6 điều mẹ nhất định phải làm để xoa dịu cơn giận, lớn lên con thầm cảm ơn mẹ

Hạ Mây - Ngày 16/08/2021 18:56 PM (GMT+7)

Nhiều cha mẹ cho rằng việc la mắng khi trẻ phạm lỗi là một biện pháp giáo dục hiệu quả, thực tế lại là một quan niệm sai lầm.

6 điều mẹ nhất định phải làm để xoa dịu cơn giận, lớn lên con thầm cảm ơn mẹ - 1

“Khi ngôn từ bất lực thì bạo lực lên ngôi” - một câu nói tưởng chừng đùa vui lại khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi giật mình khi nghĩ lại. Trong cả một hành trình dài đồng hành cùng sự trưởng thành của con, chắc hẳn cha mẹ nào cũng đã ít nhất một lần giận dữ, không thể kiềm chế cảm xúc mà thậm chí có thể đánh, mắng con. Đó không phải là chuyện hiếm gặp, đặc biệt là đối với những bậc phụ huynh có tính cách nghiêm khắc, nóng nảy… 

Dù nhiều quan điểm nuôi dạy con cái đã chỉ ra rằng, việc dạy dỗ con luôn phải kết hợp cân bằng giữa tình yêu và sự giáo dục, thế nhưng đối mặt với những sai lầm của trẻ, cha mẹ có thể vì một phút nóng giận mà mất bình tĩnh.

Ngoài ra, phương pháp giáo dục  “thương cho roi cho vọt” vẫn còn được nhiều cha mẹ áp dụng. Nhưng cha mẹ có biết cơn giận của mình sẽ gây ra hậu quả gì cho trẻ? Câu chuyện của bà mẹ trẻ, đang sinh sống tại Trung Quốc dưới đây là minh chứng.

Người mẹ này có một cô con gái nhỏ khoảng 3,4 tuổi, cô bé khá ngoan nhưng thi thoảng cũng hay phạm lỗi. Tối hôm qua, con gái đang chơi đồ hàng rất thích thú bỗng nhiên đổ cả hộp đồ chơi đầy ắp ra khắp sàn, lật tung căn phòng vốn dĩ có hiện trạng rất gọn gàng vì bà mẹ đã dành cả buổi chiều để dọn.

Khi thấy con gái bày bừa, bà mẹ đã nhắc một lần rằng con hãy dọn dẹp bớt vào những món con không chơi nữa, nhưng càng nói càng khiêu khích sự thích thú của cô nhóc, cô bé càng tích cực quăng đồ đạc đi lung tung hơn nữa. 

Một số cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục con nghiêm khắc, đôi khi la mắng và không kiềm chế được cơn nóng giận. (Ảnh minh họa)

Một số cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục con nghiêm khắc, đôi khi la mắng và không kiềm chế được cơn nóng giận. (Ảnh minh họa)

Người mẹ nhìn thấy cảnh tượng này cảm thấy rất tức giận. Không chỉ quát lớn con gái, người mẹ còn tuôn ra những lời lẽ rất gay gắt: “Tại sao mẹ lại sinh con ra làm gì cơ chứ? Đáng lẽ ra mẹ không nên nuôi con lớn đến giây phút này mà vứt đi! Nếu biết con hư thế này, mẹ nhất định sẽ không sinh con ra!..."

Dù người chồng đã khuyên can hãy cho con gái đi ngủ rồi mai dạy bảo con sau, thế nhưng lúc này sự tức giận của bà mẹ đã lên đến đỉnh điểm và không thể kiềm chế, càng mắng mỏ, con gái càng khóc lớn. 

Cô bé càng khóc lớn thì bà mẹ lại càng “điên tiết” hơn: “Mày chỉ biết khóc, mày có nín ngay đi không, tao mắng mỏ gì mày sai mà khóc? Mày có nín ngay cho hàng xóm người ta ngủ hay không? Không thì tao sẽ đánh mày! Sao tao lại có đứa con như mày cơ chứ?”... Như một vòng luẩn quẩn, mẹ càng chửi, càng đánh con càng khóc lớn, con càng khóc lớn mẹ lại càng la mắng trong tức giận. 

Đây không phải là lần đầu tiên những người hàng xóm xung quanh nghe thấy người mẹ này quát mắng con gái gay gắt như vậy, dù không phải là người xấu nhưng có lẽ vì quá nóng nảy, một khi con trẻ khóc hoặc quậy phá thì không thể kiềm chế được cơn tức giận của mình mà trút giận lên con.

Không một cha mẹ nào muốn mắng hay đánh con, thế nhưng với mong muốn con trở nên ngoan ngoãn hơn, mà đôi khi lại quá nóng nảy khiến nhiều bậc phụ huynh không thể kiềm chế được cảm xúc. Vậy tại sao cha mẹ lại dễ nổi giận với con cái? Và phải làm thế nào để kiềm chế cảm xúc lúc cha mẹ “nổi điên” lên với trẻ?

