Tiến sĩ Harvard chỉ ra 6 hành vi ở trẻ có EQ thấp, nhưng đáng tiếc bố mẹ không coi trọng

Thi Thi - Ngày 17/03/2023 12:01 PM (GMT+7)

Tiến sĩ Daniel Goleman cho biết, những đứa trẻ có EQ thấp thường bộc lộ sớm 6 đặc điểm sau đây.

Tiến sĩ Harvard chỉ ra 6 hành vi ở trẻ có EQ thấp, nhưng đáng tiếc bố mẹ không coi trọng - 1

Trên thực tế, trong cuộc sống nhiều bậc phụ huynh sẽ cố gắng hết sức để tập trung vào việc trau dồi chỉ số thông minh của con mình, nhưng thường vô thức bỏ qua việc trau dồi EQ.

Rất nhiều kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng EQ của một người không thể tách rời khỏi sức khỏe thể chất và tinh thần, mối quan hệ giữa các cá nhân và sự tu dưỡng nhân cách. Và những đứa trẻ có EQ thấp có thể đánh mất nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống sau này.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc thường đề cập đến chỉ số cảm xúc (nghĩa là chỉ số bao gồm cảm xúc, ý chí, tính cách và thói quen hành vi).

Theo Daniel Goleman, tiến sĩ Tâm lý học tại Đại học Harvard chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc bao gồm năm khía cạnh: Khả năng nhận ra cảm xúc của chính mình, khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, khả năng chịu đựng những thất bại, khả năng hiểu cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Thực tế những đứa trẻ có EQ thấp không có gì sai, dù sao mỗi đứa trẻ đều có một cá tính riêng, cho dù EQ ở mức trung bình thì trẻ vẫn luôn có thế mạnh ở những mặt khác, điều quan trọng là bố mẹ nên nhận biết sớm, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp, giúp trẻ trau dồi EQ tốt hơn.

Về mức độ trí tuệ cảm xúc của trẻ, tiến sĩ Daniel Goleman cho biết, bố mẹ có thể đánh giá sơ bộ từ biểu hiện hàng ngày của trẻ. Nói chung, trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ có 6 biểu hiện sau.

Tiến sĩ Harvard chỉ ra 6 hành vi ở trẻ có EQ thấp, nhưng đáng tiếc bố mẹ không coi trọng - 2

Những biểu hiện trẻ có chỉ số EQ thấp, bố mẹ nên lưu ý

Dễ mất bình tĩnh

Dễ mất kiểm soát cảm xúc là một trong các biểu hiện đặc trưng và thường gặp nhất ở những trẻ có chỉ số EQ thấp. Theo các chuyên gia, trẻ dễ mất bình tĩnh, thường chưa biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình, không thể kiềm chế những cơn nóng giận nên dễ ảnh hưởng và gây ra các hành vi sai lệch, không phù hợp.

Những đứa trẻ này cũng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Chỉ cần một tình huống tiêu cực hoặc một điều gì đó xảy ra không như mong đợi cũng có thể khiến trẻ trở nên kích động, mất bình tĩnh.

Ví dụ, nếu trẻ thua trong một trò chơi có thể sẽ đập phá đồ đạc sau đó, trẻ không có được món đồ chơi yêu thích thường sẽ khóc, nếu không có được món ăn yêu thích sẽ có xu hướng gây rắc rối... 

Dễ mất kiểm soát cảm xúc là một trong các biểu hiện đặc trưng và thường gặp nhất ở những trẻ có chỉ số EQ thấp.

Dễ mất kiểm soát cảm xúc là một trong các biểu hiện đặc trưng và thường gặp nhất ở những trẻ có chỉ số EQ thấp.

Không quan tâm đến cảm xúc của người khác

Trẻ thường không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của mọi người xung quanh. Dù trong bất kỳ tình huống hoặc hoàn cảnh nào, trẻ luôn muốn bản thân được ưu tiên và là trung tâm của mọi sự chú ý.

Khi chơi đùa cùng bạn bè, trẻ cũng sẽ luôn tranh giành những món đồ chơi mà bản thân yêu thích. Yêu cầu của bản thân phải được đáp ứng ngay lập tức, nhưng thường bỏ qua yêu cầu của người khác.

Hay phàn nàn và đổ lỗi cho người khác

Một điểm đặc trưng khác của những đứa trẻ EQ thấp có xu hướng tìm cách đổ lỗi cho người khác, không bao giờ chịu nhìn nhận lỗi sai của bản thân và không chấp nhận sự phán xét từ bất kỳ ai. Trẻ thường rất hay phàn nàn về mọi thứ xảy ra xung quanh và hầu hết những điều đó không bao giờ khiến trẻ cảm thấy hài lòng.

Không chịu được chỉ trích, hay thất bại

Những trẻ nhỏ có chỉ số EQ thấp vô cùng nhạy cảm với những lời chê bai hoặc chỉ trích, phàn nàn. Khi bị nhận xét tiêu cực hoặc đối mặt với những lời phê bình thì trẻ sẽ có xu hướng thể hiện sự bực tức.

Trẻ khó chấp nhận bất kỳ lời chỉ trích nào, không thừa nhận khi mắc sai lầm, thiếu quyết đoán trong mọi việc, sợ thất bại và muốn lùi bước khi gặp khó khăn.

Trẻ thường có xu hướng cáu gắt, nóng giận, la hét, kích động hoặc thể hiện bằng hành động như dậm chân, cau mày, liếc mắt,… Trẻ có thể khóc lóc, ăn vạ, gây ồn ào hoặc giận dỗi bỏ đi.

Trẻ thường có xu hướng cáu gắt, nóng giận, la hét, kích động.

Trẻ thường có xu hướng cáu gắt, nóng giận, la hét, kích động.

Thích chọc vào nỗi đau của người khác

Cố ý chọc tức người khác, bới móc lỗi lầm hay tùy tiện đặt biệt danh cho người khác... cũng là những biểu hiện thường thấy ở trẻ có EQ thấp. 

Một số trường hợp trẻ còn bịa chuyện, đặt điều để vu oan cho những người xung quanh, luôn tìm kiếm các khuyết điểm và điểm xấu của người khác.

Thường xuyên ra lệnh, không nghe lời khuyên

Khi bị yêu cầu tuân thủ nội quy, trẻ sẽ gây ra những rắc rối vô lý để buộc người khác phải thỏa hiệp, những đứa trẻ này sẽ nhạy cảm với những mệnh lệnh, những câu nói mang tính chỉ đạo, bắt ép.

Thực tế, những đứa trẻ như vậy thường dễ bị va chạm và gặp vấn đề trong giao tiếp giữa các cá nhân trong cuộc sống thực. Vì vậy, bố mẹ nên có phương pháp giáo dục, giúp trẻ điều chỉnh kịp thời.

Tiến sĩ Harvard chỉ ra 6 hành vi ở trẻ có EQ thấp, nhưng đáng tiếc bố mẹ không coi trọng - 5

Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao? 

Dù là người lớn hay trẻ em, nếu thiếu trí tuệ cảm xúc, sẽ khó hòa hợp với nhau với cuộc sống và khó chấp nhận chính mình. Vậy làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ?

Tiến sĩ Harvard chỉ ra 6 hành vi ở trẻ có EQ thấp, nhưng đáng tiếc bố mẹ không coi trọng - 6

Hướng dẫn trẻ học cách đối phó với cảm xúc

Nhiều trường hợp phụ huynh khi đối mặt với một đứa trẻ đang khóc, liền uy nghiêm dọa nạt đứa trẻ: “Đừng khóc, nếu con còn khóc, bố mẹ sẽ không yêu thương con nữa". Thời gian đầu, đứa trẻ vừa nghe xong liền lập tức sợ hãi và nín khóc ngay.

Vì vậy, nhiều phụ huynh lầm tưởng phương pháp này hiệu quả, nhưng thực tế tâm tư tình cảm của trẻ vẫn chưa được giải quyết, còn tồn đọng trong lòng. Cảm xúc đã lâu không được giải tỏa, đến lúc tới hạn có thể bùng phát cực độ, trẻ cũng sẽ học cách đối xử thô bạo với cảm xúc của người khác.

Vì vậy, khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, bố mẹ nên cố gắng hiểu và chấp nhận, đồng thời dạy trẻ cách đối phó với cảm xúc của mình. Ví dụ: Khi trẻ đang khóc, tức giận và buồn bã, hãy nói với con: "Mẹ biết con đang buồn, tức giận, con có muốn nói với mẹ không? Con có cần mẹ làm gì cho con không?"

Hướng dẫn trẻ nhận biết, chấp nhận, bày tỏ và trút bỏ cảm xúc của mình, bằng cách này, trẻ sẽ dần hiểu cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực của mình.

Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, hay xung đột với người khác, bố mẹ nên kịp thời điều chỉnh.

Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, hay xung đột với người khác, bố mẹ nên kịp thời điều chỉnh.

Nuôi dưỡng thái độ lạc quan ở trẻ

Những đứa trẻ lạc quan sẽ có năng lực EQ mạnh mẽ, có thái độ đối mặt và xử lý vấn đề tích cực, có khả năng chống lại căng thẳng và thất bại cao hơn, trẻ cũng biết cách tự động viên bản thân khi gặp khó khăn.

Một thái độ lạc quan đến từ cuộc sống, để nuôi dưỡng nó, trước tiên bố mẹ nên duy trì một khuôn mẫu cuộc sống tốt, khỏe mạnh và hạnh phúc. Thứ hai, hãy nuôi dưỡng một trái tim bình yên và biết ơn, trân trọng và đánh giá cao cuộc sống, đánh giá cao niềm hạnh phúc và sự hài lòng do cuộc sống mang lại.

Ví dụ, nếu trẻ không muốn thu dọn đồ chơi, mẹ có thể nói: “Đồ chơi buồn ngủ, cho con bạn về nhà ngủ đi.” Nếu chẳng may trẻ bị ngã, mẹ có thể nói: “Hóa ra là chân con cũng có suy nghĩ của riêng mình, nên muốn nghỉ ngơi".

Hướng dẫn trẻ tương tác với người khác đúng cách

Cuốn sách"Bách khoa toàn thư về nuôi dạy con cái" do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ xuất bản đã chỉ ra, cách tốt nhất để trẻ học giao tiếp giữa các cá nhân là cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội học tập. Mặc dù một số hành vi của trẻ không có lợi cho giao tiếp xã hội, nhưng bố mẹ nên tích cực tạo cơ hội để con hòa đồng với những người khác.

Với tiền đề này, bố phải luôn nhấn mạnh và để trẻ ghi nhớ 3 điểm:

- Học cách diễn đạt với thái độ lịch sự.

- Biết chia sẻ với bạn bè.

- Dạy trẻ biết giữ trật tự.

Hướng dẫn trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc tiêu cực theo hướng phù hợp.

Hướng dẫn trẻ biết cách bộc lộ cảm xúc tiêu cực theo hướng phù hợp.

Trò chuyện, đọc sách với con thường xuyên

Để phát triển EQ cho trẻ, bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng các bé, để bé cảm thấy mình được lắng nghe, được thấu hiểu. Hãy dành tặng con những lời khen ngợi, lời khuyến khích khi trẻ làm được việc tốt. Điều này cũng giúp tình cảm gia đình được tăng lên đáng kể đấy.

Trong khi đó, đọc sách là cách làm cho thế giới quan của trẻ trở nên phong phú hơn. Mỗi trang sách còn chứa đựng những bài học tuyệt vời để giúp trẻ hiểu về tình yêu thương và phân biệt những hành động tốt đẹp cần học hỏi.

Các nhà tâm lý học cho rằng, một người có thành công hay không, chỉ số IQ chiếm 20%, còn trí tuệ cảm xúc chiếm tỷ lệ cao tới 80%. Vì vậy, nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ là khoản đầu tư quan trọng nhất trong giáo dục, đồng thời cũng sẽ là tài sản quý giá nhất trong cuộc đời tương lai của trẻ. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn hướng dẫn, giáo dục con cẩn thận thì chỉ số EQ của con sẽ ngày càng cao.

Mẹ thường xuyên nói 3 câu, EQ của con tự khắc tăng lên vượt trội hơn 90% so với bạn đồng trang lứa
Nếu bố mẹ thường xuyên nói với con cái 3 câu sau đây, sẽ giúp bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ hiệu quả.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic