"Mẹ làm điều này đều vì con" là câu nói gây ám ảnh nhất, tưởng thương nhưng lại vô tình hại con

Kiều Trang - Ngày 06/06/2023 11:45 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ quan điểm về vấn đề bố mẹ kiểm soát con cái quá mức, điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lành mạnh của trẻ.

amp;#34;Mẹ làm điều này đều vì conamp;#34; là câu nói gây ám ảnh nhất, tưởng thương nhưng lại vô tình hại con - 1

Những bậc bố mẹ thế hệ hiện đại ngày nay luôn chú trọng đến việc nuôi dạy con cái khoa học, đã đọc nhiều sách nuôi dạy con và sách tâm lý, biết cách cho con cái “yêu thương tự do”, nhưng trong nhiều trường hợp, bố mẹ vẫn khó nắm bắt được thang đo kiểm soát.

Đâu là ranh giới cho những đòi hỏi và kiểm soát hợp lý của bố mẹ đối với con cái? Làm thế nào để bố mẹ đánh giá liệu mình có thực sự vì lợi ích của con cái hay bản thân chỉ đang kiểm soát con cái để thỏa mãn nỗi sợ hãi, thiếu sót, kỳ vọng, hay lo lắng bên trong?

Trên thực tế, để phân biệt một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình lành mạnh hay một gia đình có bầu không khí kiểm soát mạnh mẽ, người lớn có thể thông qua 8 khía cạnh: yêu thương, tôn trọng, giao tiếp, cảm xúc, khuyến khích, nguyên tắc nuôi dạy con cái, thế giới nội tâm và tương tác xã hội.

Ví dụ, trong một gia đình lành mạnh, đứa trẻ có thể tận hưởng tình yêu thương và sự quan tâm. Bố mẹ luôn là người tôn trọng con cái, có thể nhìn nhận và đánh giá đúng con người của trẻ, và bố mẹ chấp nhận sự lựa chọn của con cái. Ngược lại, trong một gia đình kiểm soát, con cái chỉ có thể nhận được tình yêu thương có điều kiện. Bố mẹ không tôn trọng con cái và thường lợi dụng con cái để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

Đứa trẻ sẽ chịu rất nhiều áp lực khi trưởng thành trong một gia đình có bố mẹ thích kiểm soát quá mức (Ảnh minh hoạ Internet).

Đứa trẻ sẽ chịu rất nhiều áp lực khi trưởng thành trong một gia đình có bố mẹ thích kiểm soát quá mức (Ảnh minh hoạ Internet).

Trong một gia đình lành mạnh, trẻ có sự tự do về mặt cảm xúc và có thể thoải mái bộc lộ những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, buồn bã, tức giận. Những cảm xúc này của trẻ được coi là phản ứng tự nhiên và được bố mẹ chấp nhận. Nhưng ngược lại thì trong một gia đình kiểm soát, những cảm xúc của con cái luôn bị điều khiển bởi bố mẹ, thậm chí đứa trẻ còn phải đè nén và kiềm chế cảm xúc đó thay vì để nó bộc phát tự nhiên.

Trong cuốn sách “Nếu bố mẹ tôi là những người thích kiểm soát” của Dan Neuharth - Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng người Mỹ có viết rằng: "Sự khác biệt chính giữa một gia đình lành mạnh và một gia đình kiểm soát là bố mẹ trong một gia đình lành mạnh cho phép con cái họ tự do phát triển". Thay vì bố mẹ luôn ra lệnh, điều khiển con cái, chẳng hạn rõ ràng biết con thích học nhảy nhưng lại bắt con học đàn, biết con không giỏi toán nhưng ép con thi học sinh giỏi toán, con viết bài văn liền bị mẹ bắt sửa lại theo ý mình,...

Trước cách giáo dục kiểm soát quá mức của nhiều bậc phụ huynh, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi đã có những chia sẻ từ góc nhìn của một người làm trong lĩnh vực tâm lý trẻ em. Theo đó, tình yêu và tự do, bảo vệ và kiểm soát là nhiệm vụ cả đời của bố mẹ trên con đường nuôi dạy con cái, chỉ là có đôi khi bố mẹ chưa tìm được cách yêu thương con cái đúng đắn nhất mà thôi.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

amp;#34;Mẹ làm điều này đều vì conamp;#34; là câu nói gây ám ảnh nhất, tưởng thương nhưng lại vô tình hại con - 4

Thưa chuyên gia, nguyên nhân vì sao bố mẹ thích kiểm soát con cái? Đâu là sự khác nhau giữa một đứa trẻ bị bố mẹ kiểm soát và một đứa trẻ phát triển tự do?

Với đa số bậc phụ huynh, từ khi lọt lòng, đứa trẻ là món quà vô giá, là đối tượng yêu thương, luôn cần sự che chở và bao bọc. Do đó, họ quan tâm chăm sóc và quyết định mọi thứ để mong con có được điều kiện phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, cùng với sự trưởng thành, những đứa trẻ sẽ mong muốn dần những sự độc lập, tự chủ của mình nhưng cha mẹ theo thói quen từ trước vẫn muốn quyết định mọi thứ thuộc về con như cũ. Thói quen này thực sự lại không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Bởi lẽ, khi trưởng thành, đứa trẻ cần phải tự chủ trong các quyết định của cuộc đời, nếu trẻ không được rèn luyện những kỹ năng tư duy, ra quyết định, chọn lựa và giải quyết vấn đề thì rất khó khăn trong việc sống độc lập. Để phát triển tốt các kỹ năng này, điều quan trọng là có không gian và cơ hội cho việc thực hành và rút kinh nghiệm. Nếu bố mẹ quyết định tất cả cho con thì bé sẽ không có được cơ hội học tập và rèn luyện bản thân.

Nói như vậy không có nghĩa là đứa trẻ nào cũng sẽ thụ động chấp nhận sự kiểm soát của bố mẹ, và trở thành đứa trẻ ngoan nhưng thiếu tự tin, thậm chí ỷ lại vào cha mẹ, mà có thể trở thành đứa trẻ ương bướng, thậm chí trở thành đứa trẻ ngỗ ngược trong con mắt của bố mẹ khi con muốn được độc lập, muốn được làm theo ý mình.

amp;#34;Mẹ làm điều này đều vì conamp;#34; là câu nói gây ám ảnh nhất, tưởng thương nhưng lại vô tình hại con - 5

Trên thực tế, nhiều bố mẹ thường dùng câu nói "Bố mẹ làm như thế đều vì lợi ích của con" để kiểm soát con cái theo ý muốn của bố mẹ. Vậy làm thế nào để đánh giá liệu bố mẹ có thực sự vì lợi ích của con cái hay bố mẹ chỉ đang kiểm soát con cái để thỏa mãn nỗi sợ hãi/thiếu sót/kỳ vọng/lo lắng bên trong của mình?

Bố mẹ nào chẳng thương con, và mong cho con những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thế nhưng, hạnh phúc lại là một cảm giác chủ quan. Con người cảm thấy hạnh phúc không nhất thiết phải theo một mẫu số chung về sự thành công như có nhiều tiền, có nhà cao cửa rộng, có nhiều tiện nghi, mà còn cần đến việc được làm việc mình thích, được sống theo lý tưởng riêng của bản thân, vì những ý nghĩa cuộc sống mà mình theo đuổi.

Khó khăn là ở chỗ, đôi khi cái bố mẹ nghĩ là tốt cho con và hợp cho con thì con lại không thích, không cần. Như vậy, nếu các bậc cha mẹ cứ muốn con nhất nhất nghe lời thì đang đi ngược lại với điều mang lại hạnh phúc cho trẻ, và đi ngược lại với lợi ích thực sự của con, tước đi niềm vui trong cuộc sống của con.

amp;#34;Mẹ làm điều này đều vì conamp;#34; là câu nói gây ám ảnh nhất, tưởng thương nhưng lại vô tình hại con - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào đứa trẻ bị bố mẹ kiểm soát đến mức xâm hại quyền riêng tư? Biểu hiện của đứa trẻ và hậu quả của việc này? Có phải mong muốn kiểm soát của bố mẹ sẽ rất khó dừng lại, cho đến khi đứa trẻ xảy ra chuyện nghiêm trọng?

Điển hình thường thấy nhất ở các bậc cha mẹ kiểm soát con là ở việc học tập. Gần như đa số các ông bố bà mẹ đều lo lắng khi con có dấu hiệu không thích thú với việc học, chểnh mảng với việc học và đạt thành tích không cao ở trường.

Điều này khiến họ sẵn sàng can thiệp bằng cách tìm các lớp học thêm, giám sát việc con học, thắt chặt thời gian riêng của con. Làm như vậy sẽ khiến cha mẹ yên tâm hơn về việc học của con. Khi lớn lên một chút thì cha mẹ chọn trường cho con theo tiêu chí là ngành mà cha mẹ có hiểu biết, hay có mối quan hệ, hoặc đó là nghề có tiềm năng có thu nhập cao để hướng con theo. Con mà không nghe là sẽ doạ nạt hoặc năn nỉ ỉ ôi để đánh vào lòng hiếu thảo của con, nỗi lo sợ phải tự xoay sở 1 mình, nỗi sợ chọn sai của con trẻ.

Nếu con cái nghe theo lời bố mẹ và đạt kết quả như ý, thì hẳn nhiên bố mẹ sẽ thấy đây là những việc làm đúng đắn và hiệu quả nên sẽ tiếp tục phát huy. Cho đến khi xảy ra những điều bất như ý: con rơi vào khủng hoảng tâm lý, con thể hiện hành vi chống đối, thậm chí tự hại bản thân… thì bố mẹ mới chạy đi tìm cách để chữa trị, nhưng vẫn không thể hiểu tại sao con mình lại ra cớ sự như thế.

amp;#34;Mẹ làm điều này đều vì conamp;#34; là câu nói gây ám ảnh nhất, tưởng thương nhưng lại vô tình hại con - 7

Có một kiểu bố mẹ kiểm soát con cái bằng cách tỏ ra yếu đuối, lợi dụng lòng thương hại của con để đứa trẻ vâng lời. Thưa chuyên gia, điều này là nên hay không nên và vì sao?

Bất kỳ hành vi thao túng tâm lý nào, cả về cảm xúc và hành vi đều không nên. Vì người bị thao túng sẽ hành xử không thực với bản ngã của họ. Thử nghĩ, một người không được sống theo điều mình mong mỏi mà luôn phải sống vì người khác, cho người khác mà điều đó lại đi ngược với cái mình mong đợi thì có hành phúc không?

Phải chăng mục tiêu của mỗi người là sống một cuộc đời hạnh phúc và có ý nghĩa? Nếu cứ liên tục phải sống theo ý người khác, trẻ chẳng khác nào một con rối bị giật dây, vậy thì làm sao thấy được ý nghĩa và hạnh phúc thực sự là gì?

Do đó, các bậc cha mẹ dù thương con thì cũng nên để con sống là chính mình, tự bước đi trên đôi chân của mình theo mong muốn của chính con. Cha mẹ nên đi bên cạnh đồng hành và nhắc nhở trẻ cân nhắc xem đó có phải thực sự là điều trẻ muốn, trẻ thích và trẻ cần hay không.

Giúp con khi chọn sai và thất bại, để con có ý chí đứng lên tiếp tục hành trình, cùng con chia vui thành quả và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của con để con thêm sức mạnh và tự tin để bước tiếp. Đừng sợ con thất bại mà làm hộ, quyết định giùm con, vì qua thất bại con sẽ có những bài học để sống trưởng thành hơn, điều này có ích cho tương lai của con, đặc biệt là khi cha mẹ không thể lo lắng và chăm sóc chu toàn cho con được.

Đứa trẻ được phép ăn vặt và bị cấm ăn vặt khi còn nhỏ, đây mới là đứa trẻ trưởng thành tốt hơn
Trẻ em ăn vặt nhiều không tốt cho sức khoẻ, nhưng ở một mức độ kiểm soát cho phép thì bố mẹ cũng không nên cấm trẻ tuyệt đối.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con