Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ vượt qua tính nhút nhát, để con tự tin thể hiện khả năng của bản thân nếu có phương pháp giáo dục phù hợp từ sớm.
Nhà giáo dục nổi tiếng người Ý từng nói rằng, sự phát triển trí tuệ của một người phụ thuộc phần lớn vào khả năng ngôn ngữ.
Khi trưởng thành, chúng ta đã nhận ra rõ ràng lời nói quan trọng như thế nào đối với cuộc sống. Vì vậy, trẻ quá rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát, tự ti, khó giao tiếp với người khác.
Trẻ cũng sẽ cảm thấy gượng gạo, thiếu an toàn và căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý, chẳng hạn như khi đứng trước đám đông.
Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát, giúp con tự tin thể hiện khả năng của bản thân nếu có phương pháp giáo dục phù hợp từ sớm.
Vì sao nhiều trẻ ngày càng rụt rẻ, khó thể hiện bản thân?
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ yếu
Chúng ta có thể thấy rằng nhiều trẻ khi mô tả một cái gì đó, trẻ luôn nói lắp một cách vô thức và lời nói không rõ ràng, điều này luôn khiến người nghe cảm thấy lo lắng.
Trong thâm tâm trẻ đã nhận thức rõ vấn đề này, nhưng não và tay chân chưa phối hợp kịp thời, do kỹ năng tổ chức còn yếu nên trẻ sẽ khó diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng.
Trên thực tế, khi trẻ nói lắp, lúc này bố mẹ nên hướng dẫn phù hợp cho con, tập cho trẻ nói những câu từ ngữ rõ ràng, liền mạch, để hạn chế việc trẻ hình thành thói quen nói lắp.
Trẻ quá rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát, tự ti, khó giao tiếp với người khác.
Thiếu cơ hội thể hiện bản thân
Trên thực tế, bố mẹ ngày nay rất bận rộn, thời gian dành cho con cái cũng dần thu hẹp, trẻ ít có điều kiện và cơ hội thể hiện mong muốn hay khả năng của bản thân.
Nhiều đứa trẻ hiện nay là con một, không có anh chị em đồng hành, nên trẻ thường sẽ chỉ tự chơi một mình, đây cũng là lý do khiến trẻ dần ít giao tiếp, thiếu khả năng diễn đạt.
Trẻ sống nội tâm
Tính cách của đứa trẻ rất hướng nội thường không dám bày tỏ suy nghĩ của mình trước mặt người khác, sợ bị bỏ qua, sợ lời nói của chính mình bị người khác phủ nhận. Vì vậy, nỗi sợ hãi bên trong của chính đứa trẻ cũng là một trở ngại rất lớn.
Nhiều trường hợp trẻ bị bắt nạt ở trường, về nhà không thể giải thích rõ ràng, bố mẹ nếu ít quan tâm sẽ không hiểu được tình hình mà con đang gặp phải.
Cách giáo dục phù hợp của bố mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ, thể hiện bản thân tốt hơn
Nói chuyện với con
Đối với đứa trẻ có kỹ năng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt yếu thì phương pháp đơn giản và hiệu quả hơn hết là bố mẹ hãy dành thời gian vui chơi, trò chuyện với con nhiều hơn.
Trước hết cần hiểu trẻ thích gì, ví dụ như con trai thích Ultraman, sau khi hiểu về Ultraman, mẹ có thể hỏi trẻ thích Ultraman nào và tại sao lại thích chúng?
Kể chuyện là cách tốt nhất để rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ. Tất nhiên, lúc này trẻ phải ngập ngừng, nói ngọng, câu chưa trôi chảy.., nhưng bố mẹ cố gắng không chỉ ra những lỗi sai của trẻ.
Hãy để trẻ cảm nhận được cảm giác hoàn thành và hạnh phúc cần được truyền đạt. Khi trẻ thường gặp khó khăn trong việc nói những câu lưu loát, mẹ hãy chú ý đến những câu danh ngôn trôi chảy và ngắn gọn khi nói chuyện với trẻ.
Trẻ hướng nội cần vượt qua nỗi sợ hãi bên trong
Bố mẹ nên thường xuyên đưa con đi cùng, tiếp xúc với người lạ nhiều hơn, học cách chào hỏi người lạ và tự giới thiệu bản thân.
Khi trẻ được người khác đánh giá cao và khuyến khích sẽ thích nói chuyện, đây cũng là cơ hội tốt để trẻ thể hiện bản thân, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, vượt qua nỗi sợ bên trong.
Bố mẹ hãy dành thời gian vui chơi, trò chuyện với con nhiều hơn.
Thường xuyên cho trẻ diễn tả hoàn cảnh sống trong ngày
Bố mẹ có thể yêu cầu con kể lại những điều thú vị đã xảy ra với con ở trường. Trong mỗi câu chuyện đừng quên nhắc nhở con phải có nhân vật, thời gian, địa điểm và diễn biến. Hãy suy nghĩ về những điều này trước khi kể câu chuyện, không chỉ có thể cải thiện khả năng tư duy logic mà còn giúp trẻ suy nghĩ rõ ràng, để trẻ có thể diễn đạt trôi chảy.
Bố mẹ cũng có thể đưa con đi thăm công viên, sở thú vào những ngày cuối tuần, trẻ sẽ rất tò mò khi bắt gặp những điều mới lạ, lúc này bố mẹ nên lần lượt giới thiệu những điều mới mẻ này với trẻ.
Hướng dẫn trẻ tích lũy vốn từ và nâng cao sự tự tin trong diễn đạt
Hãy hướng dẫn trẻ đọc một số sách đơn giản để tích lũy kiến thức phong phú. Trong cuộc sống, nên khuyến khích trẻ vận dụng những kiến thức đã học.
Ví dụ như khi cùng trẻ đi thăm sở thú, trẻ bắt gặp một số điều mới lạ, có thể dùng những câu để hỏi như "Con vật nào trông mạnh mẽ và cao lớn?" "Con hưu ăn gì?"…
Giáo dục là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi bố mẹ phải kiên nhẫn và quan tâm đến con trong cuộc sống. Đối mặt với rất nhiều phương pháp, bố mẹ nên tập trung vào con cái, tìm hiểu nhu cầu, mong ước, sở thích của trẻ từ đó có định hướng phát triển phù hợp, giúp con trưởng thành lành mạnh.
Hãy đưa con đi thăm công viên, sở thú vào những ngày cuối tuần, trẻ sẽ rất tò mò khi bắt gặp những điều mới lạ.