Vì sao trẻ thích giơ tay "đầu hàng" khi ngủ? 3 sự thật thú vị không phải ai cũng biết

Hạ Mây - Ngày 23/12/2021 18:22 PM (GMT+7)

Có một số lý do đặc biệt khiến trẻ giơ tay cao khi ngủ, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau.

Vì sao trẻ thích giơ tay amp;#34;đầu hàngamp;#34; khi ngủ? 3 sự thật thú vị không phải ai cũng biết - 1

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, trong quá trình quan sát con ngủ, đôi khi cha mẹ có thể phát hiện ra một số điều thú vị. Chẳng hạn như vừa ngủ vừa khóc, vừa ngủ vừa cười hay ngủ với hai cánh tay đưa lên cao như đang đầu hàng. 

Có thể nói rằng đó chính là tư thế phổ biến của mọi trẻ sơ sinh. Và nhiều cha mẹ đôi khi cũng tự hỏi rằng tư thế đó liệu có phải là bình thường hay không.

Thực tế, trẻ em ngủ với hai tay giơ lên như đầu hàng là một chuyện rất phổ biến, thậm chí còn có thuật ngữ dành cho thế ngủ này là tư thế sao biển. 

Ở trẻ sơ sinh, lý do khiến bé hay đưa tay lên khỏi đầu trong lúc ngủ có thể giải thích như sau:

Vì sao trẻ thích giơ tay amp;#34;đầu hàngamp;#34; khi ngủ? 3 sự thật thú vị không phải ai cũng biết - 2

Vì sao trẻ sơ sinh thường giơ tay "đầu hàng" khi ngủ?

Bảo vệ bản thân trong tiềm thức

Trên thực tế, nhiều trẻ em đã có cơ chế bảo vệ riêng từ khi sinh ra, đó là khả năng con người tự phát triển khả năng bảo vệ qua hàng vạn năm.

Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh sẽ chỉ nằm thẳng sau khi chào đời, nhưng trẻ cũng sẽ thỉnh thoảng trở mình, nếu em bé tự nâng tay lên có thể tránh cho em bé vô tình vặn người, điều này có thể giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, nhiều bé sẽ đưa tay sang hai bên và đôi khi đưa qua khỏi đầu khi gặp phải phản xạ giật mình này. Sau vài giây, phản xạ sẽ trôi qua, có thể đánh thức bé thức giấc.

Trẻ sơ sinh thích giơ hai tay qua đầu khi ngủ có thể xuất phát từ việc bảo vệ bản thân trong tiềm thức.

Trẻ sơ sinh thích giơ hai tay qua đầu khi ngủ có thể xuất phát từ việc bảo vệ bản thân trong tiềm thức.

Thói quen tự nhiên của bé

Em bé ngủ thích nắm tay và giơ tay lên quá đầu có liên quan đến tư thế của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Khi con nằm trong bụng mẹ, không gian chật khiến cánh tay của trẻ cong trên ngực, chân cũng uốn cong như ngồi xổm.

Do đó, khi bé còn là bào thai, để có thể cảm thấy thoải mái hơn trong bụng mẹ, bé thường ngủ với tư thế đầu hàng. Cho đến khi sinh ra, trẻ sẽ tiếp tục lặp lại hành động này vì thói quen.

Việc duy trì tư thế này trong tử cung suốt một thời gian dài khiến khi sinh ra, con cũng muốn uốn tay lên cao để tạo cảm giác an toàn hơn.

Bé cảm thấy nóng

Ngoài nguyên nhân trên, một nguyên nhân là do thân nhiệt của em bé tương đối cao. Bé dễ toát mồ hôi khi không vận động. Và nếu bé không thể tản nhiệt khi cảm thấy nóng, bé sẽ vô thức nhấc giơ tay lên để tỏa nhiệt nhiều nhất có thể.

Trên thực tế, theo quan điểm khoa học, tư thế này sẽ giúp bé tản nhiệt ở mức độ nhất định.

Một số bé không thể tản nhiệt khi cảm thấy nóng, bé sẽ vô thức nhấc giơ tay lên để tỏa nhiệt nhiều nhất có thể.

Một số bé không thể tản nhiệt khi cảm thấy nóng, bé sẽ vô thức nhấc giơ tay lên để tỏa nhiệt nhiều nhất có thể.

Vì sao trẻ thích giơ tay amp;#34;đầu hàngamp;#34; khi ngủ? 3 sự thật thú vị không phải ai cũng biết - 5

Vậy cha mẹ nên làm gì khi bé thường xuyên giơ tay đầu hàng khi ngủ

Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên giơ tay khi ngủ thì cha mẹ nên thử các phương pháp sau:

Không nên đánh thức hay vội sửa tư thế cho bé

Nhiều trẻ em thích giơ tay khi ngủ, có thể đó là tư thế thoải mái nhất, bé thích giãn cơ thể và giúp bé thư giãn, ngủ nhanh hơn, do đó cha mẹ không nên vội vàng sửa đổi tư thế cho con. 

Nếu đột ngột điều chỉnh tư thế, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu và cảm thấy mình bị xâm phạm, một số trẻ có thể quấy khóc hoặc chất lượng giấc ngủ kém.

Cha mẹ có thể từ từ chạm vào cánh tay của trẻ ​​và cố gắng hạ nhẹ tay của trẻ xuống. Nếu trẻ hơi chống đối và quấy khóc, cha mẹ không nên tiếp tục, hãy vỗ về trẻ để trẻ cảm thấy được quan tâm, sau đó hãy để trẻ tiếp tục ngủ theo tư thế của mình.

Trẻ một số trường hợp đặc biệt, trẻ quá thường xuyên giơ hai tay khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của sự bất an, lúc này mới nên cần có sự can thiệp của cha mẹ, mẹ có thể cho trẻ ngủ trong túi ngủ.

Trẻ một số trường hợp đặc biệt, trẻ quá thường xuyên giơ hai tay khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của sự bất an, lúc này mới nên cần có sự can thiệp của cha mẹ, mẹ có thể cho trẻ ngủ trong túi ngủ. 

Cho bé cảm giác an toàn

Trẻ một số trường hợp đặc biệt, trẻ quá thường xuyên giơ hai tay khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của sự bất an, lúc này mới nên cần có sự can thiệp của cha mẹ, mẹ có thể cho trẻ ngủ trong túi ngủ. Nếu quấn tay bé sẽ có cảm giác được ôm, tình trạng của bé sẽ được cải thiện.

Việc cho bé ngủ trong túi ngủ cũng có thể giảm thiểu tình trạng bé bị cảm lạnh, bằng cách này, cánh tay của trẻ sẽ không bị lạnh và tư thế ngủ của trẻ cũng có thể được điều chỉnh.

Để bé cảm thấy có cha mẹ ở bên

Hầu hết các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng môi trường mà trẻ ngủ phải yên tĩnh 100%, nhưng thực tế không phải như vậy.

Nếu quan sát kỹ đôi khi chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng một số trẻ sơ sinh có thể đột nhiên run rẩy toàn thân khi ngủ. Thực ra có thể là do bé đã phải nhận một số cú sốc, và đây cũng là “phản ứng sợ hãi” bình thường của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Và nếu cha mẹ muốn tình hình của con mình tốt hơn, cha mẹ cần chú ý để bé cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ bên cạnh.

Và nếu cha mẹ muốn tình hình của con mình tốt hơn, cha mẹ cần chú ý để bé cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ bên cạnh.

Và nếu cha mẹ muốn tình hình của con mình tốt hơn, cha mẹ cần chú ý để bé cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ. Thực ra trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, bé sẽ cảm nhận được có ai bên cạnh khi ngủ không, một số cha mẹ sẽ thấy rằng khi ở bên cạnh bé thì bé sẽ ngủ yên, chỉ cần rời đi là bé sẽ khóc ngay lập tức. Đây là biểu hiện của sự bất an.

Vì vậy khi bé đang ngủ cha mẹ có thể trò chuyện bình thường, nhưng không nên nói lớn giọng, hoặc mở một vài bản nhạc nhẹ nhàng để bé cảm nhận được ngoại cảnh, sẽ giúp hạn chế đột ngột có phản xạ sốc.

Vì sao trẻ bị la mắng vẫn muốn ôm mẹ? Biết được lý do mẹ có thể sẽ hối hận
Nhiều trẻ nhỏ sau khi bị la mắng nhưng không hề né tránh mà tiếp tục tìm kiếm sự an ủi của cha mẹ. 

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