Trẻ có EQ thấp hay nói 3 câu "cửa miệng" này, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ

Thi Thi - Ngày 29/07/2023 15:47 PM (GMT+7)

Những đứa trẻ có EQ thấp thường nói những câu sau đây, bố mẹ nếu nhận biết sớm hãy điều chỉnh ngay cho con.

Trong những năm gần đây, ý thức về trí tuệ cảm xúc (EQ) ngày càng được xã hội chú trọng, đặc biệt là trong việc nuôi dạy trẻ em.

Theo Tiến sĩ Goleman, một chuyên gia tâm lý học nổi tiếng từ Đại học Harvard, chỉ số IQ chỉ đóng góp 20% vào thành công của một người, trong khi tỷ lệ của trí tuệ cảm xúc là tới 80%.

Điều này cho thấy IQ quyết định giới hạn tối thiểu, trong khi EQ lại quyết định giới hạn tối đa của một người.

Những người có EQ cao thường có tính cách hòa đồng, tự tin, bình tĩnh và dễ dàng tạo quan hệ tốt với người khác. Họ không chỉ thu hút được sự tín nhiệm của đối tác mà còn có nhiều cơ hội được giúp đỡ và hỗ trợ trong cuộc sống.

Trẻ em có EQ thấp thường thiếu khả năng đồng cảm, dễ bị xúc động, khó khăn trong giao tiếp và thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Trẻ có xu hướng tự cho mình là trung tâm và thường muốn so sánh với người khác.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển EQ cho trẻ em, vì nó không chỉ giúp trẻ có một cuộc sống tốt hơn mà còn giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng để thành công trong tương lai.

Theo các chuyên gia, những đứa trẻ có EQ thấp thường nói những câu sau đây, bố mẹ nếu nhận biết sớm hãy điều chỉnh ngay cho con.

Trẻ có EQ thấp hay nói 3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; này, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ - 2

"Con không biết, không phải lỗi của con" - Thường xuyên đổ lỗi cho người khác

Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, trẻ em có khả năng lắng nghe sẽ có trí tuệ cảm xúc cao hơn so với những trẻ chỉ biết nói.

Trong khi đó, những đứa trẻ EQ thấp thường có xu hướng tự cao, thiếu khả năng đồng cảm và không có sự nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình. Thay vì chấp nhận trách nhiệm và sửa chữa sai lầm của mình, trẻ có xu hướng tìm kiếm một người khác để đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm.

Tuy nhiên, việc này không chỉ gây ra sự phiền toái và khó chịu cho người khác mà còn làm giảm tự tin và sự độc lập của trẻ.

Nếu không được giải quyết kịp thời, hành vi này có thể dẫn đến những vấn đề trong tương lai, khi trẻ em trưởng thành và phải đối mặt với những trách nhiệm lớn hơn.

Đồng thời, sẽ để ấn tượng tiêu cực đến mức khiến cho người khác, mối quan hệ lâu dần bị ảnh hưởng, cũng như trẻ khó khăn trong việc kết bạn.

Trẻ có EQ thấp hay nói 3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; này, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ - 3

Trẻ có EQ thấp hay nói 3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; này, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ - 4

"Con là giỏi nhất!" - Thích khỏe khoang

Theo nghiên cứu, những người có trí tuệ cảm xúc thực sự cao luôn khiêm tốn và nội tâm, nhìn thấy những điểm mạnh ở người khác và phát hiện ra những thiếu sót của chính bản thân mình. Họ không cần phải thể hiện bản thân để được chấp nhận, mà thay vào đó, họ luôn tìm cách để học hỏi và phát triển.

Việc trẻ em tự phụ và khoe khoang về bản thân là một hành vi rất phổ biến ở tuổi thơ. Khi trẻ em tự phụ, thường nói ra những lời như "Con giỏi nhất", "Con làm được mọi thứ" hoặc các lời khoe khoang khác để thể hiện sự tự tin và tự hào về bản thân.

Tuy nhiên, nếu trẻ em quá tự phụ, có thể trở nên cảm giác tự cao và không còn tự nhận ra được những điểm kém cỏi của bản thân. Điều này có thể gây ra sự thiếu tôn trọng và nhận thức sai lầm về bản thân, khiến trẻ không còn cảm thấy cần phải học hỏi hay cải thiện bản thân nữa.

Trẻ có EQ thấp hay nói 3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; này, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ - 5

Trẻ có EQ thấp hay nói 3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; này, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ - 6

"Sao cậu ngốc thế!" - Chê bai bạn bè

Trẻ em cũng có hiện tượng bắt nạt ẩn, chẳng hạn như đặt cho người khác biệt danh tùy ý và cô lập họ. Điều này thường là do trẻ em có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp, khiến cho họ không nhận thấy được cảm xúc và suy nghĩ của người khác.

Mẹ có thể quan sát khi con chơi với bạn, trẻ thường hích chọc vào khuyết điểm của bạn bè, chê bai hay phủ nhận người khác, đây đều là biểu hiện của EQ thấp. Những hành vi này thường làm tổn thương người khác, và có thể dẫn đến sự cô lập và bất hòa trong tình bạn.

Trẻ có xu hướng thích thể hiện và tỏ ra kiêu ngạo thường là do cảm thấy bất an bên trong hoặc thiếu tự tin về bản thân. Bằng cách coi thường người khác hoặc làm một điều gì đó nổi bật, trẻ có thể đạt được một cảm giác tạm thời của sự thừa nhận hoặc sự tôn trọng.

Vì vậy, trong thời kỳ phát triển của, việc giáo dục EQ là rất quan trọng. EQ giúp trẻ có khả năng nhận thức và cảm thông với cảm xúc của người khác, đồng thời cũng giúp trẻ học cách tôn trọng và tạo ra mối quan hệ tốt lành mạnh.

Trẻ có EQ thấp hay nói 3 câu amp;#34;cửa miệngamp;#34; này, chỉnh đốn ngay để tương lai con bớt khổ - 7

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con đu idol
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ quan điểm về vấn đề bố mẹ có nên ủng hộ trẻ hâm mộ một ai đó.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học