2 bộ phận trẻ sơ sinh càng xấu con càng khỏe mạnh, lớn lên sẽ đẹp, mẹ nên vui mừng

Hạ Mây - Ngày 23/09/2021 10:54 AM (GMT+7)

Trẻ mới sinh có 2 bộ phận này càng xấu xí lớn lên càng khỏe mạnh, mẹ đừng vội buồn.

Sau 9 tháng 10 tháng mang thai, bà mẹ nào cũng mong mỏi tới giây phút được gặp em bé mới sinh để ôm ấp, ngắm nghía thiên thần nhỏ của mình. Thế nhưng, không ít mẹ lần đầu gặp con sẽ không khỏi bất ngờ bởi em bé xấu xí hơn nhiều so với tưởng tượng của các mẹ, trông con vừa lạ lại vừa quen.

Tuy nhiên, thực sự nếu trẻ sở hữu 2 đặc điểm “xấu xí” này thì các mẹ đừng lo lắng, bởi điều đó chứng tỏ con rất khỏe mạnh. Theo thời gian, những đặc điểm này của con sẽ thay đổi, bé lớn lên có thể sẽ xinh đẹp bất ngờ.

2 bộ phận trẻ sơ sinh càng xấu con càng khỏe mạnh, lớn lên sẽ đẹp, mẹ nên vui mừng - 2

Hai bộ phận của trẻ sơ sinh càng xấu xí thì thể chất càng tốt

Trẻ mới sinh có 2 bộ phận này càng xấu xí lớn lên càng khỏe mạnh, mẹ đừng vội buồn.

Da nhăn nheo vẫn còn bám một lớp màng mỡ như bị bụi

Khi mới chào đời, khắp mặt và người bé vẫn phủ một lớp màng mỡ màu vàng trắng mỏng như bị phủ bụi, da bé sẽ có đường vân đỏ do da mỏng lộ các mạch máu đỏ dưới da, trông trẻ khá nhăn nheo như… “người già” nên trông con có phần xấu xí. 

Tuy nhiên, nếu em bé chào đời có đặc điểm này cho thấy con có sức khỏe tốt, do khi em bé còn trong bụng mẹ, da sẽ tự động hình thành một lớp mỡ bào thai, lớp màng này bảo vệ bé khi còn trong tử cung của người mẹ.

Lớp mỡ bào thai này cũng sẽ đóng một vai trò bảo vệ nhất định sau khi em bé được sinh ra, để việc người lớn bồng bế trẻ không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của con. 

Cần lưu ý lúc này bố mẹ không nên kỳ cọ, cố gắng làm sạch lớp mỡ bào thai này vì sẽ làm tổn thương da trẻ sơ sinh, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng. Theo thời gian, lớp mỡ bào thai sẽ có thể tự bong ra một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp nào.

Khi bé chào đời, có một lớp màng mỡ trên da, nếu em bé chào đời có đặc điểm này cho thấy con có sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)

Khi bé chào đời, có một lớp màng mỡ trên da, nếu em bé chào đời có đặc điểm này cho thấy con có sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)

Chân to, da chân dày 

Quan niệm xưa cũ cho rằng ai có bàn chân to và da chân dày sẽ có số mệnh khó khăn, nên nhiều mẹ lúc sinh con ra đã hoảng hốt khi thấy con dù bé xíu nhưng chân lại rất to, lớp da dưới chân cũng dày hơn so với làn da mỏng manh của trẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm của một số cá nhân, chưa được khoa học kiểm chứng, mẹ cũng không cần lo lắng, bởi đặc điểm này chứng minh con rất khỏe mạnh.

Bởi so với những đứa trẻ sinh ra với đôi chân nhỏ thì em bé có phần lòng bàn chân to dày sau này sẽ phát triển rất tốt, đặc biệt là biểu hiện về thể chất sẽ rất vượt trội.

Đồng thời, với đôi chân dày có khả năng chống đỡ toàn bộ cơ thể, giúp bé giảm nguy cơ bệnh tim và các vấn đề về xương cũng như tăng sức đề kháng. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng, điều quan trọng nhất mẹ nên làm là chăm sóc và nuôi dạy con thật tốt.

Vì đặc điểm này cũng phản ánh việc khi con còn nằm trong bụng mẹ đã hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Sau khi chào đời, mẹ cũng nên chú trọng dinh dưỡng của trẻ để con có những nền tảng phát triển tốt nhất.

Chân càng to, da dưới chân càng dày thì con càng khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Chân càng to, da dưới chân càng dày thì con càng khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

2 bộ phận trẻ sơ sinh càng xấu con càng khỏe mạnh, lớn lên sẽ đẹp, mẹ nên vui mừng - 5

Những nguyên tắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý

Khi em bé đã chào đời khỏe mạnh cũng là lúc cha mẹ nên chuẩn bị cho mình những kiến thức về việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Một số cha mẹ lần đầu có con chắc hẳn không thể tránh khỏi những lúng túng khi chăm sóc em bé, bởi con không chỉ rất mỏng manh mà còn vô cùng “khó hiểu”. Hãy lưu ý một số điều sau.

2 bộ phận trẻ sơ sinh càng xấu con càng khỏe mạnh, lớn lên sẽ đẹp, mẹ nên vui mừng - 6

Cho bé bú mẹ đúng cách

Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển toàn diện, do đó tốt nhất nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 1h sinh, mẹ có thể cho bé bú ngay. Mẹ nên cho trẻ bú khoảng 8-12 lần trong 24 giờ đầu. Không cần phải tuân theo lịch trình nghiêm ngặt, bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói mẹ hãy cho bé ăn.

Massage, tiếp xúc da kề da

Nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc da kề da với mẹ hoặc cha không chỉ làm cho bé vui vẻ hơn mà còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề của trẻ sơ sinh. Sau khi con vừa chào đời, tùy tình hình mà bác sĩ có thể cho trẻ da kề da với mẹ hoặc cha.

Trong khi đó em bé vài ngày tuổi sẽ được massage để cải thiện lưu thông máu, giúp con thoải mái và ngủ ngon giấc hơn, kích thích sự phát triển của hệ thần kinh, cải thiện đáng kể sự phát triển kỹ năng vận động của em bé.

Vệ sinh rốn của trẻ sơ sinh cẩn thận

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng rốn sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào cơ thể trẻ và cách mẹ chăm sóc.

Mẹ cần vệ sinh rốn hàng ngày và thay băng rốn thường xuyên (nếu có băng rốn), tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên rốn nếu chưa có chỉ định của bác sĩ hay để rốn dính nước.

Nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc da kề da với mẹ hoặc cha không chỉ làm cho bé vui vẻ hơn mà còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề của trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc da kề da với mẹ hoặc cha không chỉ làm cho bé vui vẻ hơn mà còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề của trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Bế trẻ sơ sinh đúng cách

Cha mẹ nên bế trẻ sau vài giờ sinh để bé cảm nhận sự ấm áp và an toàn. Ở giai đoạn này, cổ và xương của bé vẫn rất non nớt, nên bế bé theo phương nằm ngang bằng cách đỡ phần đầu của bé lên trước, sau đó luồn tay đỡ lấy phần cổ của bé lên, dùng tay còn lại nâng phần mông và lưng của con lên một cách nhẹ nhàng, sau đó ôm bé vào lòng.

Thay tã cho bé thường xuyên

Trẻ khi mới sinh, bú sữa mẹ nhiều nên việc thay tã thường xuyên khoảng 10 lần/ ngày cho con là bình thường. Hãy chọn loại tã bỉm mềm mại và thuốc chống hăm cho trẻ. Trước tiên, mẹ cẩn thận tháo tã bẩn, dùng khăn nước ấm lau sạch cho con.

Mở tã mới, cha mẹ nên nhẹ nhàng nâng bàn chân của em bé và đặt tã xuống dưới, di chuyển mặt trước của tã lên giữa hai chân, trên bụng, sau đó cố định tã. Mẹ phải thao tác nhanh, nhất là vào mùa đông để bé không bị lạnh và cố gắng thay tã ngay sau khi con đi vệ sinh.

Chú ý khi tắm cho bé

Da của trẻ mới sinh rất mềm, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm trùng. Việc tắm rửa giúp làm sạch, loại trừ các vi khuẩn có hại trên da của bé. Tuy nhiên tùy thời tiết, không cần thiết tắm mỗi ngày hay tắm quá lâu làm khô da trẻ. 

Thời gian tắm tốt nhất là vào khoảng từ 12h đến 14h, trước khi cho ăn 30 phút, tránh cho bé bị trớ nếu như vừa cho bé ăn xong. Nhiệt độ trong phòng khi tắm cho bé nên ở khoảng 28°C. Dùng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và nước ấm để tắm cho con.

Thời gian tắm tốt nhất là vào khoảng từ 12h đến 14h, trước khi cho ăn 30 phút, tránh cho bé bị trớ nếu như vừa cho bé ăn xong. (Ảnh minh họa)

Thời gian tắm tốt nhất là vào khoảng từ 12h đến 14h, trước khi cho ăn 30 phút, tránh cho bé bị trớ nếu như vừa cho bé ăn xong. (Ảnh minh họa)

Chăm sóc giấc ngủ cho con

Trẻ sơ sinh ngủ ít nhất 16 tiếng mỗi ngày và có thể thức dậy giữa đêm, thường 3 tháng hơn con mới biết nạp đủ năng lượng ngủ xuyên đêm. Mẹ có thể tập cho trẻ ngủ xuyên đêm sớm bằng cách giúp con phân biệt ngày đêm bằng ánh sáng để quen dần.

Nếu con thức dậy ban ngày, mẹ hãy trò chuyện thủ thỉ cùng trẻ, nếu con thức buổi đêm thì chỉ cho con bú rồi ru ngủ tiếp.

Dỗ dành bé khi quấy khóc

Nếu bé hay quấy khóc, mẹ nên kiểm tra tã bỉm bởi đây có thể là nguyên nhân khiến bé khó chịu. Ngoài ra, khóc là cách bé giao tiếp với người lớn, nói rằng con đói hay buồn ngủ.

Mẹ hãy nhẹ nhàng vuốt ve sau lưng và hát ru cho bé. Tránh sốc hoặc đung đưa bé lên cao, điều này ảnh hưởng tới não bộ và sự phát triển của trẻ khi trưởng thành.

Bé 4 tuổi nhiễm độc chì, khó phát triển IQ, bác sĩ: Đừng cho bé ăn những thực phẩm này
Các chuyên gia khuyến cáo, có một số món ăn vặt trẻ nhỏ mê mẩn, yêu thích nhưng cha mẹ nên hạn chế cho con ăn vì có thể chứa một lượng chì nhất định,...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con