Mẹ Việt 2 con kể chuyện ngày khai giảng ở Nhật không cần chuẩn bị học phí, chỉ cần trang bị ý thức cho trẻ

Kiều Trang - Ngày 05/09/2023 09:57 AM (GMT+7)

Với 12 năm sinh sống ở Nhật, chị Đinh Hồng Minh chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi cho con học tiểu học ở Nhật.

Nếu nói đến một trong những nền giáo dục tiên tiến và tốt nhất thế giới, nhiều phụ huynh sẽ thường nghĩ ngay đến "Đất nước mặt trời mọc" - Nhật Bản. Trên thực tế, không phải ngẫu nhiên mà giáo dục Nhật Bản được đề cao như thế.

Và sự thật là nhiều bố mẹ Việt đang sinh sống tại Nhật, quyết định cho tiếp xúc với nền giáo dục ở đây, đã phải thừa nhận rằng nó rất xứng đáng, với những giá trị tốt đẹp mà mọi người trên khắp thế giới tin tưởng và khen ngợi.

Đơn cử như chị Đinh Hồng Minh, là bà mẹ 2 con và đã sống ở nhật gần 12 năm. Hiện tại, con trai lớn của chị đã học lớp 4 và cô con gái nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1.

Với những trải nghiệm thú vị khi cho con học tiểu học ở Nhật Bản, chị Hồng Minh cảm thấy nền giáo dục nơi đây không quá khó khăn hay phức tạp như nhiều người nghĩ, ngược lại mang đến những giá trị tích cực đặc trưng, mà không dễ để bố mẹ tìm thấy ở các nền giáo dục khác trên thế giới.

Mẹ Việt 2 con kể chuyện ngày khai giảng ở Nhật không cần chuẩn bị học phí, chỉ cần trang bị ý thức cho trẻ - 2

Bà mẹ 2 con cho biết, khác với ở Việt Nam, ngày tựu trường của trẻ hàng năm là ngày 5/9, ngày khai giảng ở Nhật sẽ là ngày 1/4 và kết thúc năm học sẽ rơi vào tầm tháng 3 năm sau. "Ở Nhật, khi trẻ đủ tuổi vào lớp 1 trường công, tại quận mà gia đình đang sinh sống, họ sẽ gửi giấy gọi nhập học về cho bố mẹ và chỉ cần điền vào tờ giấy đó thì con đã có thể đến trường. Bên này rất ưu tiên cho trẻ nhỏ, nên các con mình được miễn học phí, miễn tiền ăn uống, sách vở và một số đồ dùng học tập.

Mỗi tháng, khoản chi nhiều nhất của mình cho các con trong việc học là một số đồ dùng học tập khác, bởi không được miễn phí và bố mẹ phải bỏ tiền ra. Ví dụ như quần áo học bơi với mức giá khoảng 800.000 VNĐ, nhưng chỉ dùng được 1 tháng rưỡi. Bởi vì chương trình học bơi ở trường được sắp xếp tổ chức vào mùa nóng kéo dài tầm 2 tháng, sau đó thì trẻ được nghỉ hè. Thời gian còn lại thời tiết chuyển sang mùa lạnh nên không thích hợp để cho trẻ học bơi" - chị Minh chia sẻ.

Mẹ Việt 2 con kể chuyện ngày khai giảng ở Nhật không cần chuẩn bị học phí, chỉ cần trang bị ý thức cho trẻ - 3

Ngày khai giảng ở trường tiểu học tại Nhật (Ảnh NVCC).

Ngày khai giảng ở trường tiểu học tại Nhật (Ảnh NVCC).

Về mô hình lớp học ở Nhật, bà mẹ 2 con cho biết rằng vấn đề này sẽ phụ thuộc vào dân số khu vực đó. Như trường của con chị Minh thì có 2 lớp 1, và mỗi lớp 1 sẽ có tổng số học sinh là 25. Tuy nhiên ở trường công gần cạnh thì có đến 4 lớp 1, và mỗi lớp sẽ có 50 trẻ. 

"Ở Nhật, để chuẩn bị cho con vào lớp 1 thì bố mẹ chỉ cần trang bị 'ý thức' cho trẻ là đủ. Chẳng hạn như tập dậy sớm, đi học đúng giờ, tự soạn và mang đầy đủ sách vở,... Trẻ có thể không cần đi học tiền lớp 1 vì khi vào lớp 1 thì các con cũng sẽ được học lại bảng chữ cái. Như trường mẫu giáo trước đây của con mình có dạy bảng chữ cái Hiragana, nên mình chỉ cần dạy thêm cho con về phép tính từ 1 - 10 là con có thể tự tin bước vào lớp 1, mà không cần phải học thêm ngoài tiền lớp 1" - chị Hồng Minh cho biết thêm. 

