Trẻ có bàn chân càng lớn thì càng cao? Chuyên gia nói đây mới là điều quyết định trẻ tăng 8-10cm mỗi năm

Thi Thi - Ngày 11/08/2024 19:09 PM (GMT+7)

Kích thước bàn chân có tác động nhất định đến chiều cao của trẻ, nhưng giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng.

Bàn chân của trẻ càng lớn thì sau này dễ sở hữu chiều cao tốt? Thực tế, nhận định này không hoàn toàn sai. Bởi vì các bộ phận trên cơ thể con người đều có những tỷ lệ nhất định, nên có một mối tương quan nhất định giữa chiều dài bàn chân và chiều cao của người đó.

Nhưng sẽ hơi vội vàng khi đánh giá liệu một đứa trẻ có phát triển cao hơn chỉ dựa vào kích thước bàn chân. Chiều cao và chiều dài bàn chân, là hai khía cạnh của sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đáng kể bởi gen di truyền. 

Kích thước bàn chân có tác động nhất định đến chiều cao của trẻ, nhưng giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng.

Kích thước bàn chân có tác động nhất định đến chiều cao của trẻ, nhưng giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng.

Mặc dù chiều dài bàn chân cũng bị ảnh hưởng bởi di truyền nhưng mối quan hệ của nó với chiều cao không phải là duy nhất và chắc chắn.

Vì vậy, việc dự đoán chiều cao trong tương lai của trẻ chỉ dựa vào kích thước bàn chân của trẻ là không chính xác .

Muốn trẻ cao lớn hơn, bố mẹ không nên bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ. Nếu trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt, việc tăng từ 8-10cm mỗi năm không quá khó khăn.

Trẻ có bàn chân càng lớn thì càng cao? Chuyên gia nói đây mới là điều quyết định trẻ tăng 8-10cm mỗi năm - 2

Chúng ta có thể dễ dàng thấy giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với chiều cao

Giấc ngủ là thời điểm cơ thể tiết hormone tăng trưởng tốt nhất, đặc biệt là giai đoạn ngủ sâu.

Hormon tăng trưởng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của xương, tăng sinh và sửa chữa tế bào, đồng thời đóng vai trò quyết định trong sự phát triển chiều cao của trẻ.

Khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu, lượng hormone tăng trưởng tiết ra tăng lên đáng kể giúp xương phát triển theo chiều dọc, từ đó thúc đẩy phát triển chiều cao.

Vì vậy, đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ và môi trường ngủ tốt là rất quan trọng để trẻ phát huy được tiềm năng di truyền của mình.

Giấc ngủ quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Giấc ngủ quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Vì vậy, thời điểm trẻ đi vào giấc ngủ rất quan trọng. Khoảng 11 giờ tối là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra tương đối mạnh. Tốt nhất là trẻ nên đi ngủ trước 10 giờ tối, nếu ngủ không ngon dễ dẫn đến chậm phát triển.

Giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn cả cân nặng của trẻ.

Trong cuốn sách “Trẻ ăn ngon, cao lên không béo và khỏe mạnh” có đề cập rằng nếu trẻ ngủ kém thì cân nặng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Năm 2002, một nghiên cứu của Hoa Kỳ trên thanh thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi cho thấy, cứ mỗi giờ ngủ giảm đi thì khả năng béo phì tăng lên 80%.

Một tài liệu phân tích năm 2016 về các yếu tố ảnh hưởng đến béo phì hoặc thừa cân ở trẻ em Trung Quốc, từ 7 đến 18 tuổi cho thấy, thời gian ngủ không đủ là yếu tố nguy cơ gây béo phì hoặc thừa cân ở trẻ trong giai đoạn này.

Trong giấc ngủ sâu, cơ thể tiết ra các hormone liên quan đến trọng lượng là leptin và ghrelin. Leptin và ghrelin là những hormone điều chỉnh sự thèm ăn và năng lượng của cơ thể.

Leptin là một loại hormone có thể ngăn chặn sự thèm ăn và thúc đẩy tiêu thụ năng lượng ghrelin, một loại hormone khiến con người cảm thấy đói, từ đó kích thích sự thèm ăn.

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng khi ngủ không đủ giấc, lượng leptin tiết ra sẽ giảm và ghrelin tăng lên, đồng nghĩa với việc các hormone kiểm soát cân nặng giảm đi, cảm giác thèm ăn tăng lên, điều này tự nhiên khiến trẻ dễ dàng muốn ăn hơn và tăng cân.

Trẻ có bàn chân càng lớn thì càng cao? Chuyên gia nói đây mới là điều quyết định trẻ tăng 8-10cm mỗi năm - 4

Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ?

Không nên cho trẻ xem các sản phẩm điện tử trước khi đi ngủ

Ngày nay, Internet phát triển, mỗi gia đình đều có điện thoại di động, máy tính bảng.... Chúng ta dễ dàng nhận thấy trẻ dùng điện thoại di động khắp nơi.

Trên thực tế, các ứng dụng và nền tảng trực tuyến trên các sản phẩm điện tử đang cố gắng hết sức để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngay cả người lớn đôi khi cũng thiếu tự chủ.

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, kích thích tế bào não, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ trong thời gian dài.

Trẻ dùng điện thoại để chơi các trò chơi, xem video hoặc mạng xã hội, có thể kích thích hoạt động não bộ. Trẻ có thể trở nên khó tập trung và thức khuya hơn.

Không nên cho trẻ xem các sản phẩm điện tử trước khi đi ngủ.

Không nên cho trẻ xem các sản phẩm điện tử trước khi đi ngủ.

Không để đèn sáng khi trẻ ngủ 

Việc bật đèn khi trẻ đang ngủ có thể gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển. Ánh sáng mạnh có thể ức chế sự tiết ra các loại hormone quan trọng, chẳng hạn như hormone tăng trưởng và melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học của trẻ.

Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tăng trưởng, giấc ngủ và sự phát triển thể chất tổng thể.

Ngoài ra, bức xạ ánh sáng mạnh từ đèn ngủ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Ánh sáng có thể gây ra sự kích thích thần kinh, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ sâu và liên tục. Dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tập trung và thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Để tạo ra một môi trường ngủ tối và yên tĩnh, bố mẹ có thể thử sử dụng rèm cản sáng để ngăn chặn ánh sáng từ bên ngoài cửa sổ. Hoặc dùng đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ.

Ngoài ra, cũng có thể áp dụng các thói quen tốt trước khi ngủ, chẳng hạn như kể chuyện hoặc hát ru nhẹ nhàng cho con. Những hoạt động này giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ, hình thành thói quen ngủ lành mạnh, từ đó đảm bảo sự phát triển tổng thể.

Trẻ có bàn chân càng lớn thì càng cao? Chuyên gia nói đây mới là điều quyết định trẻ tăng 8-10cm mỗi năm - 6

Kiểm tra chiều cao, trí thông minh, ngoại hình... từ 5 bí mật di truyền, xem con giống ai hơn?
Yếu tố di truyền có tác động lớn đến chiều cao, trí thông minh, ngoại hình... của trẻ.

Nuôi con khoẻ

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cách tăng chiều cao cho trẻ