Một số loại hạt chứa dưỡng chất quan trọng giúp trẻ phát triển trí não, mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn vặt của con.
Như chúng ta đã biết, chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể, não bộ trẻ.
Các chất dinh dưỡng cần thiết, như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất, cung cấp nguồn năng lượng và các thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì sự phát triển của hệ thần kinh trẻ.
Trong đó, các loại hạt thường được nhiều bà mẹ cho con ăn hơn, được xem như là món ăn vặt, cũng như bổ sung nhiều dưỡng chất lành mạnh.
3 loại hạt cung cấp dưỡng chất tốt, hỗ trợ phát triển trí não
Đậu phộng
Đậu phộng là một nguồn giàu canxi, khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của xương và răng. Việc ăn nhiều đậu phộng có thể giúp đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể.
Lysine, một axit amin cần thiết có trong đậu phộng, có khả năng cải thiện trí thông minh và khả năng học tập của trẻ. Lysine tham gia vào quá trình hình thành các neurotransmitter và tăng cường việc truyền tải thông tin giữa các tế bào thần kinh. Điều này có thể có tác động tích cực đến khả năng tập trung, ghi nhớ và xử lý thông tin của trẻ.
Ngoài ra, đậu phộng cung cấp axit glutamic và axit aspartic, hai axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tế bào não. Axit glutamic và axit aspartic được biết đến như là các "nhân viên ghi nhớ" của não bộ, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin. Việc bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn có thể hỗ trợ sự phát triển của tế bào não và cải thiện khả năng học tập của trẻ.
Đậu phộng là một nguồn giàu canxi, khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của xương và răng.
Hạt óc chó
Hạt óc chó chứa một lượng lớn axit linolenic, một loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ.
Axit linolenic có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng của não bộ. Nó giúp hỗ trợ sự phát triển và phân hóa các tế bào não, đồng thời tăng cường quá trình truyền tải thông tin giữa các tế bào thần kinh.
Khi trẻ em ăn loại hạt này, được cung cấp axit linolenic dồi dào, tăng cường sự phát triển và hoạt động của não bộ. Đồng thời, cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và xử lý thông tin.
Hơn nữa, axit linolenic trong quả óc chó cũng có khả năng cải thiện hệ miễn dịch của trẻ. Hệ miễn dịch mạnh mẽ là yếu tố quan trọng để giữ cho trẻ khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.
Hạt dẻ cười
Với đặc tính giàu dầu, hạt dẻ cười có tác dụng dưỡng ẩm cho đường ruột, giúp giảm táo bón và duy trì sự hoạt động khỏe mạnh của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, hạt dẻ cười cũng là nguồn cung cấp carotene, axit béo, khoáng chất và chống oxy hóa. Carotene là một dạng vitamin A có vai trò quan trọng trong việc tăng lưu lượng máu não của trẻ. Khi trẻ ăn hạt dẻ cười, chất carotene sẽ được hấp thụ và chuyển hóa thành vitamin A, giúp cung cấp dưỡng chất cho não bộ và thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của các tế bào não.
Hạt dẻ cười còn chứa axit béo, khoáng chất và các yếu tố chống oxy hóa, những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Axit béo là thành phần cấu tạo của màng tế bào não và có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng não bộ.
Hạt dẻ cười cũng là nguồn cung cấp carotene, axit béo, khoáng chất và chống oxy hóa.
Khoáng chất như magie và kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoạt động của não bộ. Ngoài ra, các yếu tố chống oxy hóa như vitamin E và các polyphenol có khả năng bảo vệ tế bào não khỏi sự tổn thương do các gốc tự do.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng không nên để trẻ tự ý ăn các loại hạt trên, nhằm đề phòng nguy cơ hóc nghẹn. Trẻ em cần được giám sát khi ăn hạt và nên hướng dẫn cho trẻ hiểu về việc nhai kỹ, ăn từ từ để tránh các tình huống không mong muốn.
Những cách giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt
Trẻ học bơi
Cho trẻ tập bơi ngay từ khi còn nhỏ có thể kích thích hiệu quả khả năng nhận thức, từ đó giáo dục tốt sẽ thúc đẩy trẻ phát triển khỏe mạnh và phát huy tối đa tiềm năng.
Bơi lội đòi hỏi sự tập trung, phối hợp và điều chỉnh cơ thể, tạo ra một môi trường tương tác và thử thách cho trẻ. Quá trình này rèn luyện sự linh hoạt, phản xạ của các cơ quan cảm giác, kích thích và phát triển khả năng tư duy.
Bơi lội cung cấp một sự trải nghiệm đa dạng về môi trường nước, âm thanh và chuyển động, giúp trẻ hiểu và thích nghi với những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Vận động trong nước giúp kích thích hoạt động ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này có thể giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón và tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa.
Trong quá trình tập bơi, trẻ được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ cử chỉ, kỹ thuật bơi và quy tắc an toàn. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, rèn luyện khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác. Không chỉ có lợi cho khía cạnh vật lý và xã hội, bơi lội cũng có thể cải thiện chỉ số IQ và EQ.
Trong quá trình tập bơi, trẻ được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ cử chỉ, kỹ thuật bơi và quy tắc an toàn.
Trò chuyện mở
Hãy thường xuyên thảo luận một số vấn đề với trẻ. Hãy hỏi trẻ như tiếng mưa to và tiếng mưa nhẹ khác nhau như thế nào, trời nóng phải làm sao, trời lạnh làm sao cho đỡ lạnh, mất điện thì phải làm thế nào?... đặt trẻ vào tình huống suy nghĩ về vấn đề, nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
Hãy sắp xếp cho trẻ một thế giới nhỏ có lợi cho sự phát triển trí tuệ. Trong thế giới này, trẻ được phép đưa ra ý kiến về cách trang trí thế giới nhỏ của riêng mình.
Không nên có quá nhiều đồ đạc, để trẻ dễ dàng lấy, sắp xếp, nên có một giá sách. Nuôi dưỡng trẻ yêu sách, thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ sẽ mang đến lợi thế phát triển trí tuệ tốt.
Tâm trạng vui vẻ
Trẻ có trạng tốt, sẽ tiết hormone tăng trưởng, sức khỏe tốt và ít bệnh tật. Trong đó, tiếng cười không chỉ là “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa trí tuệ mà còn là một hình thức vận động thể chất tuyệt vời, thúc đẩy sự phát triển cân bằng của các hệ thống và cơ quan khác nhau trên toàn cơ thể.
Trẻ thích cười có tâm trạng lạc quan, ổn định, điều này rất có lợi cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp, khiến trẻ sẵn sàng khám phá, tò mò hơn, từ đó học hỏi thêm nhiều kiến thức.
Trẻ có trạng tốt, sẽ tiết hormone tăng trưởng, sức khỏe tốt và ít bệnh tật.
Tạo cảm giác an toàn
Ý nghĩa lớn nhất của việc thiết lập cảm giác an toàn là hình thành một nền tảng tốt trong tâm trí trẻ nhỏ, dựa vào đó có thể phát triển hơn nữa khả năng hiểu biết về mọi người và mọi thứ xung quanh.
Sự kết nối thân mật giúp trẻ phát triển trí thông minh, thích khám phá môi trường xung quanh, không ngại rời xa mẹ và hướng tới những điều mới mẻ.
Sau khi đứa trẻ chào đời, thường tiếp xúc với mẹ đầu tiện, những cử chỉ vuốt ve, ôm ấp của người mẹ mang lại cho trẻ cảm giác an ủi tự nhiên. Cảm giác thoải mái này có tác động quan trọng đến sự phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách tích cực.