Những đứa trẻ được tiếp xúc mới môi trường bên ngoài thường tự tin, biết cách giải quyết vấn đề và học kỹ năng xã hội tốt hơn.
Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng, con mình có thói quen dùng điện thoại di động chơi game suốt ngày, đây là một vấn đề đáng quan ngại. Việc trẻ ở nhà quá nhiều có thể gây ra một số rối loạn xã hội và nhân cách.
Chúng ta cũng nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa trẻ thường xuyên ra ngoài "chơi" và trẻ "ở nhà" hàng ngày. Bởi cuộc sống là lớp học tốt nhất và người dạy tốt bài học này chính là bố mẹ. Việc đưa trẻ ra ngoài chơi thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích.
Vì vậy, các chuyên gia đã liệt kê ra 4 điểm khác biệt giữa trẻ "ở nhà" và trẻ "ham chơi", từ đó giúp bố mẹ tìm ra cách cân bằng cũng như phương pháp giáo dục phù hợp, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ thường xuyên ra ngoài chơi, khả năng chống lại sự thất vọng tốt hơn
Một người mẹ chia sẻ rằng, việc đưa hai con đi chơi thường xuyên không chỉ đơn thuần là để tận hưởng thời gian vui chơi, mà còn để mang lại những trải nghiệm quý giá với thiên nhiên. Trước mỗi chuyến đi, chị luôn chuẩn bị một số thiết bị cần thiết và món ăn ngon. Nhờ đó, trẻ có thể phụ giúp mẹ chuẩn bị thức ăn và quần áo, mặc dù mệt nhưng lại rất vui vẻ.
Đặc biệt, chị còn ý thức tạo cơ hội cho con trải nghiệm việc tự giải quyết vấn đề. Thỉnh thoảng, chị cố ý quên mang theo một dụng cụ nào đó, để các con phải tự tìm cách giải quyết. Ví dụ, một hôm khi chị quên mang theo dây để buộc lều, hai con của chị đã nhanh trí và tìm thấy một số cây gậy để chống lều lên, thay vì buộc như thông thường. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt trong các tình huống khác nhau.
Những đứa trẻ thường xuyên được đưa ra ngoài chơi cùng bố mẹ sẽ phát triển khả năng chống lại sự thất vọng tốt hơn.
Chị cũng chia sẻ rằng gia đình không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện và thời gian để cho con khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, chị luôn tìm cách tổ chức những chuyến tham quan ngắn ngày, đưa trẻ đến một khách sạn đơn giản. Dù khác biệt với việc tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên, nhưng điều này vẫn giúp trẻ phát triển khả năng thích nghi với môi trường mới, học cách tương tác và giao tiếp với những người lạ.
Nhìn chung, những đứa trẻ thường xuyên được đưa ra ngoài chơi cùng bố mẹ sẽ phát triển khả năng chống lại sự thất vọng, tự giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt hơn. Các trải nghiệm này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, xây dựng niềm tin vào khả năng của bản thân, vun đắp cho tương lai một tâm hồn mạnh mẽ, sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ
Nhiều đứa trẻ khi ở nhà thường có xu hướng phóng túng và tùy tiện, vì không có quy tắc cụ thể nào được đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi ra ngoài chơi, trẻ phải tuân thủ các quy định trong môi trường xung quanh.
Chẳng hạn, khi đi du lịch đến một đất nước mới, trẻ phải tuân theo luật lệ giao thông ở đó. Khi đến khu vui chơi giải trí, trẻ phải học cách xếp hàng mua vé. Những quy định này giúp trẻ hiểu rằng sự tự giới hạn và tôn trọng quy tắc là cần thiết để duy trì trật tự, an toàn cho mọi người xung quanh.
Một điểm quan trọng là khi chơi với những đứa trẻ khác, trẻ không thể hành động một cách liều lĩnh và tùy tiện như khi ở nhà. Trẻ phải học cách tôn trọng người khác, đồng thời hiểu rằng sự khác biệt trong cách suy nghĩ và hành động là điều bình thường.
Bố mẹ thường xuyên đưa con đi chơi là cơ hội tuyệt vời để nâng cao trí tuệ cảm xúc. Khi chơi với những người khác, trẻ học cách kiềm chế tính nóng nảy, tự quản lý cảm xúc của mình. Đồng thời, trẻ cũng học được sự đồng cảm, đoàn kết và hợp tác, những kỹ năng quan trọng để xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống.
