Trẻ khóc không ngừng ở trường mẫu giáo chủ yếu được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình

Thi Thi - Ngày 03/10/2024 12:30 PM (GMT+7)

Theo kinh nghiệm từ một giáo viên mầm non, những trẻ khóc nhiều ở trường chủ yếu được nuôi dưỡng từ 3 kiểu gia đình.

Một giáo viên mẫu giáo đề cập rằng thời điểm khai trường hàng năm thực sự khá vất vả, vì một số trẻ khóc rất nhiều khi bắt đầu đi học.

Nhiều trẻ sẽ ổn sau khi khóc 1 hoặc 2 ngày, nhưng số khác khóc trong một tháng hoặc thậm chí vài tháng. 

Theo kinh nghiệm của giáo viên, những trẻ hay khóc ở trường mẫu giáo có liên quan đến cách giáo dục của gia đình trước đó, đặc biệt khiến trẻ khó thích nghi với môi trường mới.

Trẻ khóc không ngừng ở trường mẫu giáo chủ yếu được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình - 1

Gia đình bất hòa

Chẳng hạn, mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu ở nhà khá căng thẳng, thường xuyên xảy ra những cuộc tranh cãi, chiến tranh lạnh. Khi đứa trẻ nhìn thấy bà và mẹ cãi nhau, sẽ cảm thấy không an toàn, bất an. Hay một số cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi trước mặt con, từ đó trẻ cũng dễ khóc và trở nên cáu kỉnh.

Bố mẹ bất hòa.

Bố mẹ bất hòa.

Đối với một đứa trẻ, gia đình là hòn đảo an toàn đầu tiên và quan trọng nhất. Việc gia đình có an toàn hay không sẽ ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và tính cách.

Nếu gia đình không hòa thuận, các thành viên bất hòa, sẽ ảnh hưởng đến hòn đảo an toàn của trẻ. Bản thân trẻ cảm thấy ngôi nhà này không an toàn và trở nên sợ hãi. Khi đến môi trường mẫu giáo xa lạ, nỗi bất an càng tăng thêm.

Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế cãi vã trước mặt con. Nếu có mâu thuẫn giữa người lớn, hãy giải quyết thông qua sự tham vấn và cố gắng không riêng tư nhất, để tránh làm tổn thương đến cảm giác an toàn của trẻ.

Trẻ khóc không ngừng ở trường mẫu giáo chủ yếu được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình - 3

Những gia đình bỏ bê, ít quan tâm đến trẻ

Một số bậc phụ huynh thường cho rằng việc trẻ khóc không phải là vấn đề lớn, trẻ sẽ tự động bình tĩnh lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc phớt lờ tiếng khóc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud, việc xây dựng cảm giác tin tưởng là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn dưới một tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ cần cảm nhận được sự an toàn và tin cậy từ môi trường xung quanh.

Tiếng khóc của trẻ không chỉ đơn thuần là biểu hiện của sự khó chịu về thể chất mà còn là cách để trẻ giao tiếp những nhu cầu cảm xúc và tâm lý. Do đó, khi trẻ khóc, bố mẹ cần phải hiểu và đáp ứng một cách kịp thời, thay vì phớt lờ.

Những gia đình bỏ bê, ít quan tâm đến trẻ.

Những gia đình bỏ bê, ít quan tâm đến trẻ.

Khi trẻ cảm thấy mẹ và những người xung quanh là đáng tin cậy, sẽ dần dần phát triển niềm tin vào  ông bà, bố mẹ, và cả môi trường học tập như mẫu giáo. 

Ngược lại, nếu trẻ khóc mà không nhận được sự quan tâm. Ví dụ khi trẻ khóc nhưng mẹ đang nói chuyện điện thoại, trong khi bà nội mải lau sàn nhà, trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi.

Cảm giác này có thể dẫn đến việc trẻ hình thành niềm tin rằng thế giới xung quanh không đáng tin cậy. Nếu nhu cầu của trẻ không được đáp ứng, sẽ bắt đầu cảm thấy sợ hãi và không tin tưởng vào chính mình, cũng như vào những người xung quanh. 

Trẻ khóc không ngừng ở trường mẫu giáo chủ yếu được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình - 5

Bố mẹ quá nuông chiều con

Việc bố mẹ nuông chiều có thể làm giảm khả năng tự chủ của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, khi trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tâm lý.

Đây là thời điểm quan trọng để trẻ học cách tự lập và khám phá khả năng của bản thân. Nhà tâm lý học Freud nhấn mạnh rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của bố mẹ trong giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy mình có thể tự mình đưa ra quyết định. Trẻ cần được khuyến khích để tự ăn, tự mặc quần áo, và tự đi vệ sinh một cách độc lập, từ đó hình thành niềm tin vào khả năng của chính mình.

Nếu bố mẹ hoặc người lớn luôn làm mọi việc cho trẻ, từ việc cho trẻ ăn, mặc quần áo, đến việc hỗ trợ trẻ trong các nhu cầu sinh lý như đi vệ sinh, thì điều này sẽ dễ dàng dẫn đến những nghi ngờ về khả năng của bản thân ở trẻ.

Bố mẹ quá nuông chiều con.

Bố mẹ quá nuông chiều con.

Khi trẻ ở độ tuổi trên hai, nếu vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, trẻ sẽ cảm thấy mình không đủ khả năng để thực hiện những việc đơn giản. Cảm giác này càng thêm lo lắng khi trẻ đến tuổi đi học.

Khi bước vào trường mẫu giáo, trẻ nhận thấy mình không thể thực hiện những nhiệm vụ mà bạn bè khác đã làm được, từ việc tự ăn đến việc tham gia các hoạt động nhóm.

Cảm giác xấu hổ khi không theo kịp bạn bè sẽ càng làm tăng thêm sự lo lắng và thiếu tự tin. Điều này dẫn đến việc trẻ luôn cảm thấy bồn chồn, không thoải mái, và thậm chí khóc nhiều hơn khi phải rời xa vòng tay bố mẹ.

Trẻ khóc không ngừng ở trường mẫu giáo chủ yếu được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình - 7

4 kiểu bố mẹ khó dạy con nên người, đặc biệt là kiểu cuối
Bố mẹ nuôi dạy con theo 4 cách sau đây dễ làm tăng khoảng cách trong gia đình.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con