến giáo viên và các bạn để được giúp đỡ. Vì vậy, sau một thời gian, điểm số của cô từ hạng trung tăng vọt lên top ba trong lớp.

Theo vị chuyên gia, đây là sức mạnh của lời gợi ý và sự động viên, nếu bố mẹ sử dụng đúng cách, trẻ sẽ tiến bộ dần dần. Trong 5 trường hợp sau đây, bố mẹ nên truyền tải sự động viên, khích lệ kịp thời, nhằm tạo ra động lực, giúp trẻ phấn đấu, biết phát triển bản thân tốt hơn.

Không cần quát mắng, mẹ dùng 5 cách này dạy con ngoan ngoãn, chủ động học tập - 2Không cần quát mắng, mẹ dùng 5 cách này dạy con ngoan ngoãn, chủ động học tập - 3

Gợi ý hỗ trợ khi trẻ thiếu tập trung

Một phụ huynh phàn nàn rằng, vào mỗi buổi tối con trai chị thường chủ động vào bàn học chăm chỉ, nhưng có một hôm chị phát hiện, cậu bé giấu dưới học tủ một gói đồ ăn nhẹ, món đồ chơi nhỏ... cậu bé lén chơi khi mẹ không chú ý.

Người mẹ cho biết, bản thân luôn nghĩ rằng con trai tập trung đọc sách nhưng thực chất đây chỉ là sự tự lừa dối, đùa giỡn.

Thực tế, nhiều trẻ ham chơi hoặc cố tỏ ra thông minh "giả" chỉ để cho vui, đây được xem là trở ngại lớn trong quá trình học tập. Nếu muốn giúp con sửa chữa hành vi này, bố mẹ nên sử dụng sức mạnh của những gợi ý.

Ví dụ, khi trẻ quên mang sách, mẹ có thể nói với con rằng: "Đã lâu rồi con chưa bao giờ để sách ở nhà. Con quên à? Có cần mẹ nhắc con mỗi ngày không?"

Hay khi trẻ quên bài tập về nhà: "Con hiếm khi quên bài tập về nhà. Ngày nào đi học về con cũng làm cẩn thận. Hôm nay có vấn đề gì ở trường không?"

Khi trẻ mất kiên nhẫn với bài tập về nhà: "Để mẹ xem câu hỏi nào đang làm khó con, chúng ta cùng tìm cách giải nhé!"

Nguyên nhân khiến trẻ trì hoãn, thiếu tập trung thường là do sức hút của môi trường bên ngoài.

Nguyên nhân khiến trẻ trì hoãn, thiếu tập trung thường là do sức hút của môi trường bên ngoài.

Không cần quát mắng, mẹ dùng 5 cách này dạy con ngoan ngoãn, chủ động học tập - 5

Khi trẻ lo lắng vì bị phát hiện nói dối

Vì vậy, việc trẻ nói dối là điều bình thường trong quá trình phát triển. Nhưng vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn nếu bố mẹ không giúp trẻ sửa đổi kịp thời. 

Nhiều trường hợp trẻ nói dối được xem là cơ chế phòng vệ tâm lý, và động cơ đằng sau việc nói dối thường là để đạt được những kỳ vọng cụ thể.

Ví dụ, trẻ khao khát một thứ không thể có, sợ bị trừng phạt sau khi phạm lỗi, cố gắng bảo vệ tâm lý hoặc hợp lý hóa hành vi để giảm bớt cảm giác tội lỗi.

Vậy làm thế nào để một đứa trẻ nhận ra vấn đề nói dối? Thay vì chỉ trích, tốt hơn là gợi ý về việc nhận lỗi.

"Mẹ biết con nói như vậy vì sợ bị chỉ trích. Nhưng nếu con không nói thật, chúng ta sẽ không biết được suy nghĩ và mong muốn của con."

"Bố mẹ là những người gần gũi và đáng tin cậy nhất với con. Tình yêu của bố mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi vì bất kỳ điều gì hay ai. Dù có chuyện gì xảy ra, đừng sợ hãi. Hãy nói sự thật và chúng ta sẽ cùng giải quyết."

"Chúng ta đều mắc sai lầm. Quan trọng là dũng cảm đối mặt và chịu trách nhiệm, để mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn. Bố mẹ tin rằng con có thể làm được."

Nhiều trường hợp trẻ nói dối được xem là cơ chế phòng vệ tâm lý, và động cơ đằng sau việc nói dối thường là để đạt được những kỳ vọng cụ thể.

Nhiều trường hợp trẻ nói dối được xem là cơ chế phòng vệ tâm lý, và động cơ đằng sau việc nói dối thường là để đạt được những kỳ vọng cụ thể.

Không cần quát mắng, mẹ dùng 5 cách này dạy con ngoan ngoãn, chủ động học tập - 7

Khi trẻ rụt rè, hãy tiếp thêm cho con sự dũng cảm

Tính cách của đứa trẻ có vẻ rụt rè trong hầu hết các trường hợp bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Nếu muốn con tự tin hơn, bố phải chú ý nuôi dưỡng cảm giác an toàn. 

Khi trẻ thể hiện sự dũng cảm, hãy lên tiếng khen ngợi và khích lệ. Tạo điểm tựa tích cực bằng cách nhắc về những thành tựu, sự tiến bộ mà con đã đạt được. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra khả năng của mình và thúc đẩy sự tự tin.

Hãy thử đặt trẻ vào các tình huống thử thách có thể giúp con phát triển kỹ năng quản lý căng thẳng, vượt qua sự e ngại. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng mức độ thử thách phù hợp với khả năng và độ tuổi, luôn đồng hành và hỗ trợ trẻ trong quá trình đối mặt với những thử thách này.

Ví dụ, "Việc này không phức tạp như con tưởng tượng, nếu không được thì chúng ta thử lại lần nữa."

"Đừng lo lắng, mẹ tin con có thể làm được".

"Cho dù lần này không đạt được kết quả như mong đợi, nhưng lần sau con sẽ có kinh nghiệm để đến gần thành công hơn."

Tính cách của đứa trẻ có vẻ rụt rè trong hầu hết các trường hợp bị ảnh hưởng bởi môi trường sống.

Tính cách của đứa trẻ có vẻ rụt rè trong hầu hết các trường hợp bị ảnh hưởng bởi môi trường sống.

Không cần quát mắng, mẹ dùng 5 cách này dạy con ngoan ngoãn, chủ động học tập - 9

Khi trẻ gặp rắc rối vì tính tò mò

Thực tế, những đứa trẻ có tính tò mò cao thường dễ gặp rắc rối, và khi phụ huynh đối mặt với trường hợp này, việc chỉ trích và ngăn cản thường không mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu muốn trẻ nhận thức và điều chỉnh hành vi gây rắc rối của mình, thì giao tiếp ngầm là một yếu tố cần thiết.

Ví dụ: "Mẹ biết con không phải cố ý làm như vậy, nếu là vì tò mò, trước hết phải nói cho bố biết để giúp con trong phạm vi an toàn".

"Nếu chúng ta có thể cùng nhau khám phá thì vấn đề này chắc chắn sẽ trở nên ý nghĩa hơn".

"Chuyện cũng đã xảy ra rồi, nhưng bố mẹ có một số đề nghị, con có sẵn lòng nghe không?"

Nếu muốn trẻ nhận thức và điều chỉnh hành vi gây rắc rối của mình, thì giao tiếp ngầm là một yếu tố cần thiết.

Nếu muốn trẻ nhận thức và điều chỉnh hành vi gây rắc rối của mình, thì giao tiếp ngầm là một yếu tố cần thiết.

Không cần quát mắng, mẹ dùng 5 cách này dạy con ngoan ngoãn, chủ động học tập - 11

Khi trẻ bắt đầu hình thành thói quen xấu

Nhiều đứa trẻ có tính trí hoãn, ví dụ như trong bữa ăn, chỉ có một cái bánh và uống một cốc sữa đậu nành nhưng lại mất hết 40 phút, những chiếc trên tay không phải để ăn mà là để nghịch từng miếng nhỏ.

Hay nhiều trẻ sợ làm bài tập một mình trong phòng, nhưng thực tế mỗi khi đến giờ học lại nhìn quanh và hoàn toàn mất tập trung.

Trong những trường hợp này, thay vì quát mắng hay kỷ luật quá nghiêm khắc. Bố mẹ hãy thiết lập lại những quy định rõ ràng về hành vi mà bố mẹ mong muốn trẻ thực hiện. Đảm bảo rằng quy tắc này được trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu, áp dụng một cách nhất quán.

Ví dụ, nếu trẻ có thói quen xấu là xem quá nhiều TV, bố mẹ có thể đặt quy định là thời gian xem TV hợp lý và rõ ràng.

Hay tạo điều kiện để trẻ dễ dàng thực hiện các hành vi tích cực và tránh các xung đột hoặc kích thích xấu. Bố mẹ có thể thiết kế môi trường như sắp xếp đồ chơi một cách gọn gàng, tạo ra lịch trình rõ ràng để trẻ biết được những hoạt động tích cực cần thực hiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xây dựng kỹ năng thú vị.

Bố mẹ hãy thiết lập lại những quy định rõ ràng về hành vi mà bố mẹ mong muốn trẻ thực hiện.

Bố mẹ hãy thiết lập lại những quy định rõ ràng về hành vi mà bố mẹ mong muốn trẻ thực hiện.

7 hành động hàng ngày bố mẹ vô tình dạy con trở nên xấu tính mà không hề hay biết
Dưới đây là 7 tình huống hầu như xảy ra hàng ngày, bố mẹ tưởng tốt nhưng vô tình dạy "hư" con trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con