Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con

Kiều Trang - Ngày 01/04/2023 19:33 PM (GMT+7)

Chế độ ngủ nghỉ phản khoa học sẽ là "thuốc độc" đối với sức khỏe của không chỉ người lớn, mà đặc biệt là quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu mới của Anh khẳng định việc ngủ muộn, hoặc thời gian ngủ không đều đặn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ và làm giảm khả năng phản xạ, đọc và làm toán của trẻ. 

Các nhà nghiên cứu cũng đã điều tra tình trạng giấc ngủ của trẻ 3 tuổi và 5 tuổi. Sau đó phát hiện ra rằng, trẻ 3 tuổi có thời gian ngủ không đều đặn nhất và khoảng 1/5 trẻ 3 tuổi có giờ đi ngủ cố định. Nhìn chung, giấc ngủ không đều đặn ảnh hưởng đến trẻ em ở mọi lứa tuổi, làm giảm khả năng phản ứng và nhận thức không gian. 

Amanda Thacker, giáo sư tại Đại học College London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu tin rằng, môi trường gia đình hỗn loạn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không đều đặn, và môi trường gia đình cũng có tác động đến khả năng nhận thức của trẻ.

Nhưng ngay cả sau khi tính đến các yếu tố này, vẫn có mối quan hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ và sự phát triển tinh thần. Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen ngủ khoa học càng sớm càng tốt.

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 2

Cụ thể, theo nhiều chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo, việc cho bé đi ngủ muộn có 5 tác hại 

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 3

Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ sinh ra những trạng thái tiêu cực, đặc biệt là trẻ nhỏ, chẳng hạn như cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó bình tĩnh, thậm chí có biểu hiện phản ứng căng thẳng quá mức.

Khi trẻ có biểu hiện hưng phấn về mặt cảm xúc, huyết áp, nhịp thở và nhịp tim đều sẽ tăng lên. Nếu các bộ phận quan trọng này ở trạng thái hoạt động quá mức trong khoảng thời gian dài, sẽ rất dễ sinh ra các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như van tim (rối loạn tim mạch). 

Vì vậy, nếu trẻ đi ngủ muộn hoặc có thói quen ngủ không tốt thì cũng tương đương với việc gieo mầm bệnh tim mạch cho trẻ. Sau 35 tuổi, căn bệnh sẽ ngày càng lộ rõ, thậm chí là ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng chức năng gan

Gan hoạt động có khỏe mạnh hay không, có liên quan đến khả năng suy nghĩ và giải quyết mọi việc của con người. Thời gian giải độc của gan là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau, phải trong giai đoạn ngủ say mới có tác dụng giải độc tốt. Nếu là trẻ em, thời gian giải độc có thể sớm hơn.

Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên đi ngủ muộn, chức năng giải độc của gan sẽ kém đi và trở nên yếu ớt, từ đó khiến cơ thể trẻ suy nhược, thiếu năng lượng.

Vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi đi học, trẻ phải đảm bảo ngủ đủ giấc để quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, giúp trẻ có trí nhớ và khả năng vận động tốt.

Dậy thì sớm

Một bà mẹ đưa con gái 8 tuổi và 10 tháng tuổi đi khám bệnh. Bé gái 8 tuổi đã được bác sĩ chẩn đoán là dậy thì sớm, chỉ cao 132cm, nặng 26kg, nhưng ngực đã phát triển. Sau khi trò chuyện với bác sĩ, người mẹ mới ngỡ ngàng, bởi nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở con gái là vì đứa trẻ đã đi ngủ lúc 12 giờ đêm trong nhiều năm. 

Lúc này, bác sĩ đã đưa ra lời khuyên với hai mẹ con rằng, đi ngủ sớm và tập thể dục là "đơn thuốc hữu hiệu" hơn nhiều so với việc uống thuốc. Nhưng bệnh nhân nhí lập tức cau mày phản đối khi nghe bác sĩ yêu cầu đi ngủ sớm. 

Trên thực tế, việc đi ngủ muộn sẽ kích thích tiết hormone căng thẳng, ức chế hoạt động của hormone tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự điều hòa bình thường của hormone giới tính ở tuyến yên. Vì vậy, nó sẽ không chỉ kìm hãm quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ, mà còn khiến trẻ dễ dậy thì sớm.

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 4

Một trong những ảnh hưởng xấu của việc trẻ thường ngủ muộn mà ít bà mẹ chú ý đến, đó là trẻ dễ dậy thì sớm. 

Tác động xấu đến chiều cao

Các nhà di truyền học cho rằng 70% chiều cao có liên quan đến gen di truyền, và 30% là do rèn luyện. Và trong 30% này, giấc ngủ là yếu tố quan trọng nhất.

Bởi vì hormone tăng trưởng có thể được tiết ra trong khi ngủ, hormone này có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của xương, cơ, mô liên kết và các cơ quan nội tạng. Hormone tăng trưởng được tiết ra ít hơn vào ban ngày, và nhiều hơn khi ngủ vào ban đêm. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 21 giờ đến 1 giờ sáng là khoảng thời gian cao điểm cơ thể tiết hormone tăng trưởng. Lúc này, nếu bé chưa ngủ thì sẽ làm kìm hãm quá trình này, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao.

Trước 2 tuổi và tuổi dậy thì là thời điểm vàng để phát triển chiều cao. Muốn con sở hữu vóc dáng lý tưởng, bố mẹ cần phải giúp trẻ xây dựng được đồng hồ sinh học lành mạnh nhất.

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 5

Hormone tăng trưởng được tiết ra ít hơn vào ban ngày, và nhiều hơn khi ngủ vào ban đêm. 

Ảnh hưởng đến trí thông minh

Các nhà nghiên cứu tại Đại học London ở Vương quốc Anh đã phát hiện thông qua các thí nghiệm rằng, việc đi ngủ vào những thời điểm khác nhau mỗi đêm có tác động lớn hơn đối với các bé gái so với các bé trai, đặc biệt là khi trẻ 3 tuổi.

Những đứa trẻ không có thời gian ngủ đều đặn, hoặc ngủ muộn hơn sau 21 giờ thì trong các bài kiểm tra đọc, toán và các kỹ năng không gian, sẽ đạt điểm thấp hơn so với những đứa trẻ có giờ giấc đi ngủ nghiêm ngặt.

Viện nghiên cứu Stanford của Mỹ, cũng tiến hành thí nghiệm tương tự trên 8.000 trẻ em. Người ta phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có thói quen ngủ tốt và thời gian ngủ 11 tiếng mỗi đêm khi lên 4 tuổi có xu hướng đạt điểm kiểm tra trí thông minh cao. 

Các nhà khoa học giải thích, việc thiếu thói quen sống lành mạnh có thể dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học hoặc mất ngủ, gây tổn hại đến sự phát triển não bộ của trẻ, ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tiếp thu thông tin mới.

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 6

Vậy trẻ nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Như đã đề cập trước đó, 9 giờ tối đến 1 giờ sáng là đỉnh điểm tiết hormone tăng trưởng, đặc biệt sau 10 giờ tối, sự tiết hormone tăng trưởng có thể đạt gấp 5-7 lần so với ban ngày. Bởi vì hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra với số lượng lớn trong giấc ngủ sâu, tức là nửa giờ đến một giờ sau khi chìm vào giấc ngủ. 

Vì vậy, đến 9 giờ tối mà bé vẫn chưa đi ngủ, khả năng bài tiết sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, có một đỉnh nhỏ trong việc tiết hormone tăng trưởng trong một hoặc hai giờ vào khoảng 6 giờ sáng.

Đó là lý do mà bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 8 giờ 30 tối và dậy sau 6 giờ sáng. Hiệp hội Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến cáo, trẻ mẫu giáo không nên ngủ ít hơn 11 giờ mỗi đêm.

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 7

Làm sao để trẻ không đi ngủ muộn?

Trên thực tế, không có đứa trẻ nào sinh ra đã đi ngủ muộn, chỉ có bố mẹ đã chiều con quá mức và cho phép trẻ đi ngủ muộn mà thôi. Để trẻ không đi ngủ muộn, dưới đây là một số mẹo nhỏ.

Không phải mệt mới ngủ mà phải ngủ khi đến giờ

Thói quen ngủ tốt sẽ không tự động phát triển ở trẻ em, mà người lớn cần phải can thiệp để giúp trẻ rèn luyện. Đến giờ đi ngủ mà trẻ vẫn chưa muốn ngủ, bố mẹ cần quan tâm hơn, chuẩn bị cho trẻ một nề nếp đi ngủ cố định để trẻ có thể hình thành thói quen nghỉ ngơi khoa học.

Chẳng hạn như kể chuyện để xoa dịu cảm xúc của trẻ, lúc này trẻ không cần mất quá nhiều sức để cơ thể được chìm vào giấc ngủ, mà có thể đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên. Đây là mô hình giấc ngủ lý tưởng cho trẻ em.

Bố mẹ cần nhận thức đúng rằng, đi ngủ với một cơ thể mệt mỏi và một tinh thần quá hưng phấn sẽ không là lựa chọn tốt để giấc ngủ trẻ đạt chất lượng nhất.

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 8

Để giấc ngủ đạt chất lượng tốt nhất, trẻ phải giữ tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ.

Không để con thức khuya cùng bố mẹ

Thực tế, rất nhiều tình huống bố mẹ đến tận đêm khuya mới đi ngủ, nhưng lại giục con đi ngủ sớm. Điều này sẽ khó trách khi con cái không vâng lời, mà còn có thái độ chống đối. Nếu muốn con đi ngủ sớm, tốt nhất bố mẹ nên làm gương cho con.

Gác lại những việc đang làm, trước giờ đi ngủ, bố mẹ kể cho con nghe một câu chuyện để con yên tâm chìm vào giấc ngủ ngon lành. Nếu bố mẹ còn có việc phải làm, hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi con ngủ say, sau đó dậy và làm việc tiếp cũng chưa muộn.

Tóm lại, khi đến giờ đi ngủ của trẻ, gia đình hãy cố gắng tạo môi trường thích hợp và chất lượng nhất cho trẻ, điều này cần có sự chung tay của cả gia đình. Vì lợi ích của cơ thể trẻ em, sự phát triển lành mạnh của trẻ trong tương lai, bố mẹ cần phải làm điều đó.

Trẻ đi ngủ muộn không chỉ thấp còi, nghe đến điều thứ 3 bố mẹ phải sửa ngay cho con - 9

Bố mẹ phải làm gương cho trẻ, cùng trẻ thiết lập đồng hồ sinh học hợp lý và hiệu quả.

Đang tắm thì con gái hỏi: Sao chỗ của mẹ khác chỗ của con vậy?, câu trả lời của người mẹ rất đáng học hỏi
Trẻ đến độ tuổi phù hợp, bố mẹ cần giáo dục giới tính sớm cho con. Vì điều này, có thể giúp con nhận thức đúng và có thể tự chăm sóc tốt bản thân.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm