Để giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả, đầu tiên cha mẹ nên tránh mắc phải một số hiểu lầm khi xây dựng chế độ ăn uống cho con.
Chúng ta đều biết chiều cao của trẻ ảnh hưởng từ yếu tố di truyền, tuy nhiên trên thực tế, ngoài gen di truyền thì phương pháp nuôi dưỡng con của cha mẹ cũng rất quan trọng. Nhiều trường hợp cha mẹ thấp lùn nhưng con sinh ra lại sở hữu chiều cao vượt trội.
Điều này cho thấy những yếu tố khác như dinh dưỡng, vận động, môi trường sống... có tác động tích cực đến chiều cao của trẻ.
Theo các chuyên gia, để giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả, đầu tiên cha mẹ nên tránh mắc phải một số hiểu lầm khi xây dựng chế độ ăn uống cho con.
Muốn con cao lớn, cha mẹ nên biết những hiểu lầm về ăn uống này
Cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt
Trẻ nhỏ luôn bị hấp dẫn bởi những đồ ăn ngọt, cha mẹ đôi khi vì thương con mà thường chiều chuộng theo sở thích của bé. Tuy nhiên, những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, kem có thể làm hệ xương của bé yếu đi. Nguyên nhân vì thức ăn ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến bé kém phát triển chiều cao.
Ngoài ra, nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng tiết insulin. Việc tăng tiết insulin sẽ ức chế quá trình tiết hormone tăng trưởng.
Vì thế, đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển vượt bậc, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Bởi ngoài việc tác động xấu đến chiều cao, còn có thể làm cho bé sâu răng và béo phì.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên nhằm có biện pháp cải thiện phù hợp nếu chiều cao của trẻ chưa đạt chuẩn.
Cho trẻ ăn quá no
Nhiều bà mẹ sợ một giấc ngủ đêm dài sẽ làm bé bị đói nên thường cho bé ăn no trước giờ ngủ. Tuy nhiên, việc làm này lại phản tác dụng, bởi sẽ kéo dài thời gian hoạt động chuyển hóa thức ăn khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường. Đồng thời, dễ dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, vì sợ bé đói hay nghĩ uống sữa vào ban đêm sẽ giúp bé tăng chiều cao nên một số bậc cha mẹ đánh thức bé dậy uống sữa khi bé đang ngủ.
Nếu con ăn quá no, cơ thể sẽ phải làm việc vất vả để tiêu hóa thức ăn và hormone tăng trưởng sẽ bị đào thải ra ngoài. Mặt khác, cho trẻ ăn theo cách này dễ khiến bạn tăng cân. Béo phì cũng có thể gây dậy thì sớm khiến trẻ phát triển sớm và ngừng tăng trưởng sớm, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao.
Những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, kem có thể làm hệ xương của bé yếu đi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao.
Chỉ ăn một loại thực phẩm, dinh dưỡng quá đơn giản
Nhiều bé có thói quen kén ăn, nên mẹ thường cho trẻ ăn theo sở thích ăn chỉ ăn một số thực phẩm nhất định. Tuy nhiên một loại thức ăn đơn lẻ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng mà trẻ cần.
Đặc biệt khi trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh, có nhu cầu lớn về năng lượng và chất dinh dưỡng, trẻ không được cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng như đạm, vitamin, canxi, sắt, kẽm thì việc tăng chiều cao sẽ không thể được cải thiện hiệu quả.
Không có loại thực phẩm nào trên thế giới có thể đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng và các yếu tố khác nhau của cơ thể con người. Do đó, mẹ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn vào thực đơn dinh dưỡng cho con.
Thường xuyên cho trẻ ăn đồ chua
Thực phẩm muối chua, chẳng hạn như dưa chua có chứa một lượng lớn vitamin C bị phá hủy, nếu cho trẻ ăn nhiều rau dưa có thể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, dẫn đến suy giảm sức đề kháng, không có lợi cho sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.
Trẻ ăn quá nhiều hoặc quá no có thể tăng nguy cơ béo phì, khiến trẻ phát triển sớm và ngừng tăng trưởng sớm, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao.
Ngoài ra, trong dưa chua chứa lượng lớn muối, đồ ăn nhiều muối có thể gây giảm mật độ khoáng, khiến xương trở nên yếu ớt.
Cho trẻ ăn thức ăn nhiều muối có thể làm thất thoát canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến quá trình khử khoáng trong xương (loại bỏ các chất khoáng) và làm tăng đáng kể nguy cơ loãng xương khi trưởng thành.
Để thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ, nên cho trẻ ăn những thực phẩm này
Dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến sự phát triển chiều cao của trẻ và sự khỏe mạnh của cơ thể. Đây là điều kiện quan trọng để lý giải tại sao dinh dưỡng lại ảnh hưởng đến chiều cao.
Dưới đây là 3 nhóm dưỡng chất chính cần được bổ sung vào thực đơn tăng chiều cao cho trẻ.
Thực phẩm giàu chất đạm
Nhóm thực phẩm cung cấp đạm giúp cơ thể xây dựng tế bào, tạo ra dịch tiêu hóa, men cũng như các hormon giúp tạo kháng thể chống đỡ bệnh tật, trong đó có tác động tích cực đến chiều cao của trẻ.
Protein cũng là thành phần giúp điều hòa sự cân bằng nước và hỗ trợ vận chuyển dưỡng chất đến các cơ quan cơ thể.
Thực phẩm muối chua, chẳng hạn như dưa chua có chứa một lượng lớn vitamin C bị phá hủy, nếu cho trẻ ăn nhiều rau dưa có thể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
Cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm cá, thịt nạc, trứng, sữa, các chế phẩm từ đậu nành, ngoài ra tôm, cua, nội tạng động vật, các loại hạt,… cũng có nhiều chất đạm.
Cho trẻ uống thêm sữa chứa canxi
Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng chiều cao, phát triển trí não và cải thiện sức khỏe xương của bé.
Không chỉ vậy, canxi là một khoáng chất không thể thay thế cho sức khỏe răng miệng, sức khỏe tim mạch, phát triển cơ bắp, enzyme và tế bào thần kinh. Nhưng canxi trong cơ thể không thể được tự tổng hợp, mà phải được bổ sung bằng chế độ ăn uống, thực phẩm.
Cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm cá, thịt nạc, trứng, sữa, các chế phẩm từ đậu nành nhằm bổ sung chất đạm cho con tăng chiều cao hiệu quả.
Sữa rất giàu protein, axit amin, canxi và phốt pho. Vì vậy, trẻ trên một tuổi nên cho trẻ uống nhiều sữa hơn, và tốt nhất nên tiêu thụ 500 ml một ngày.
Hãy nhớ cho trẻ uống thêm sữa ngay từ khi còn nhỏ, điều này cực kỳ có lợi để tăng chiều cao cho trẻ.
Vitamin và các nguyên tố vi lượng
Vitamin và các nguyên tố vi lượng cũng rất cần thiết cho quá trình tăng chiều cao, trẻ có thể hấp thụ chúng từ các loại rau tươi, trái cây và hải sản. Các loại rau lá xanh và cà rốt là những thực phẩm tuyệt vời.
Nếu chiều cao của trẻ không đạt tiêu chuẩn, nên đưa trẻ đi khám trong những trường hợp nào?
Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc làm sao để đánh giá trẻ đã cao hay chưa? Có một tiêu chuẩn cho việc trẻ có bị chậm phát triển hay không và trẻ có cần đi khám hay không.
Một bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng, trẻ từ 0 đến 3 tuổi tăng chiều cao khoảng 7cm trong một năm, từ 3 tuổi đến tuổi vị thành niên tăng chiều cao khoảng 4-5 cm/ năm, ở tuổi dậy thì khoảng 5,5 - 6 cm/ năm. Nếu trong một năm không đạt được các giá trị trên thì đó thực sự có thể là trẻ chậm lớn, lúc này nên đưa trẻ đi khám.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, nếu phát hiện con thấp còi thì phải đến bệnh viện để khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
Sữa rất giàu protein, axit amin, canxi và phốt pho tốt cho việc tăng chiều cao. Vì vậy, trẻ trên một tuổi nên cho trẻ uống nhiều sữa hơn, và tốt nhất nên tiêu thụ 500 ml một ngày.