Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm

Kiều Trang - Ngày 04/04/2023 06:52 AM (GMT+7)

Nhiệt độ trời mùa hè những ngày gần đây vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống. Bố mẹ không cẩn trọng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, rất dễ khiến những bệnh vặt bộc phát.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 1

Thời tiết mùa hè đạt ngưỡng trên 30 độ C liên tục những tuần gần đây, khiến cho cơ thể của nhiều trẻ nhỏ không đủ sức đề kháng để chống đỡ, dẫn đến xác suất trẻ mắc các bệnh vặt ngày càng tăng cao đến chóng mặt. Tình trạng này đã khiến rất nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng cho sức khỏe của con mình. 

Bộ 3 bệnh “sốt, ho, sổ mũi” lập tức trở thành tiêu điểm và "đeo bám" trẻ thường xuyên trong những ngày mùa hè này. Thậm chí, nhiều bé còn có triệu chứng của viêm đường hô hấp nên phải nhập viện điều trị. 

Theo Giám đốc Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh, khi mùa hè đến, số lượng trẻ em đến khám điều trị do các triệu chứng về đường hô hấp tăng lên đáng kể. Các bệnh ho và sốt do nhiều nguyên nhân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Một số chuyên gia nhi khoa cũng nhắc nhở, khi xuân hè xen kẽ cũng là lúc các loại dịch bệnh truyền nhiễm thay nhau hoành hành, bố mẹ và bé không được lơ là cảnh giác.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 2

Tại sao trẻ dễ bị ốm khi chuyển mùa?

Chênh lệch nhiệt độ lớn giữa buổi sáng và buổi tối

Vào mùa này, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, buổi trưa có thể cán mốc 30 độ C, nhưng sáng sớm và tối khuya thì trời sẽ dịu lại và có biểu hiện mát mẻ hơn. 

Khả năng miễn dịch của em bé vẫn đang hoàn thiện và phát triển, đồng thời nó cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ môi trường. Quần áo trẻ nếu không được thêm bớt kịp thời - mặc nhiều sẽ nóng và đổ mồ hôi, mặc ít sẽ bị cảm lạnh, dễ bị ốm.

Virus và vi khuẩn tràn lan

Trên thực tế, vào thời điểm chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè, sẽ là thời điểm các loại bệnh truyền nhiễm phát sinh cao. Một số loại vi rút và vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, khả năng lây nhiễm cũng tăng lên đáng kể, từ đó dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao đối với trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ hậu dịch bệnh, người lớn đã dần trở lại nhịp làm việc bình thường và họ ra ngoài giao lưu thường xuyên hơn.

Nếu bố mẹ hoặc những người thân trong gia đình tiếp xúc với nhiều người khi ở bên ngoài, nhưng sau khi về nhà lại không vệ sinh cá nhân kịp thời mà đã vội chạm hoặc hôn trực tiếp vào trẻ. Hành vi này rất có thể sẽ mang một số vi rút hoặc vi khuẩn bám trên người của bố mẹ và truyền sang cho trẻ, khiến trẻ dễ đau ốm.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 3

Việc bố mẹ ôm hôn trẻ nhiều khi mới từ bên ngoài về, rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 4

Những bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa hè

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 5

Cúm

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do “virus cúm” gây ra. Các triệu chứng chính là sốt cao, ho, sổ mũi, đau nhức cơ thể,... Nhiều nơi thời gian gần đây xuất hiện số lượng lớn các trường hợp trẻ nhỏ có triệu chứng giống cúm.

Để bảo vệ sức khỏe và tránh mắc bệnh này, trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên cũng như người lớn có thể tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 6

Mùa hè là thời điểm mà xác suất trẻ mắc bệnh cúm càng tăng cao nhanh chóng.

Tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút EV71, vi rút Coxsackie,… Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Các triệu chứng chính là đau miệng, chán ăn, sốt nhẹ và mụn rộp nhỏ hoặc vết loét nhỏ xuất hiện dày đặc trên các bộ phận như tay/chân/miệng.

Trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể tiêm vắc xin phòng bệnh tay chân miệng EV71 theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh tay chân miệng cần bố mẹ phải kịp thời phòng tránh cho trẻ, bởi vì bệnh này sẽ làm cản trở lớn đến quá trình sinh hoạt sống hàng ngày của trẻ, đặc biệt là khiến ngoại hình của trẻ "giảm sút".

Tiêu chảy do virus

Khoảng 65% trẻ em bị nôn trớ và tiêu chảy vào mùa xuân hè là do norovirus. Virus này có thời gian ủ bệnh ngắn, liều lượng lây nhiễm thấp, sức đề kháng mạnh với môi trường, đường lây truyền đa dạng, tốc độ đột biến nhanh, triệu chứng gồm buồn nôn, sốt, đau bụng.

Hiện tại không có vắc-xin phòng ngừa nhiễm norovirus. Vì vậy, bố mẹ chỉ có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách thiết lập một lối sống lành mạnh, sạch sẽ, rửa tay theo đúng tiêu chuẩn được các bác sĩ khuyến cáo, khử trùng dụng cụ ăn uống kịp thời và chú ý đến an toàn thực phẩm.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 7

Các bệnh về đường tiêu hóa cũng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ vào mùa hè.

Ho gà

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, là đối tượng chủ yếu của bệnh ho gà, và diễn biến của bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Các triệu chứng chính là ho co thắt kịch phát và có tiếng gầm như tiếng gà gáy khi cơn ho co thắt kết thúc.

Bệnh ho gà không chỉ kéo dài mà còn khiến bé rất đau đớn, khó chịu. Sau khi khởi phát, các triệu chứng điển hình được chia thành ba thời kỳ: thời kỳ catarrhal, thời kỳ ho và thời kỳ phục hồi.

● Catarrhagia: Triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi, hắt hơi, ho, sốt… kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Các triệu chứng ho ngày càng nặng hơn.

● Giai đoạn ho co thắt: bệnh vào đến đỉnh điểm, tiếng ho ngắn và liên tục, mặt đỏ bừng, nước mắt nước mũi chảy ra. Cuối cơn ho thường có tiếng vang như gà gáy, kèm theo nôn mửa. Nó kéo dài khoảng 2-6 tuần hoặc lâu hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.

● Thời kỳ hồi phục: Cơn ho kịch phát giảm dần cho đến khi khỏi hẳn, kéo dài khoảng 2-3 tuần.

Tuy nhiên, bố mẹ cần đăc biệt lưu ý, trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi bị ho gà và có thể bị biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ho gà trên toàn cầu có xu hướng gia tăng, được các chuyên gia gọi là "tái xuất hiện bệnh ho gà". Lây nhiễm trực tiếp vi khuẩn ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất phát từ các thành viên trong gia đình, nhiều trẻ đã mắc bệnh khi chưa đến tuổi tiêm vắc xin ho gà (trước 3 tháng tuổi).

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 8

Làm thế nào để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bé?

Khi ra ngoài, hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé trước tiên

Khi đưa bé ra ngoài vào buổi sáng và tối, bố mẹ có thể mặc ấm cho trẻ hơn một chút: áo khoác, khăn quàng mỏng, mũ nhỏ. Sau đó tăng hoặc giảm quần áo, phụ kiện trên cơ thể trẻ tùy theo thời gian trong ngày, cũng như nhiệt độ theo tình hình thực tế. 

Tốt nhất là bố mẹ hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, hoặc nếu đến chỗ đông người thì tuyệt đối tránh cho người lạ tiếp xúc cơ thể trẻ, đồng thời nhớ đeo khẩu trang cho bé thường xuyên.

Ngoài ra, nhiệt độ môi trường sống của bé, chẳng hạn như nhà hoặc phòng riêng của trẻ cũng cần được điều chỉnh tăng giảm phù hợp và kịp thời. Bên cạnh đó, chất lượng không khí tại nơi bé sinh sống thường xuyên cũng phải được đảm bảo chất lượng sạch sẽ và thông thoáng nhất.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 9

Nhiệt độ cơ thể trẻ cần được chú ý phù hợp, bố mẹ không nên để trẻ mặc quần áo quá nóng hoặc quá lạnh.

Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường dinh dưỡng

Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé, cần bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng khác nhau, tránh suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng.

Vấn đề ăn uống của trẻ, đặc biệt là đối với bé bước vào thời kỳ ăn dặm thì bố mẹ cần bổ sung cho trẻ những thực phẩm bổ dưỡng phù hợp, để từ đó có thể giúp cải thiện và thúc đẩy sức đề kháng của trẻ phát triển tốt, như vậy thì nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh cũng sẽ được phát huy tối đa. 

Phát triển thói quen vệ sinh cá nhân tốt

Lối sống lành mạnh là điểm quan trọng, mấu chốt trong vấn đề bảo vệ sức khỏe mùa hè cho trẻ. Bố mẹ nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên trong bữa ăn và khi đi ngủ, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và tránh tiếp xúc với những nơi dơ bẩn, vì sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Bố mẹ cần phơi quần áo và mền thường xuyên, mở cửa sổ để thông gió và giữ vệ sinh môi trường trong nhà. Tất cả những đồ đạc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể trẻ cũng phải được đảm bảo khử trùng vệ sinh sạch sẽ, trước khi cho bé sử dụng.

Mùa hè nắng nóng, nhanh chóng làm 4 điều sau sẽ không lo con bị ốm - 10

Thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ trước và sau khi tham gia các hoạt động sinh hoạt, sẽ giúp trẻ loại bỏ được nhiều vi khuẩn tấn công cơ thể.

Tiêm phòng vắc xin kịp thời, nhất là vắc xin phối hợp

Nhìn chung, tiêm phòng vắc xin kịp thời là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để phòng ngừa hiệu quả các bệnh truyền nhiễm như mưng mủ, cúm, tay chân miệng, ho gà. Bố mẹ càng tiêm phòng sớm, sức khỏe của trẻ càng được củng cố và bảo vệ tốt nhất.

Vắc xin ngăn chặn hiệu quả các loại vi rút và vi khuẩn khác nhau xâm nhập vào trẻ. Khi tiêm phòng cho trẻ, bố mẹ nên chọn loại vắc xin phối hợp (vắc xin có chứa nhiều thành phần và có tác dụng phòng nhiều bệnh cùng lúc).

Loại vắc xin này có rất nhiều ưu điểm, chẳng hạn như hạn chế lây nhiễm chéo vì tiêm lẻ tẻ thì trẻ sẽ phải đến môi trường bệnh viện nhiều lần, trẻ ít đau hơn vì 1 mũi hỗn hợp có thể bao gồm 4 đến 5 lần tiêm, thậm chí là nhiều hơn, đồng thời tiết kiệm được thời gian và tiền bạc của bố mẹ...

Bác sĩ Nhi khoa nhắc nhở 6 loại thực phẩm trong danh sách đen, mẹ cho con ăn dặm quá sớm là đang hại con
Trong giai đoạn ăn dặm, có nhiều loại thực phẩm không phù hợp, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Bác sĩ Nhi khuyến cáo bố mẹ phải đặc biệt lưu ý.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic