Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất

Hạ Mây - Ngày 26/01/2022 11:47 AM (GMT+7)

Nước ép trái cây tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng cần có phương cách uống hợp lý nhằm hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 1

Với mức sống ngày càng được nâng cao, nhiều bậc phụ huynh hiện nay càng chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe hơn cho con. Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ đã cho trẻ uống nhiều nước trái cây hơn vì nghĩ rằng nước trái cây bổ dưỡng, dễ hấp thụ, ngon miệng.

Nước ép trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho tốt trẻ nhỏ. Dù vậy, một số cha mẹ thường mắc những sai lầm không ngờ gây phản tác dụng của việc cho trẻ uống nước ép trái cây. Sau đây là những sai lầm cha mẹ nên lưu ý.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 2

Cho trẻ uống nước ép trái cây quá nhiều hoặc uống thay nước lọc

Nước ép trái cây dù nhiều dinh dưỡng nhưng thiếu các chất cần thiết khác như: chất đạm, béo và các chất khoáng. Vì vậy, nếu cho trẻ uống quá nhiều nước ép trái cây trẻ sẽ không thể ăn được nhiều thứ khác, sẽ dễ thiếu chất trong quá trình phát triển.

Hầu hết các loại nước trái cây đều có tính axit, khi ép nước trái cây sẽ tiết ra nhiều đường và axit hơn. Nếu uống quá nhiều, axit sẽ tác dụng trực tiếp lên lớp men của bề mặt răng, làm tan các tinh thể hydroxyapatite có trong men răng, phá hủy siêu cấu trúc của men răng. Từ đó sẽ gây ra hiện tượng axit ăn mòn và khử khoáng cho men răng của trẻ. 

Đồng thời, dưới tác động của vi khuẩn, lượng đường cao có trong nước hoa quả cũng sẽ lên men và sinh ra axit, đẩy nhanh quá trình khử khoáng, và làm tăng men răng. 

Nước ép trái cây tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng cần có phương cách uống hợp lý nhằm hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.

Nước ép trái cây tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng cần có phương cách uống hợp lý nhằm hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.

Nước trái cây có độ pH càng thấp thì độ ngọt càng cao, theo thời gian ngâm càng lâu, tác dụng khử khoáng càng lớn, hay còn gọi là mòn răng. 

Việc xói mòn răng rụng sẽ dẫn đến giảm sức đề kháng của răng, khiến trẻ dễ bị sâu răng hơn. Răng khi bị rụng có ít mô khoáng, khoang tủy rộng, cấu trúc răng bị mất nhanh sẽ dẫn đến quá mẫn cảm ngà, viêm tủy và lộ tủy làm thân răng bị phá hủy. Việc này có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai và cách phát âm của em. 

Cha mẹ nên lưu ý, dù có nhiều vitamin nhưng cha mẹ không nên để con uống trái cây thay cho nước lọc. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc và kèm theo nước trái cây. Vì cơ thể trẻ cần nhiều nước lọc và nước ép trái cây không thể cung cấp đủ. Nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 4

Cho trẻ uống nước ép để quá lâu trong tủ lạnh

Một số bà mẹ vì muốn tiết kiệm thời gian nên thường chế biến một lượng lớn nước ép sau đó đóng chai và cất vào tủ lạnh cho con uống dần.

Thực tế, nước ép để quá lâu sẽ không còn dinh dưỡng, dễ gây hại cho tiêu hóa của trẻ. Không những vậy, nước ép còn mất mùi vị, không còn vị ngon nữa.

Nước ép để quá lâu sẽ không còn dinh dưỡng, dễ gây hại cho tiêu hóa của trẻ. Không những vậy, nước ép còn mất mùi vị, không còn vị ngon nữa.

Nước ép để quá lâu sẽ không còn dinh dưỡng, dễ gây hại cho tiêu hóa của trẻ. Không những vậy, nước ép còn mất mùi vị, không còn vị ngon nữa.

Nếu trẻ uống nước trái cây giữ lanh quá lâu, có thể làm cho cho chất dinh dưỡng trong nước ép bị thay đổi tuyến tính, giảm bớt tác dụng hoặc có thể gây rối loạn tiêu hoá. Một số loại nước trái cây để vài giờ trong tủ lạnh mất chất, thậm chí còn xuất hiện vị đắng như nước cam. Hơn nữa, trẻ uống nhiều nước lạnh cũng không thực sự tốt.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 6

Cho trẻ uống nước ép nhiều hơn ăn hoa quả trực tiếp

Một số bậc phụ huynh tin rằng ăn hoa quả trực tiếp không thể bằng uống nước ép. Thực tế, một số hoa quả chứa nhiều cellulose không phải dễ hấp thụ được nhưng có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi.

Hơn nữa trẻ vẫn cần tới các chất xơ trong hoa quả và việc nhai nghiền hoa quả để phát triển răng và cơ hàm. Nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi là tốt nhất.

Trẻ vẫn cần tới các chất xơ trong hoa quả và việc nhai nghiền hoa quả để phát triển răng và cơ hàm. Nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi là tốt nhất.

Trẻ vẫn cần tới các chất xơ trong hoa quả và việc nhai nghiền hoa quả để phát triển răng và cơ hàm. Nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi là tốt nhất.

Ngoài ra, việc cho trẻ uống nước quả ép trước khi đi ngủ cũng là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh cần thay đổi. Việc làm này sẽ làm cho trẻ gặp những vấn đề về răng miệng do thường xuyên phải tiếp xúc với đường. Khi cho trẻ uống nên rót ra cốc thông thường, tránh để trẻ tu chai vì khó kiểm soát được lượng tiêu thụ của trẻ.

Để giúp các bậc phụ huynh có phương cách cho trẻ uống nước trái cây hợp lý, hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh sẽ có những giải đáp hữu ích xoay quanh chủ đề này. 

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 9

Thưa bác sĩ, trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi có thể bắt đầu uống nước ép trái cây? Dinh dưỡng trong các loại nước ép có vai trò thế nào đối với quá trình phát triển của trẻ?

Nước ép trái cây giữ lại được phần lớn vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất so với trái cây còn nguyên vẹn. Đây là một nguồn cung cấp vitamin hữu ích cho cả trẻ em và người trưởng thành. 

Đặc biệt đối với những trẻ không thích ăn trái cây, 150ml-180ml nước ép trái cây nguyên chất sẽ tương đương 1 khẩu phần trái cây. 

Tuy nhiên nước ép trái cây có 2 điểm trừ so với sử dụng trái cây nguyên hoặc trái cây nghiền. 

Thứ nhất, khi ép trái cây lấy nước, phần lớn chất xơ bị mất. Chất xơ quan trọng đối với cơ thể, giúp phòng ngừa táo bón, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm mỡ máu. 

Thứ hai, lượng đường tạo ra do sự phá vỡ cấu trúc làm cho hàm lượng đường trong 1 ly nước ép trái cây cao hơn so với lượng đường trong 1 phần trái cây tương đương. Ví dụ: 1/2 ly nước ép táo có 13 gam đường, trong khi đó 1/2 ly táo cắt lát có 5,5 gam đường. Lượng đường cao trong nước ép làm tăng nguy cơ sâu răng, béo phì và rối loạn tiêu hóa, rối loạn điện giải nếu sử dụng quá nhiều.

Năm 2017, Hội hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng nước ép trái cây cho thấy nước trái cây không có lợi cho trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bú sữa mẹ hoàn toàn, không cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng khác. Đối với trẻ không bú mẹ, mà sử dụng sữa công thức có thể cho uống thêm nước lọc, nhưng cũng không thêm nước trái cây.

Khi trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, có thể ăn dặm, trẻ có thể tiếp xúc với trái cây để biết thêm nhiều hương vị mới và bổ sung vitamin. Trái cây mềm hoặc được nghiền nhỏ được khuyến khích sử dụng nhiều hơn là nước ép trái cây. 

Trẻ từ 6 tháng có thể bắt đầu bằng ăn ¼ trái chuối hay 1 miếng đu đủ nhỏ nghiền. Lượng trái cây được khuyến cáo mỗi ngày khoảng 60 gram. Nếu muốn sử dụng nước ép, ở lứa tuổi này, mẹ nên chọn những loại quả ngọt, ít chua, vì hệ tiêu hóa của bé chưa trưởng thành, nên dễ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa. 

Bé có thể bắt đầu bằng 1 muỗng nước trái cây pha loãng với nước lọc, uống sau ăn để làm quen. Số lượng nước ép được khuyến cáo không quá 50% tổng nhu cầu trái cây trong ngày.

Trong một vài tình huống, ví dụ táo bón, bác sĩ có thể khuyên dùng một lượng nhỏ nước ép trái cây cho trẻ dưới 1 tuổi.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 10

Sẽ thế nào nếu cho trẻ uống nước ép trái cây quá nhiều hoặc sai cách?

Như đã nói ở trên, nước trái cây chứa hàm lượng đường cao, do đó nếu trẻ uống nước trái cây nhiều có nguy cơ thừa cân, béo phì.

Lượng đường cao trong nước trái cây nếu không được hấp thu hết thì khi di chuyển xuống ruột già, sẽ gây rối loạn hấp thu nước, dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt trẻ đang bị tiêu chảy uống nước trái cây sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và mất nước nhiều hơn.

Trẻ uống nước trái cây có thể sẽ từ chối uống sữa và hoặc thức ăn khác, dẫn đến nguy cơ thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất béo, chất xơ, calci...

Nhiều trẻ em không thích ăn trái cây, vì vậy uống nước ép là một cách để cho trẻ uống đủ khẩu phần cần thiết mỗi ngày.

Một ly nước ép 100% nước ép trái cây khoảng 180ml có thể thay thế cho một phần ăn trái cây nhưng giá trị dinh dưỡng sẽ không cao bằng, và nếu uống nhiều hơn thì sẽ không được tính thêm khẩu phần trái cây, do đó đối với trẻ lớn bạn nên hạn chế việc uống nước trái cây thay cho ăn trái cây.

Vì lượng đường trong nước trái cây nhiều nên nếu như trẻ tiếp xúc với nước trái cây quá nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến sâu răng.

Nếu uống nước trái cây vào lúc bụng đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 11

Bác sĩ có mách các bà mẹ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để có thể hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng?

+ Mẹ nên lựa chọn cho bé trái cây, rau củ sạch, an toàn, không hóa chất (tiêu chuẩn hữu cơ/ Viet GAP, Global GAP)

+ Rửa sạch và đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ, tiệt trùng dụng cụ vắt nước ép cho bé trước khi sử dụng.

+ Nên cho nước ép vào ly thủy tinh hoặc cốc sứ khi cho bé uống, tránh sử dụng ly, chai nhựa.

+ Nên đa dạng nước ép trái cây, rau củ để bé cảm nhận được các mùi vị.

+ Không cho thêm đường vào nước ép, nên chọn trái cây ngọt, ít chua cho bé dùng.

+ Nên uống nước trái cây ngay sau khi ép xong, vì để lâu nước ép trái cây có thể  bị biến chất, hư hỏng hoặc nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Nhi Đồng chỉ cách cho trẻ uống nước ép trái cây để hấp thụ đủ chất nhất - 12

Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ uống nước trái cây?

Theo khuyến cáo của viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ:

- Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, không được uống quá 120ml mỗi ngày;

- Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, 120-180ml mỗi ngày;

- Trẻ em từ 7 đến 18 tuổi, không được quá 220ml mỗi ngày;

- Thay vì nước trái cây, trẻ em được khuyến khích ăn trái cây tươi;

- Nếu bạn cho trẻ uống nước trái cây, thì đó phải là nước trái cây tiệt trùng 100%, không thêm đường, và không phải là thức uống trái cây đóng chai sẵn.

Để tránh sâu răng, nên cho trẻ uống nước ép như một phần của bữa ăn chính hoặc phụ, không nên cho trẻ uống nước ép suốt cả ngày, cũng không nên dùng nước trái cây như là biện pháp để dỗ em bé đang khóc.

Khi cho bé thử một loại trái cây mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít và theo dõi bé 3 - 4 ngày để nhận biết kịp thời các dị ứng nếu có ở bé. Tránh cho các bé dưới 1 tuổi ăn các loại trái cây có vị mạnh như cam, xoài, dứa, dâu tây, kiwi.

Cuối cùng, không cho trẻ uống nước ép trái cây khi bị tiêu lỏng.

6 loại trái cây dễ mua lại tốt cho phát triển trí não, bé ăn nhiều sẽ thông minh hơn
Những loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất cũng có ảnh hưởng hoặc tác động lớn đến quá trình phát triển trí não của bé.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con