Nếu trẻ có thể trải nghiệm nhiều hoạt động ngoại khóa hơn, khả năng quản lý cảm xúc và sự đồng cảm sẽ ngày càng mạnh mẽ.
Trẻ thường xuyên ở nhà chỉ chơi với điện thoại di động và các sản phẩm điện tử, dễ bị lạc vào thế giới ảo và mất đi sự kết nối với thực tại.
Trẻ có tầm nhìn rộng và khả năng xử lý vấn đề tốt hơn
Trong quá trình tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đôi khi trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khác nhau. Trong những tình huống này, trẻ cần phải tự mình đối mặt và giải quyết.
Những trải nghiệm mới này sẽ mang lại cho trẻ một tầm nhìn rộng hơn về thế giới xung quanh, dễ dàng thích nghi với những tình huống bất ngờ.
Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên ở nhà và không có cơ hội trải nghiệm những tình huống mới, trẻ có thể thiếu kỹ năng và sự tự tin để giải quyết những tình huống khẩn cấp.
Cuộc sống không thể đoán trước và luôn chứa đựng những bất ngờ, đôi khi trẻ phải tận dụng thực để đối mặt với những sai lầm và thất bại, trước khi tìm ra câu trả lời.
Những tình huống khó khăn và thách thức sẽ giúp trẻ học cách đối mặt với áp lực, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp.
Khỏe mạnh hơn về thể chất, tinh thần sáng suốt
Ngày nay, tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ngày càng cao. Một trong những nguyên nhân là áp lực học tập. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong học tập và các hoạt động ngoại khoá, trẻ thường phải chịu áp lực căng thẳng để đạt được thành công.
Bên cạnh đó, sống trong các tòa nhà cao tầng và những khu đô thị tấp nập, trẻ ít có cơ hội tương tác với thiên nhiên và thiếu sự tiếp xúc xã hội với người khác. Giao tiếp ngang hàng cũng là một khía cạnh quan trọng bị ảnh hưởng. Trẻ thường dễ trở thành người trầm lặng, không biết cách xây dựng mối quan hệ và giao tiếp một cách tự tin.
Khi được ra ngoài vui chơi, trẻ cũng dễ kết nối bạn bè hơn.
Nếu bố mẹ có thể thường xuyên đưa con đi chơi, đây là một cách tốt để giải tỏa căng thẳng. Khi trẻ được đưa ra khỏi môi trường áp lực học tập và được tiếp xúc với thiên nhiên, phong cảnh đẹp và hoạt động giải trí, sự hồi hộp và căng thẳng trong tâm hồn của trẻ sẽ được xoa dịu. Cảm giác thư giãn và niềm vui trong khi chơi đùa sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Hơn nữa, khi trẻ được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, đi chơi cùng bạn bè hoặc gia đình, có thể tạo ra những mối quan hệ tốt. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, chia sẻ và hợp tác với người khác. Với một môi trường xã hội tích cực, trẻ sẽ trở nên vui tươi và có tâm lý sáng sủa hơn.
Một ví dụ cụ thể là khi trẻ thường xuyên ở nhà chỉ chơi với điện thoại di động và các sản phẩm điện tử, dễ bị lạc vào thế giới ảo và mất đi sự kết nối với thực tại. Thiếu tương tác xã hội đối tác và giao tiếp trực tiếp, trẻ có thể trở nên khép kín và cảm thấy cô đơn.
Bên cạnh đó, khi không có đủ cơ hội để tham gia vào các hoạt động thể chất và khám phá thế giới xung quanh, trẻ dễ trở thành người ít năng động, dẫn đến lối sống thiếu lành mạnh mạnh và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Thực tế, việc đưa con đi chơi không hề dễ dàng và đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như tâm sức của bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên sắp xếp cơ hội đi chơi cùng con mỗi tuần một lần. Điều quan trọng là không nhất thiết phải tiêu quá nhiều tiền để có một chuyến đi vui vẻ.
Chẳng hạn, bố mẹ có thể dành thời gian vui chơi trong công viên, đi dạo trên bãi biển, hoặc tổ chức một chuyến dã ngoại đơn giản trong khu vườn gần nhà. Những hoạt động này đều mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho cả gia đình.