Nhìn vào biểu hiện này khi ngủ, biết ngay trẻ sơ sinh đang mệt hay khỏe

Thi Thi - Ngày 12/03/2023 12:02 PM (GMT+7)

Giấc ngủ là một trong những yếu tố để bố mẹ nhận biết, con có đang phát triển tốt hay không.

Sau khi sinh con, hầu hết người mẹ nào cũng trở thành một “superman”, tồn tại một loại sức mạnh vạn năng, nhưng cũng vì điều này mà người mẹ trở nên nhút nhát hơn, luôn cẩn trọng trong việc chăm sóc đứa trẻ của mình hàng ngày.

Mọi thứ xung quanh bé, mẹ đều “nắm rõ trong lòng bàn tay”. Ngay cả khi bé đã ngủ, mẹ vẫn luôn chú ý đến trạng thái của con.

Thực tế, trẻ sơ sinh đang ngủ sẽ không nằm yên cho đến khi trời sáng, trẻ có thể khá "ồn ào", chẳng hạn như khua tay múa chân, trở mình và có thể nấc cụt , nghiến răng, ngáy,...

Y học hiện đại từ lâu đã chứng minh, chất lượng giấc ngủ của trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, thực chất nó có thể phản ánh sự tăng trưởng của não bộ và sức khỏe thể chất của trẻ.

Nếu trẻ ngủ ngon giấc thì càng có lợi cho sự phát triển trí não, thể chất và tinh thần, ngược lại những dấu hiệu bất thường trong khi ngủ cũng có thể bộc lộ sức khỏe trẻ đang xuất hiện vấn đề xấu.

Nhìn vào biểu hiện này khi ngủ, biết ngay trẻ sơ sinh đang mệt hay khỏe - 2

3 chuyển động khi ngủ phản ánh trí não trẻ đang phát triển tốt 

Nhìn vào biểu hiện này khi ngủ, biết ngay trẻ sơ sinh đang mệt hay khỏe - 3

Đi ngủ với nụ cười trên môi

Nhiều bà mẹ nhận thấy rằng, thỉnh thoảng đứa trẻ của mình sẽ mỉm cười một cách có ý thức hoặc vô thức khi ngủ. Nếu vậy thì mẹ nên vui mừng, vì điều đó có nghĩa là trí não của bé đang phát triển rất tốt.

Bản thân việc cười không phải là một hoạt động đơn giản, nó cần được hình thành thông qua sự dẫn truyền thần kinh và điều khiển của não bộ. Lúc này, thần kinh sẽ phát tín hiệu đến não bộ, sau khi nhận và xử lý thông tin thì não bộ sẽ đưa ra phản hồi bằng cách điều khiển các bộ phận, cơ quan của cơ thể, đó là quá trình diễn ra việc trẻ cười khi ngủ.

Bộ não của bé chưa trưởng thành, có thể giữ nụ cười khi ngủ nghĩa là bé đã thiết lập được mối liên hệ ổn định giữa hệ thần kinh của cơ thể và hệ thần kinh của não bộ. Hơn nữa, những đứa trẻ cười khi ngủ hầu hết là đang mơ những giấc mơ đẹp. Và những giấc mơ có thể kích thích hoặc hướng dẫn não bộ của bé để nó phát triển nhanh hơn. 

Trẻ cười khi ngủ, chứng tỏ não trẻ đang hoạt động tốt, có sự liên kết ổn định với hệ thần kinh của cơ thể.

Trẻ cười khi ngủ, chứng tỏ não trẻ đang hoạt động tốt, có sự liên kết ổn định với hệ thần kinh của cơ thể.

Ngủ nông, dễ tỉnh giấc

Nhiều bé có giấc ngủ nông và trằn trọc, đặc biệt là các bé sơ sinh có thể giật mình khi nghe thấy tiếng động nhỏ nhất. Rất nhiều cha mẹ loay hoay với câu hỏi: Có nên giữ im lặng tuyệt đối cho bé khi ngủ?

Trên thực tế, giấc ngủ chập chờn ở trẻ sơ sinh không nhất thiết là điều xấu. Ít nhất nó cũng cho thấy đứa bé có năng lực cảm giác mạnh mẽ và luôn cảnh giác, cho dù hoàn cảnh xung quanh có một chút thay đổi nhỏ, trẻ cũng có thể cảm nhận được. Điều này, chứng tỏ trẻ có thể dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.

Phản ứng của bé với thế giới bên ngoài, không thể tách rời khỏi sự điều khiển của trung tâm não bộ. Ví dụ, nếu trẻ đột nhiên khóc vào ban đêm, rất có thể trẻ không hài lòng với môi trường ngủ, quá nóng hoặc quá ồn. Đôi khi trẻ có thể đói, căng thẳng hoặc khó chịu,... nhưng tất nhiên giai đoạn này bé không thể nói, và chỉ có thể diễn đạt thành tiếng.

Bé có khả năng siêu cảm giác, truyền thông tin cảm nhận được đến não bộ và phản hồi lại, từ đó kích thích não bộ bé phát triển. Có thể thấy, bé ngủ chập chờn và dễ thức giấc cũng là biểu hiện của sự phát triển trí não tốt.

Trẻ có sự nhạy cảm với tiếng động từ môi trường xung quanh, thường dễ tỉnh giấc khi ngủ. Điều này chứng tỏ năng lực cảnh giác của trẻ cao.

Trẻ có sự nhạy cảm với tiếng động từ môi trường xung quanh, thường dễ tỉnh giấc khi ngủ. Điều này chứng tỏ năng lực cảnh giác của trẻ cao.

Thích cực quậy khi ngủ

Nhiều bà mẹ phàn nàn vì con ngủ trằn trọc, lúc nào cũng cựa quậy, thậm chí lăn lộn từ đầu giường đến cuối giường. Nhưng điều kinh khủng nhất là ban đêm bé thường xuyên giở chăn ra, trong một đêm mẹ phải dậy đắp chăn rất nhiều lần.

Giải thích cho tình trạng này, theo các chuyên gia, bởi vì bên ngoài kích thích, thân thể phản ứng kháng cự nên em bé mới thường "chơi" nhiều như vậy khi ngủ. Ví dụ, khi mẹ đắp chăn cho bé quá nhiều vào ban đêm khiến bé cảm thấy ngột ngạt, bức bối cho nên bé sẽ dùng tay chân nhấc chăn lên, hoặc chui ra khỏi chăn và lật người ngủ trên chăn.

Đây cũng là một trong số chuyển động nhỏ trong giấc ngủ của trẻ, có thể được coi là phản ứng của trẻ trước sức đề kháng bên ngoài. Điều này cũng cho thấy ở một mức độ nào đó, chức năng thể chất và sự phát triển trí não của bé khá tốt.

Nhìn vào biểu hiện này khi ngủ, biết ngay trẻ sơ sinh đang mệt hay khỏe - 6

3 chuyển động nhỏ khi ngủ báo hiệu trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe 

Thực tế, không phải chuyển động nào trong khi ngủ của trẻ cũng đều cho thấy trí não của trẻ phát triển tốt, ngược lại sẽ có những biểu hiện bất thường, báo hiệu sức khỏe thể chất của bé đang gặp vấn đề xấu, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua.

Ngáy khi ngủ

Tiếng ngáy của trẻ không phải là ngủ ngon, mà là một dấu hiệu bất thường. Nó chứng minh rằng cơ thể trẻ đang gặp một số rắc rối và chúng khiến trẻ khó chịu, dẫn đến giấc ngủ không đạt chất lượng. 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngáy khi ngủ, chẳng hạn như bé đang bị cảm lạnh, ngạt mũi, khó thở; xương thanh quản của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn thiện, gây ra chứng viêm thanh quản; trẻ nằm ngửa khi ngủ, gốc lưỡi tụt về phía sau làm hẹp khoang họng, gây khó thở; bé thừa cân, phần thịt mềm trong cổ họng phì đại gây cản trở đường hô hấp ở một mức độ nhất định,...

Giải pháp tốt nhất để xử lý tình trạng trên là mẹ hãy thường xuyên cho bé tắm nắng, điều này rất tốt để cơ thể tổng hợp vitamin D, thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Khi sụn thanh quản của bé phát triển hoàn thiện thì sẽ ngừng phát ra âm thanh. 

Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để kịp thời thêm bớt quần áo, giường chiếu cho bé, chú ý vệ sinh, hạn chế tối đa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do cảm lạnh. Nếu phát hiện bé thường xuyên thở bằng miệng, nghẹt mũi, hắt hơi… bố mẹ nên xem xét khả năng trẻ đang mắc bệnh và đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời.

Thường xuyên quấy rối, khóc đêm

Trong khi ngủ, nếu mẹ nhận thấy em bé của mình thường xuyên quấy khóc thì phần lớn là do cơ thể không thoải mái. Đặc biệt, trẻ sơ sinh rất dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu,... hoặc các vấn đề về da như dị ứng, chàm sữa khiến trẻ đau rát, ngứa ngáy. Bởi vì lúc này bé chưa biết nói, và mẹ không kịp nhận ra nên bé đành phải diễn đạt theo cách của mình.

Các bác sĩ khuyến cáo để tránh tình trạng này xảy ra, trẻ nhỏ sau mỗi lần bú cần cho ợ hơi, hoặc bố mẹ thường xuyên massage bụng, thực hiện bài tập xả khí,… để tống hết khí mà trẻ nuốt vào trong dạ dày ra ngoài. Cách này có tác dụng giảm đầy hơi, đau, khó tiêu cho trẻ rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, trước khi ngủ thì bố mẹ đừng nên cho bé ăn quá nhiều, rất dễ làm cho đường tiêu hóa của bé tăng gánh nặng quá lớn, khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.

Mẹ cần cảnh giác khi trẻ thường xuyên quấy khóc khi ngủ, có thể đây là dấu hiệu cơ thể trẻ đang gặp vấn đề.

Mẹ cần cảnh giác khi trẻ thường xuyên quấy khóc khi ngủ, có thể đây là dấu hiệu cơ thể trẻ đang gặp vấn đề.

Đổ mồ hôi khi ngủ

Bởi vì quá trình trao đổi chất của bé diễn ra nhanh hơn, nhưng chức năng tản nhiệt lại tương đối kém, nên so với người lớn, cho dù ở trong cùng một môi trường thì bé cũng dễ tiết nhiều mồ hôi và sợ nóng hơn. Mặt khác, bé thiếu vitamin D và canxi cũng có thể bị đổ mồ hôi nhiều.

Vì vậy, bố mẹ nên kiểm soát nhiệt độ môi trường ngủ của trẻ ở mức 22 - 25 độ, không nên đắp chăn quá kín, nếu không sẽ dễ gây bí bách, tuyến mồ hôi tiết ra nhanh hơn. Mẹ có thể đợi bé ngủ ngon rồi mới đắp cho bé một chiếc chăn phù hợp.

Trong trường hợp bé thiếu canxi, thì nên được bổ sung vitamin D và canxi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chú ý cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, lòng đỏ trứng, vỏ tôm, các loại hạt, chế phẩm từ đậu nành, rau lá xanh…

Nếu tuyến mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều, có thể trẻ đang thiếu canxi hoặc môi trường ngủ quá nóng.

Nếu tuyến mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều, có thể trẻ đang thiếu canxi hoặc môi trường ngủ quá nóng.

Khác biệt lớn về trí thông minh giữa trẻ ngủ gối và không gối khi lớn
Nhiều người nhận định rằng, trẻ ngủ gối và ngủ không gối sẽ có sự khác biệt rõ rệt khi lớn lên.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