6 điều mẹ nhất định phải làm để xoa dịu cơn giận, lớn lên con thầm cảm ơn mẹ - 3

Tại sao cha mẹ lại dễ nổi giận với con cái?

Trước khi có con, chắc chắn bà mẹ nào cũng sẽ tưởng tượng rằng mình là một người mẹ hoàn hảo không chê vào đâu được, có thể nuôi dạy một em bé trở nên xuất sắc một cách thật dễ dàng. Thực tế lại không giống như “tưởng tượng”, ngược lại có phần hơi “tàn nhẫn”. 

Nuôi dạy một em bé là một hành trình dài và rất khó khăn, một em bé (càng bé) lại càng có nhiều vấn đề rắc rối: Tiếng khóc ồn ào, con nghịch ngợm, quậy phá ở độ tuổi thích khám phá thế giới, trẻ không hiểu được hết những vấn đề xung quanh nên có thể sẽ gây phiền phức cho cha mẹ… đối diện với thực tế phũ phàng như vậy, cha mẹ sao có thể tránh khỏi những giây phút thiếu kiềm chế cảm xúc tiêu cực của mình. Dưới đây có thể là những nguyên nhân chủ yếu.

Mẹ dần “bất lực” trong quá trình nuôi con

Một khi em bé được chào đời sẽ là niềm hạnh phúc, nhưng đi kèm với đó là cả những trách nhiệm. Trẻ con đòi bú, thay bỉm thay tã, pha sữa cho con, con khóc quấy cả đêm… nếu như 1,2 ngày đầu mẹ sẽ còn cảm thấy đủ sức lực, nhưng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ khiến tâm lý của mẹ rất căng thẳng, dần dần trở nên bất lực và yếu đuối với vai trò một người mẹ. 

Nếu thiếu đi sự giúp đỡ, quan tâm của những người trong gia đình, những bà mẹ không chỉ trở nên cáu bẳn, khó chịu, nóng nảy mà thậm chí còn gây ra hội chứng trầm cảm sau khi sinh. 

Nếu thiếu đi sự giúp đỡ, quan tâm của những người trong gia đình, một số bà mẹ không chỉ trở nên cáu bẳn, khó chịu, nóng nảy hơn với trẻ.

Nếu thiếu đi sự giúp đỡ, quan tâm của những người trong gia đình, một số bà mẹ không chỉ trở nên cáu bẳn, khó chịu, nóng nảy hơn với trẻ.

Cha mẹ bị áp lực về vai trò và nhiệm vụ chăm sóc con

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quá trình nuôi dạy con cái, khoảng 35% các bậc cha mẹ thường cảm thấy kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần khi phải đối mặt với những nhiệm vụ quan trọng và áp lực lớn để nuôi dạy con, thậm chí là vấn đề gia đình, kinh tế, xã hội… chịu áp lực quá lớn lâu ngày khiến cha mẹ dần trở nên thiếu tính kiên nhẫn với con cái, khó kiềm chế cảm xúc và dễ nổi giận với con vì những lỗi nhỏ nhặt theo kiểu: “Cha, mẹ đã có quá nhiều việc phải lo rồi còn phải lo thêm cho con nữa…” 

Cha "mất tích" trong nhiệm vụ chăm sóc con

Dù cuộc sống đã thay đổi và vai trò nuôi con của cả bố và mẹ đều đã được san sẻ, phân chia đồng đều. Thế nhưng nhiều người bố trong gia đình lại chịu trách nhiệm chính về vấn đề kinh tế, nhiều ông bố đã “ bỏ lỡ” nhiệm vụ của mình trong quá trình sinh con.

Việc cha mẹ thường xuyên la mắng, cáu gắt và trách phạt có thể gây ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách trẻ về sau.

Việc cha mẹ thường xuyên la mắng, cáu gắt và trách phạt có thể gây ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách trẻ về sau.

Hơn nữa, cánh đàn ông khá vụng về trong việc chăm con, nên nhiều bà mẹ thường không muốn chồng tham gia vào quá trình này tránh gây thêm phiền phức. 

Cứ như vậy, nhiều người cha dần biến mất trong quá trình chăm sóc con cái và không hiểu được nuôi một em bé vất vả như thế nào? Mọi trọng trách lại đổ dồn lên vai người làm mẹ. Tình cảm cha con thiếu gắn kết cũng khiến họ dễ nổi nóng với con hơn như: Tại sao mẹ lại chưa cho con bú? Tại sao em bé lại khóc nhiều như vậy?

