Ngồi trên ghế sofa, tôi cảm thấy tâm trạng rối bời. Lời nói của mẹ chồng như một gáo nước lạnh, dập tắt mọi niềm vui trong lòng tôi.
Cách đây vài hôm, tôi vừa từ bệnh viện trở về nhà, ôm đứa con mới sinh trên tay mà lòng tôi tràn đầy vui sướng. Nhưng, niềm vui ấy nhanh chóng bị dập tắt khi mẹ chồng bảo tôi về nhà mẹ đẻ ở cữ. Đáng nhẽ, đó là một chuyện vui với nhiều nàng dâu, vì ở nhà mẹ đẻ thường sẽ thoải mái hơn so với mẹ chồng.
Nhưng mẹ chồng đề nghị như thế không phải vì tôi và con, mà là vì cô em chồng.
- Con vừa sinh xong, em con sắp thi đại học rồi, con nên về nhà mẹ đẻ để ở cữ đi, đến lúc em nó thi xong hẵng quay về. Đừng làm ảnh hưởng đến việc học của em.
Tôi choáng váng, nỗi uất ức và tức giận dâng trào. Tôi không thể ngờ rằng, trong thời khắc nhạy cảm này, mẹ chồng lại đưa ra yêu cầu như vậy.
Ngồi trên ghế sofa, tôi cảm thấy tâm trạng rối bời. Lời nói của mẹ chồng như một gáo nước lạnh, dập tắt mọi niềm vui trong lòng tôi. Tôi tự hỏi, tại sao sinh con xong tôi không được ở nhà của mình. Hơn nữa, điều kiện ở nhà mẹ đẻ cũng không tốt, mẹ tôi còn đau ốm, sao tôi có thể ở cữ tốt. Nghĩ đến đây, nước mắt tôi không kìm được rơi xuống.
Nhưng dù bức xúc, tôi vẫn cố gắng giải thích với mẹ chồng:
- Mẹ ơi, con vừa sinh, cơ thể cần thời gian hồi phục. Mẹ con đang đau ốm, về nhà mẹ đẻ sẽ không tiện.
Tôi vừa xuất viện về nhà thì mẹ chồng liền bảo tôi về nhà ngoại ở cữ. (Ảnh minh họa)
Dẫu vậy, mẹ chồng vẫn kiên quyết bắt tôi về nhà ngoại, thậm chí trong giọng nói có phần tức giận:
- Em con đang trong giai đoạn nước rút, nếu con ở đây sẽ ảnh hưởng đến việc học của nó. Trẻ nhỏ quấy khóc cả đêm sao con bé có thể tập trung học bài được. Con về nhà mẹ đẻ đi.
Tôi cảm thấy vô cùng bất lực. Tôi biết quan điểm của mẹ chồng rất khó thay đổi, nhưng tôi cũng không muốn để bản thân và đứa con nhỏ phải chịu thiệt thòi nên bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình.
Mẫu thuẫn mẹ chồng nàng dâu bùng lên, chồng tôi bị rơi vào thế khó xử. Mặc dù trong lòng anh cũng đồng tình với tôi rằng yêu cầu của mẹ là không hợp lý, nhưng anh cũng không muốn làm phật lòng mẹ. Vì thế, anh nhẹ nhàng khuyên:
- Mẹ ơi, vợ con vừa sinh xong, cần thời gian để hồi phục. Hay là cứ để cô ấy ở nhà nghỉ ngơi đi, em gái còn mấy tháng nữa mới thi đại học cơ mà. Chúng con sẽ lắp cách âm trong phòng, cố gắng hết mức để tránh làm ảnh hưởng đến việc học của em.
Nói đến mức đó rồi mà mẹ chồng vẫn không chấp nhận, buộc tôi phải về nhà mẹ đẻ. Điều đó khiến tôi cảm thấy không được tôn trọng trong gia đình này.
Nhớ lại những yêu cầu khắt khe của mẹ chồng khi mới về làm dâu, như việc phải làm việc nhà và chăm sóc người lớn tuổi, tôi đã âm thầm chịu đựng mà không dám phàn nàn. Nhưng giờ đây, tôi không thể tiếp tục chấp nhận sự đối xử bất công này. Tôi cần đấu tranh để bảo vệ bản thân và con.
Tôi nhận ra mình cần đấu tranh để bảo vệ bản thân và con. (Ảnh minh họa)
- Tôi đã chịu đựng đủ rồi. Tôi sẽ ly hôn, bán căn nhà này đi, đừng ai ở đây nữa cả.
Tôi hét lên. Câu nói này như một quả bom, khiến tất cả mọi người có mặt đều sững sờ. Em chồng hoảng sợ chạy vào phòng, không dám ra ngoài, còn chồng tôi cũng ngỡ ngàng trước quyết định bất ngờ của vợ.
Khi bình tĩnh hơn, tôi nghẹn ngào nói tiếp:
- Tôi đã chịu đựng đủ sự thiếu tôn trọng và đối xử bất công trong cái nhà này rồi. Tôi sẽ ly hôn, bán nhà chia đôi tài sản để các người rời khỏi đây, tôi không muốn tiếp tục sống trong sự ức chế này nữa!
Mẹ chồng lập tức tái mét mặt, không ngờ rằng tôi lại dám nói điều đó. Bà cố gắng cứu vãn tình hình:
- Đang yên đang lành con lại đòi ly hôn, bán nhà là sao? Mẹ chỉ bảo con về nhà ngoại ở một thời gian thôi, có cần phải làm quá lên như thế không?
Tôi cười lạnh, nói hết những ấm ức trong lòng và sự đối xử bất công của mẹ chồng. Có lẽ bà cũng không ngờ rằng lại đối xử tệ với tôi như thế, nên khi tôi bùng nổ cảm xúc, bà sốc lắm. Cuối cùng, mẹ chồng đã nhận ra sai lầm của mình, chủ động xin lỗi tôi và hứa sẽ quan tâm, tôn trọng tôi hơn trong tương lai.
Không khí gia đình dần trở nên hòa hợp, tôi cũng yên tâm ở cữ tại nhà dưới sự chăm sóc của mẹ chồng. Thành tích học tập của em chồng cũng cải thiện nhờ vào môi trường gia đình được cải thiện. Mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng đã được hàn gắn, và các thành viên trong gia đình trở nên gắn bó và hòa thuận hơn.
Qua chuyện này, tôi nhận ra một điều rằng, im lặng không phải là cách giải quyết vấn đề. Một khi có vấn đề, nên nói thẳng ra để giải quyết, có như vậy mới có cơ hội sửa sai, khắc phục, còn im lặng chịu đựng chỉ khiến mọi việc càng trở nên tồi tệ mà thôi.