Mẹ Việt 2 con kể chuyện ngày khai giảng ở Nhật không cần chuẩn bị học phí, chỉ cần trang bị ý thức cho trẻ - 5

Trẻ em ở Nhật được trang bị ý thức rất kỹ trước khi bước vào lớp 1 (Ảnh minh hoạ Internet).

Trẻ em ở Nhật được trang bị "ý thức" rất kỹ trước khi bước vào lớp 1 (Ảnh minh hoạ Internet).

Bên cạnh đó, chị cũng cho biết: "Bản thân mình chưa từng gặp trường hợp nào trẻ vào lớp 1 ở trường Nhật mà chậm hơn các bạn, vì mình có làm phiên dịch cho trường học. Nếu bé nào chậm thì thầy cô sẽ dành thời gian giảng dạy thêm cho trẻ, hoặc nếu trẻ chưa hiểu tốt tiếng Nhật thì nhà trường và quận sẽ bỏ tiền ra thuê phiên dịch về dịch cho trẻ hiểu bài hơn. Tựu chung lớp 1 ở Nhật học như đi chơi, học ý thức, học các quy tắc và lễ nghi ở trường là chính".

Về vấn đề học ngoại ngữ, để chuẩn bị một nền tảng tốt cho các con khi chuyển cấp vào tiểu học, chị Minh thẳng thắn tâm sự "Con mình có học thêm tiếng Anh từ mẫu giáo, nhưng cấp 1 ở Nhật thì đến lớp 3 trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh nên không cần thiết phải học thêm sớm. Ngoài ra, mình cảm thấy môn mỹ thuật ở Nhật rất được chú trọng và yêu thích, vì vậy mà trẻ em ở Nhật đa số đều vẽ giỏi do mẫu giáo được dạy vẽ. Mặt bằng chung thì trẻ em Nhật có khả năng hội hoạ giỏi hơn trẻ em Việt Nam".

Chia sẻ thêm về sự khác biệt trong giáo dục tiểu học ở Nhật Bản và Việt Nam, chị cho biết: "Chương trình học ở Nhật nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, không đặt nặng về kiến thức chuyên sâu như ở Việt Nam. Trẻ được giáo dục đồng đều các môn, quan trọng nhất là rèn thể chất: thể thao, âm nhạc, vẽ, toán, văn, ngoại ngữ, cuộc sống, xã hội... Triết lý trường học ở Nhật là mỗi ngày học sinh đến trường đều khỏe mạnh và vui vẻ".

Mẹ Việt 2 con kể chuyện ngày khai giảng ở Nhật không cần chuẩn bị học phí, chỉ cần trang bị ý thức cho trẻ - 7

Giáo dục Nhật Bản chú trọng các hoạt động thể chất, các môn học năng khiếu như âm nhạc, hội hoạ (Ảnh minh hoạ Internet).

Giáo dục Nhật Bản chú trọng các hoạt động thể chất, các môn học năng khiếu như âm nhạc, hội hoạ (Ảnh minh hoạ Internet).

Với 12 năm sinh sống tại Nhật, chị Đinh Hồng Minh đã có cơ hội trải qua một cuộc sống đầy những trải nghiệm về văn hóa, và xã hội trên đất nước mặt trời mọc.

Đặc biệt, khi các con bắt đầu đi học, chị Minh đã có cơ hội hiểu thêm về những trách nhiệm và công việc của một người mẹ có con đi học mẫu giáo ở Nhật. Những cảm xúc và chia sẻ chân thực từ chị ở trên, khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ trước cách những người Nhật giáo dục trẻ em.

Tuy nhiên thì hơn ai hết, nhiều phụ huynh Việt cũng hiểu rằng, dù làm bố mẹ ở bất cứ nơi đâu thì cũng đều sẽ đòi hỏi những nỗ lực và kiên nhẫn phi thường, điều này như kim chỉ nam giúp bố mẹ nuôi dưỡng và giáo dục con cái một cách toàn diện nhất.

CÙNG CON ĐẾN TRƯỜNG: Trẻ đi học nổi bật, bạn bè luôn yêu quý thường do bố mẹ dạy 7 điều này từ nhỏ
Bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giáo dục đặc biệt để giúp con phát triển những hành vi tốt, kết nối bạn bè lành mạnh.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con