Truyện cổ tích: 3 câu chuyện ngụ ngôn ẩn chức bài học hay, dạy bé làm điều đúng

Thi Thi - Ngày 28/11/2024 21:03 PM (GMT+7)

Một số câu chuyện cổ tích truyền đến lời nhắc, khi làm bất cứ chuyện gì cần phải xem tình hình thức tế, tùy cơ ứng biến.

Người đi buôn và con lừa

Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở càng nhẹ càng tốt.

Một lần, người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và Lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều.

Khi Lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa. Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhìn thấy sông, Lừa ta vui mừng thầm reo lên, không ngần ngừ bước xuống sông.

Khi đến giữa sông, Lừa ta lại giả vờ trượt chân ngã. Lừa sung sướng nghĩ: “Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây”.

Nhưng khi Lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều. Thì ra, tải bông sau khi hút nước đã trở nên nặng hơn trước rất nhiều. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì.

Lời nhắc: Khi làm bất cứ chuyện gì, không thể cứ cứng nhắc áp dụng mãi những kinh nghiệm đã có mà cần phải xem tình hình thức tế như thế nào, tùy cơ ứng biến, chọn cách làm cho phù hợp.

Nội dung truyện cổ tích chó và người đầu bếp

Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con chó lạ là bạn nó, bảo với nó rằng,

– “Chủ tớ đãi tiệc, chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn thừa, đến ăn với tớ nhé.”.

Con chó được mời liền đến đúng hẹn, xem thấy thức ăn bày biện thừa mứa thì rất khoái, nói rằng

-“Ôi sung sướng làm sao khi mình đã đến đây! Đâu phải lúc nào mình cũng được như thế này. Mình sẽ ăn cho đã cho no cả hôm nay và ngày mai.”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong khi nó hân hoan và vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng với bạn thì người đầu bếp trông thấy liền tóm lấy bốn cẳng nó ném ra ngoài cửa sổ. Nó rõi đánh bịch một cái xuống đất và khệnh khạng chạy đi, tru lên đau đớn.

Tiếng kêu của nó chẳng mấy chốc làm mấy con chó chạy rong trên đường chú ý, chạy lại hỏi thăm là nó đã ăn tiệc có thích không. Nó trả lời, "Sao, à nói thật với bạn, tôi uống rượu nhiều quá nên chẳng nhớ gì cả. Tôi chẳng biết lúc mình ra khỏi nhà như thế nào nữa".

Lời nhắc: Người nào vào nhà bằng cửa sau thì sẽ ra bằng cửa sổ.

Đại bàng và bọ cánh cứng

Có lần một con Bọ Cánh Cứng năn nỉ Đại Bàng xin tha mạng cho một con thỏ, bị Đại Bàng rượt chạy đến nó xin che chở.

Nhưng Đại Bàng vẫn vồ lấy con mồi, sức vỗ mạnh của đôi cánh của nó hất văng Bọ Cánh Cứng ra xa đến cả chục thước.

Nổi giận trước cái cách đối xử xem thường nó của Đại Bàng, Bọ Cánh Cứng bay vào tổ Đại Bàng và lăn trứng cho rơi xuống. Nó không chừa một cái trứng nào. Đại Bàng đau xót và giận dữ vô hạn, nhưng nó không biết ai đã làm cái việc tàn nhẫn này.

Năm sau, Đại Bàng xây tổ rất xa, cao trên một mỏm đá cheo leo trên núi, nhưng Bọ Cánh Cứng tìm được và một lần nữa lại phá hủy hết ổ trứng của Đại Bàng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quá thất vọng, Đại Bàng giờ đây chỉ còn cách tìm đến thần Jupiter năn nỉ thần ấp trứng cho nó. Sẽ không ai dám làm hại được trứng của nó.

Nhưng Bọ Cánh Cứng bay vo vo trên đầu thần, khiến thần ngẩng đầu lên đuổi nó đi, và trứng dưới bụng thần lăn ra rơi xuống đất.

Bây giờ Bọ Cánh Cứng mới kể cho thần nghe về lý do vì sao nó lại làm như vậy, và thần Jupiter cũng phải thông cảm với nó. Và người ta bảo rằng, từ đó trở về sau này luôn luôn là, mỗi khi Đại Bàng đẻ trứng vào mùa xuân, thì Bọ Cánh Cứng vẫn còn ngủ im trong lòng đất.

Vì thần Jupiter đã quyết định cho chúng làm như vậy.

Lời nhắc: Ngay cả những người yếu đuối nhất cũng có thể tìm ra cách trả thù.

Thử tài trí nhớ qua những câu đố vui

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện ngụ ngôn ẩn chức bài học hay, dạy bé làm điều đúng - 4

1

Câu chuyện số 1, người lái buôn mua loại vải gì để Lừa chở? 

Vải cotton.

Vải bông.

2

Câu chuyện số 2, ai là người ném con chó ra ngoài cửa sổ?

Người đầu bếp.

Chủ nhà.

3

Câu chuyện số 3, Bọ Cánh Cứng năn nỉ Đại Bàng xin tha mạng cho con vật gì? 

Con thỏ.

Con kiến.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện ngụ ngôn ẩn chức bài học hay, dạy bé làm điều đúng - 5

Truyện cổ tích: 3 câu chuyện hay về trí thông minh, dạy bé dùng mưu trí thoát khỏi khó khăn
Các câu chuyện lồng ghép bài học về sự mưu trí, bé học hỏi cách thoát khỏi các tình huống khó khăn.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Sưu tầm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời