Mẹ Việt cưới giám đốc Nhật, sang xứ người nhận ra: Không chỉ trẻ Việt mà trẻ Nhật cũng nghiện smart phone

Dương Trúc - Ngày 07/09/2023 10:00 AM (GMT+7)

Cuộc sống của chị Thúy Bùi ở Nhật Bản xoay quanh công việc sản xuất nông nghiệp và nuôi dạy cậu con trai 5 tuổi.

Mẹ Việt cưới giám đốc Nhật, sang xứ người nhận ra: Không chỉ trẻ Việt mà trẻ Nhật cũng nghiện smart phone - 1

Chị Bùi Thị Ngọc Thúy (37 tuổi) khá nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ những video chia sẻ về cuộc sống làm nông bên Nhật và cách giáo dục con vô cùng thú vị. Trong một dịp anh Murakami (người Nhật Bản) qua Việt Nam công tác, chị Ngọc Thúy đã đảm nhận vai trò là người hướng dẫn đoàn khách công tác của anh tham quan Tp.Hồ Chí Minh. Chị và anh thật sự mến nhau ngay từ lần gặp đầu tiên và giữ liên lạc ngay cả khi anh về Nhật, anh là người chủ động theo đuổi và bỏ rất nhiều thời gian công sức để về Việt Nam gặp chị.

Sau khoảng 1 năm yêu nhau, anh ngỏ lời cầu hôn, chị Ngọc Thúy đã quyết định qua Nhật sinh sống bỏ hết sự nghiệp và công việc ở Việt Nam để bắt đầu cuộc sống và công việc mới nơi xứ người. Hiện chị Thúy có một cậu con trai 5 tuổi vô cùng đáng yêu.

Trong cuộc trò chuyện này, bà mẹ Việt đã có những chia sẻ về hành trình nuôi dạy con ở Nhật vô cùng thú vị. 

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-09-06/me-viet-cuoi-chong-giam-doc-nguoi-nhat-sang-xu-nguoi-lam-nong-nghiep-day-con-hoc-duoc-3-thu-tieng-164492431_1932581276889293_3942404869895088906_n-1693982778-382-width780height494.jpg width660 /

Vợ chồng chị Thúy hiện có 1 cậu con trai 5 tuổi vô cùng đáng yêu.

Nuôi con ở Nhật và những cảm nhận thú vị

Sau những năm tháng đầu tiên khá vất vả, hiện tại chị đã có thể làm tốt công việc ở nông trại và việc chăm sóc con. Theo chị, sự khác biệt lớn nhất về phong cách sống ở Nhật và Việt Nam là gì?

Đây đúng là một thử thách lớn của cuộc đời mình. Chồng mình là giám đốc một công ty nông nghiệp lúa nước và rau củ quả rộng 50 hecta. Với một cô gái Việt Nam chưa từng đụng tay chân tới công việc nhà nông chứ đừng nói tới cả nông trại to lớn như thế này, thì mình đã cố gắng rất nhiều để có thể thích nghi với mọi thứ. 

Tuy nhiên, nhờ sự dẫn dắt và quan tâm ủng hộ hết mình từ người chồng Nhật, mình đã có thể vượt qua mọi thứ. Hiện tại, mình có thể vừa chăm sóc con trai và vừa làm tốt công việc ở nông trại.

Có hai điều mà mình thấy khác biệt rõ ràng nhất, đầu tiên là văn hoá giao tiếp, ở Nhật tuỳ theo độ tuổi và chức vụ địa vị xã hội để dùng kính ngữ khi giao tiếp và cúi đầu chào hỏi nhau. Văn hoá cám ơn và xin lỗi là câu nói cửa miệng của người Nhật.

Thứ hai là văn hóa đúng giờ, đây là ý thức của mỗi cá nhân người Nhật vì họ sợ làm ảnh hưởng đến những người khác, ngay cả lịch trình xe điện hay tàu cao tốc cũng đều đúng giờ. Sau một thời gian sống ở Nhật thì mình cũng đang cố gắng dạy con trai áp dụng hai văn hóa này vào cuộc sống hàng ngày.

Theo chị, phương pháp dạy con của người Nhật và Việt khác nhau ra sao?