6 điều mẹ nhất định phải làm để xoa dịu cơn giận, lớn lên con thầm cảm ơn mẹ - 6

Những cách giúp cha mẹ kiềm chế cảm xúc lúc nổi nóng với con

6 điều mẹ nhất định phải làm để xoa dịu cơn giận, lớn lên con thầm cảm ơn mẹ - 7

Hạn chế la mắng, quát tháo con gay gắt

Cha mẹ chính là những người thầy, người cô đầu tiên của trẻ, giúp con xây dựng và hình thành nhân cách. Do đó, việc giáo dục ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý tình cảm của con. Nếu cha mẹ chọn phương pháp giáo dục bằng cách la mắng, quát tháo để trẻ sợ hãi, con lớn lên chỉ thêm nhút nhát hoặc tính tình cộc cằn, dễ nổi nóng… 

Tìm hiểu nguyên nhân và cùng con tìm ra cách giải quyết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cha mẹ nổi nóng: Áp lực từ trách nhiệm, công việc, từ chính bản thân mình… Do đó khi muốn tức giận với con, hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến nguồn cơn của sự nóng nảy này và cùng con tìm ra cách giải quyết thay vì buông lời nặng nhẹ với trẻ. Thực tế trẻ con rất chịu khó lắng nghe người lớn, rất thích được cùng sẻ chia với ba mẹ. 

Cha mẹ học cách làm dịu cảm xúc của mình

Có rất nhiều áp lực từ công việc nhà bộn bề, con quấy khóc,... nhưng đừng khi nào cũng bộc lộ cảm xúc tiêu cực ra ngoài, cố gắng hít thở thật sâu và kiềm chế cơn tức giận của mình.

Hãy tập suy nghĩ thêm 3 giây trước khi nói một điều gì đó trút giận lên con, thử đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được cảm xúc của con và suy nghĩ xem, đây có thực sự là điều cha mẹ muốn làm?  Điều này có làm mọi thứ được giải quyết hay con cái trở nên tốt hơn hay chỉ làm tổn thương con?

Thực tế trẻ con rất chịu khó lắng nghe người lớn, rất thích được cùng sẻ chia với cha mẹ.

Thực tế trẻ con rất chịu khó lắng nghe người lớn, rất thích được cùng sẻ chia với cha mẹ. 

Học cách buông bỏ và yêu cầu sự giúp đỡ

Khi đối mặt với việc con mình khóc lóc hay mọi việc không như ý, hãy cố gắng học cách buông bỏ suy nghĩ mình là một người hoàn hảo và yêu cầu sự giúp đỡ từ phía người thân, gia đình hoặc bố của con.

Đừng tự lo liệu mọi việc một mình khi gặp chuyện bởi xung quanh mẹ có rất nhiều người cũng yêu thương trẻ và muốn được san sẻ trách nhiệm với mẹ để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.

Trò chuyện và lắng nghe con

Theo khảo sát, nhiều trẻ em trở nên rụt rè hơn vì bố mẹ thường không chịu lắng nghe con mà dùng đòn roi và la mắng trẻ để con dọa nạt trẻ. Con đang còn nhỏ, nên cha mẹ không thể bắt con hành xử như một người lớn được.

Thay vì la hét bắt con dọn dẹp, cha mẹ thử thương lượng với con rằng: Hôm nay mẹ rất mệt, con có thể giúp mẹ dọn đồ chơi không?”

Học cách chấp nhận sự thật rằng mình không phải là “siêu nhân”

Đừng khi nào cũng nghĩ mình là một nữ siêu nhân, bởi thực tế thì “siêu nhân” là không có thật. Mẹ là một người biết mệt, có lúc rất giận dữ, có thể mắc sai lầm, không thể khi nào cũng hoàn hảo, không thể đảm đương và giải quyết mọi việc trên đời một cách dễ dàng, kể cả là việc chăm sóc con.

Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc duy trì hình ảnh hoàn hảo của mình, hãy chấp nhận đó là điều bình thường và cha mẹ sẽ không còn cảm thấy áp lực bởi chính mình.

Tâm lý thoải mái hơn sẽ khiến mẹ nhẫn nại và kiên nhẫn, dễ thông cảm cho những lỗi lầm của con hơn là la mắng, quát nạt trẻ. Hãy chỉ là một ông bố, bà mẹ bình thường và nhận ra vai trò của mình, giữ thái độ sống tích cực, làm một người phụ huynh thân thiện với con cái là đủ.

Tâm lý thoải mái hơn sẽ khiến mẹ nhẫn nại và kiên nhẫn, dễ thông cảm cho những lỗi lầm của con hơn là la mắng, quát nạt trẻ.

Tâm lý thoải mái hơn sẽ khiến mẹ nhẫn nại và kiên nhẫn, dễ thông cảm cho những lỗi lầm của con hơn là la mắng, quát nạt trẻ.

10 sai lầm khi nuôi dạy con mẹ sẽ giật mình khi thấy mình trong đó
Những lời khuyên nhỏ nhưng giúp bố mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để nuôi dạy con cái tốt hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời