Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo

Thi Thi - Ngày 15/08/2024 20:57 PM (GMT+7)

Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ - Cha.

Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo - 1

Bông hồng cài áo và mùa Vu Lan báo hiếu

Nghi thức Bông hồng cài áo theo Giáo sư -Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Giám đốc TT Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.

Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm "Bông Hồng Cài Áo" vào năm 1962.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ - Cha. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo - 3

Ý nghĩa bông hoa cài trên ngực áo

Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ - Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

Những người đến chùa đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời...

Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo - 4

Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo.

Một mùa Lễ Vu Lan nữa lại sắp đến. Đây là dịp để mỗi người sống nên chọn lối sống chậm lại, biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn nữa khi cuộc sống ngày càng trở nên xô bồ hơn, khắc nghiệt hơn và hối hả hơn. Là dịp để mỗi người con chúng ta hướng lòng thành kính đến các đấng sinh thành, những người đã có sinh dưỡng mỗi người con chúng ta.

Có khi nào bạn tự hỏi rằng: Đã bao lâu rồi mình không nói những lời yêu thương đến cha mẹ? Đã bao lầu rồi bạn không dành thời gian bên gia đình hay tặng cha mẹ một món quà ý nghĩa nào đó? Vậy đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này, hãy hành động thiết thực nhất, chân thành nhất để bày tỏ lòng tri ân tới đấng sinh thành nhé!

Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo - 5

Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ

Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.

Mùa báo hiếu tháng 7 Âm lịch cũng là dịp để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

Tục truyền, vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.

Nhất là với người trẻ chúng ta khi nhớ về Mẹ - Cha, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống hiện đại, ai đó đã có phút sao nhãng, lãng quên. Mùa báo hiếu tháng 7 Âm lịch cũng là dịp để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới những số phận nghèo khó, không may mắn xung quanh mình.

Ta hành động để thấy lòng nhẹ bẫng, vui vẻ và thanh thản, hành động để thấu được triết lí giản đơn mà sâu xa của Phật giáo ấy là "Từ, bi, hỷ, xả" hay "vô ngã, vị tha", cũng là tiếp bước dòng chủ lưu của đạo lý dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây".

Bạn có thể chọn một bông hoa cài lên ngực áo hoặc không trong ngày lễ Vu Lan, nhưng nghĩ về ngày này với ý nghĩa nhân bản, âu cũng là cách để bạn tri ân cuộc sống tươi đẹp này.

Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo - 6

Thử tài trí nhớ qua những câu đố vui

Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo - 7

1

Ý nghĩa bông hoa cài trên ngực áo là gì?

Những ai có Mẹ - Cha.

Mang đến may mắn.

2

Ngày nay, người ta thường dùng loài hoa gì để cài trên ngực áo? 

Hoa Huệ.

Hoa Hồng.

3

Mùa báo hiếu diễn ra vào tháng mấy Âm lịch hàng năm?

Tháng 7 ÂL.

Tháng 9 ÂL.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Truyện cổ tích: Ý nghĩa bông hồng cài áo - 8

Truyện cổ tích: Ba chiếc lá rắn
Câu chuyện kể về một chàng trai dũng cảm tìm cách cứu công chúa, nhưng rồi lại bị chính nàng ta hãm hại.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Sưu tầm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Câu chuyện kể về bác nông dân hiền lành, dễ bị lợi dụng, nhưng cũng chính điều này lại khiến bác gặp vận may, trở nên giàu có.

Câu chuyện về chàng trai nghèo Damb’ri (Đam Bơ-ri) đã dũng cảm chống lại ách áp của ông vua bức tàn bạo.

Tin bài cùng chủ đề Truyện cổ tích cho bé