Người Việt thường có tâm lý bảo bọc con rất kỹ, ví dụ như con ngã bị đau một chút là đỡ con và vội vàng dỗ dành. Còn ở Nhật, mặc dù lo cho con nhưng họ vẫn để con tự đứng lên vì phòng những lúc không có ba mẹ bên cạnh con cũng có thể tự đứng lên được. Ở Việt Nam vẫn xem trọng cân nặng và con nít phải mũm mĩm mới là khỏe mạnh nên thường ép con ăn uống, ở Nhật sẽ thuận theo nhu cầu ăn uống của con, vừa đủ chất dinh dưỡng là được.

Mẹ Việt cưới giám đốc Nhật, sang xứ người nhận ra: Không chỉ trẻ Việt mà trẻ Nhật cũng nghiện smart phone - 3

Chị có áp lực con cái trong việc học hành, điểm số và thành tích khi nuôi con ở Nhật Bản?

Mình không tạo áp lực cho con cái trong học hành, vì bản thân mình may mắn là từ nhỏ không bao giờ bị ba mẹ đặt nặng chuyện điểm số, thành tích. Vậy mà bây giờ mình vẫn trưởng thành và ổn định cuộc sống khá tốt đấy thôi.

Giữa việc cho con tham gia các lớp học thêm, câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật,... và để con được nghỉ ngơi, vui chơi cùng bố mẹ ở nhà, thì chị sẽ ưu tiên điều nào?

Mình sẽ ưu tiên cho con đi học thêm với thời gian phù hợp và con cảm thấy thoải mái khi đi học thêm những môn học đó. Vì chỉ có bố mẹ mới hiểu được khả năng, sở thích và năng khiếu và cho con học thêm những môn học phù hợp với con. Thuý luôn theo sát đồng hành cùng con trong quá trình học nếu con mệt thì có thể nghỉ học thêm ngày đó.

Đi học ở trường hay những môn học thêm các thầy cô giáo đều được đào tạo chuyên ngành nên ba mẹ ở nhà không thể nào chỉ dạy con bài bản và chuyên sâu như cô thầy. Thuý sẽ cố gắng phân bổ thời gian hợp lý để con có thể vừa học vừa chơi theo đúng độ tuổi của con.

Hầu hết trẻ em hiện đại đều nghiện smartphone, con chị ở Nhật có vậy không?

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở cả Nhật Bản trẻ em đều thích xem smartphone. Không thể cấm tuyệt đối con dùng smartphone trong thời hiện đại này. Thuý vẫn cho con xem với điều kiện đã ăn cơm và làm xong bài tập về nhà. Những chương trình con xem hoặc game con chơi đều được ba mẹ phải kiểm soát kỹ lưỡng.

Vợ chồng mình có quy định về thời gian xem TV của con, nếu hết giờ mà bé vẫn mè nheo khóc lóc thì sẽ bị cấm xem vào lần sau. Vì độ tuổi này bé học và tiếp thu rất nhanh, bé cần được trải nghiệm học hỏi mọi thứ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Vợ chồng chị Thúy kiểm soát kỹ lưỡng những gì con xem và chơi.

Vợ chồng chị Thúy kiểm soát kỹ lưỡng những gì con xem và chơi.

Dạy con cùng làm việc với bố mẹ, con trai nói được 3 thứ tiếng

Con trai chị vẫn còn khá nhỏ, chị chọn cách dạy dỗ con theo hướng nghiêm khắc, áp đặt, nuông chiều hay để con phát triển tự nhiên?

Mình chọn cách dạy dỗ con theo hướng phát triển tự nhiên theo từng độ tuổi của con. Mình quan niệm mưa dầm thấm lâu, cứ nhẹ nhàng nói chuyện, dạy dỗ con từng chút một sẽ giúp bé dễ tiếp thu hơn là la mắng, quát nạt con. Bản thân mình cũng không thích chuyện bị người khác áp đặt hay tranh cãi lớn tiếng thì làm sao mình có thể dạy con như vậy được.

Cô chọn cách để con phát triển tự nhiên chứ không áp đặt suy nghĩ của người lớn vào con trẻ.

Cô chọn cách để con phát triển tự nhiên chứ không áp đặt suy nghĩ của người lớn vào con trẻ.

Chị đánh giá khả năng tự lập con trai ở mức mấy điểm trên thang điểm 10?

Khó có thể tự mình đánh giá con mình về khả năng tự lập theo thang điểm, vì mỗi đứa trẻ phát triển về tư duy, ngôn ngữ, năng khiếu, thể lực sẽ khác nhau, một phần do bẩm sinh, một phần do ảnh hưởng từ cha mẹ và những người mà trẻ tiếp xúc.

Hiện tại con trai luôn theo ba mẹ cùng làm việc, bé có thể học và làm những công việc nhà nội trợ như phụ mẹ phơi quần áo, dọn dẹp nhà cửa, rửa chén, chuẩn bị nguyên vật liệu để nấu ăn. Khi ra ngoài vườn, bé đi theo mẹ gieo hạt giống, trồng rau, thu hoạch rau củ quả,... tất cả những công việc mẹ làm bé đều có thể xem và làm theo khả năng của bé.

Thỉnh thoảng, khi bố đi họp hoặc trao đổi công việc với đối tác cũng cho con trai đi theo, nhờ vậy bé trở nên dạn dĩ, nghe và học thêm nhiều vốn từ khác nhau trong cuộc sống. Bố cũng cho con tiếp xúc với tất cả các thiết bị máy móc và xe nông nghiệp chuyên dùng, khá ngạc nhiên là dù còn nhỏ nhưng con có niềm đam mê đặc biệt với cơ khí, học rất nhanh và hiểu cách hoạt động của các loại xe nông nghiệp trong gia đình.

Mẹ Việt cưới giám đốc Nhật, sang xứ người nhận ra: Không chỉ trẻ Việt mà trẻ Nhật cũng nghiện smart phone - 6

Con trai chị Thúy rất thích khám phá cuộc sống xung quanh, sẵn sàng làm việc cùng bố mẹ.

Con trai chị Thúy rất thích khám phá cuộc sống xung quanh, sẵn sàng làm việc cùng bố mẹ.

Để con cùng bố mẹ làm việc nhà, chị đã thuyết phục con như thế nào?

Trước khi muốn con làm việc gì, mình sẽ gợi ý hỏi xem con có muốn làm thử công việc này không? Mình thường giải thích và hướng cho bé làm thử, khi bé bắt tay vào làm mẹ sẽ quan sát và không quên nói những lời khen động viên cho dù bé có làm được hay không làm được. Chỉ cần bé chịu thử, chịu làm những công việc mới như vậy là bé đã chịu đối đầu với thử thách, vượt qua chính mình đó là một điều đáng khen.

XEM VIDEO: Con trai chị Thúy mới 5 tuổi nhưng đã biết phụ bố mẹ công việc ở nông trại.

Bà mẹ một con cho biết phương pháp dạy con của người Việt và Nhật có nhiều điểm khác biệt.

Bà mẹ một con cho biết phương pháp dạy con của người Việt và Nhật có nhiều điểm khác biệt.

Chị Thúy sẽ sắp xếp, phân bổ hợp lý giữa việc học và chơi của con.

Chị Thúy sẽ sắp xếp, phân bổ hợp lý giữa việc học và chơi của con.

Về ngôn ngữ, chị có dạy con mình cả 2 thứ tiếng là Nhật và Việt không, hay chỉ ưu tiên tiếng Nhật?

Hiện tại, bé nói được tiếng Nhật, tiếng Anh, còn tiếng Việt bé hiểu nhưng không chịu nói. Công việc mình rất bận, thời gian nói chuyện tiếng Việt cùng con không được nhiều nên mình nghĩ sẽ cho con đi học kèm thêm tiếng Việt, đồng thời mình cũng tranh thủ mọi cơ hội để rèn tiếng Việt cho con ở nhà.

Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!

Mẹ Việt 2 con kể chuyện ngày khai giảng ở Nhật không cần chuẩn bị học phí, chỉ cần trang bị ý thức cho trẻ
Với 12 năm sinh sống ở Nhật, chị Đinh Hồng Minh chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi cho con học tiểu học ở Nhật.

Dạy con ở nước ngoài

Theo Dương Trúc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm