Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên cho con tập luyện 3 môn thể thao sau đây quá sớm, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của chiều cao đối với tương lai của trẻ về sau nên thường đầu tư, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp con cao lớn hơn. Trong đó canxi là dưỡng chất được quan tâm hơn hết, tuy nhiên theo các chuyên gia bên cạnh canxi, thì cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý đến kẽm, bởi đây là vi khoáng được chứng minh có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời.
Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến chiều cao của trẻ chững lại, bởi mỗi ngày cơ thể trẻ 1-10 tuổi cần bổ sung khoảng 10 mg kẽm. Ngoài ra, trong cơ thể cũng cần dự trữ chất kẽm để khi thiếu hụt sẽ huy động nguồn dự trữ ở gan và lá lách, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe của trẻ.
Anh Chen (Nam Ninh, Trung Quốc) có một cậu con trai tên là Nan Nan, cậu bé năm nay 11 tuổi nhưng chỉ cao 120 cm, mỗi khi chơi cùng những đứa trẻ khác Nan Nan luôn cảm thấy thiệt thòi vì chiều cao khiêm tốn của mình. Vì thương con nên anh Chen tìm nhiều cách để bổ sung canxi cho con, với mong muốn chiều cao của cậu bé sẽ được cải thiện.
Cậu bé Nan Nan 11 tuổi nhưng chỉ cao 120cm. (Ảnh minh họa)
Đồng thời, anh Chen còn cho con tập nhiều môn thể thao, áp dụng các bài tập giúp con tăng cường vóc dáng và chiều cao. Tuy nhiên, sau một thời gian dài nổ lực nhưng a Chen nhận thấy chiều cao của Nan Nan vẫn chưa có bước đột phá, một phần cậu bé kén ăn, một phần vì thể chất Nan Nan còn yếu nên không thể đáp ứng theo lộ trình các bài tập thể thao hàng ngày.
Cuối cùng anh Chen quyết định đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, kết luận từ bác sĩ khiến anh Chen vô cùng bất ngờ, rằng bản thân Nan Nan không bị thiếu canxi, cũng không phải mắc bệnh hiểm nghèo mà chỉ là thiếu kẽm.
Bác sĩ giải thích rằng cơ thể trẻ thiếu kẽm sẽ gây ra các vấn đề như kén ăn, biếng ăn, kém phát triển và khả năng miễn dịch kém và việc cha mẹ bổ sung quá nhiều canxi khiến cơ thể trẻ sinh ra phản ứng, từ chối thức ăn, nôn trớ, đau bụng, và các triệu chứng khác.
Trên thực tế, muốn giúp trẻ tăng chiều cao thì việc tập trung bổ sung canxi thôi chưa đủ, cần có sự kết hợp giữa nhiều dưỡng chất khác nhau, đặc biệt là kẽm.
Nếu trẻ thiếu kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng và phát triển của trẻ, bởi kẽm tham gia vào hơn 200 loại enzym chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng toàn bộ quá trình phát triển chiều cao của trẻ, trí tuệ của trẻ.
Trẻ không thiếu canxi nhưng thiếu kẽm nhiều cha mẹ không biết
Bác sĩ cảnh báo, việc thiếu kẽm không có biểu hiện rõ rệt giống như thiếu iốt gây bướu cổ, thiểu năng trí tuệ, để cảnh báo kịp thời, nên đôi khi cha mẹ khó nhận biết sự thay đổi của con.
Khẩu phần ăn của trẻ thường xuyên không đủ nguồn cung cấp đầy đủ nhu cầu khuyến nghị, hàm lượng kẽm rất ít và cơ thể con người khó hấp thụ, kẽm vào cơ thể con người không có tác dụng gì, không thể giúp trẻ cải thiện vấn đề tăng trưởng.
Vì thế, dự trữ cạn kiệt, biểu hiện thành thiếu máu, ẽm chỉ tồn tại trong cơ thể chỉ trong 12 ngày, khiến tỷ lệ thiếu kẽm rất cao. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng cho con.
Bác sĩ cho biết, khi nhận thấy trẻ có biểu hiện như: biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, chậm tăng cân, thường xuyên viêm loét miệng, khả năng miễn dịch thấp... cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám, nhằm có liệu pháp giúp con phát triển tốt hơn.
Những biểu hiện thường thấy khi trẻ thiếu kẽm, cha mẹ nên lưu ý.
Vậy bổ sung kẽm có thể cải thiện vấn đề gì ở trẻ?
Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng, chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, vai trò của nguyên tố này đối với sức khỏe là rất quan trọng.
Đối với trẻ thiếu kẽm mãn tính, kẽm trong thực phẩm thông thường không thể đáp ứng đủ hàm lượng bổ sung, nhưng các chế phẩm kẽm có thể giúp men tiêu hóa của trẻ hoạt động với cường độ cao, cải thiện tỷ lệ hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột, tăng sản sinh vị giác ở trẻ. Đồng thời, cải thiện độ nhạy cảm của trẻ với mùi vị thức ăn và cải thiện các triệu chứng chán ăn trước đây của trẻ, để trẻ có thể cao lớn hơn.
Chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất rất quan trọng đối với phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt là kẽm.
Theo nghiên cứu, trung tâm bộ nhớ của não bộ chứa một lượng lớn kẽm. Chúng là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ở người trưởng thành, chúng giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hồi phục sau chấn thương, bệnh lý. Cùng với vitamin B6, kẽm thúc đẩy sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Bổ sung đầy đủ kẽm cũng kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, lympho bào B và T), tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
Đồng thời, kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe. Vì thế ngoài bổ sung canxi, cần bổ sung kẽm hợp lý để xương của trẻ phát triển toàn diện.
Những lợi ích của việc bổ sung đầy đủ protein, kẽm đối với sức khỏe của trẻ.
Cuối cùng các bác sĩ nhắc nhở, ngoài việc chú ý đến việc bổ sung kẽm cho con, cha mẹ cũng cần lưu tâm đến quá trình vận động, tập luyện thể thao của trẻ.
Bởi đối với trẻ nhỏ, tập luyện là điều cần thiết giúp cải thiện chiều cao, tuy nhiên có một số môn thể thao không phù hợp với thể chất của trẻ, vì vậy cha mẹ nên chú ý lựa chọn môn thể thao phù hợp, để tránh ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của con.
Những môn thể thao trẻ nhỏ không nên tập, ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân khiến cậu bé Nan Nan chậm phát triển chiều cao là do việc tapak luyện thể thao không đúng cách, lựa chọn môn thể thao không phù hợp với lứa tuổi.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên cho con tập luyện 3 môn thể thao sau đây quá sớm, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.
Môn thể thao trượt patin
Đối với trẻ em trước 8 tuổi, tốt nhất là nên cho trẻ chơi ít hơn hoặc không. Trẻ nhỏ từ 1-8 tuổi vẫn đang ở thời điểm phát triển quan trọng của mình. Chơi các môn thể thao tập trung vào sức nặng ở chân quá nhiều có thể dẫn đến việc cơ chân của trẻ phát triển hơn so với giai đoạn phát triển bình thường, điều này cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tập luyện thể thao đúng cách cũng góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đạp xe 3 bánh
Cho con tập lái xe 3 bánh khi trẻ chưa được 3 tuổi là điều hết sức không nên bởi việc đạp xe có thể dẫn đến những tác động mạnh mẽ về cấu trúc xương dẫn đến biến dạng xương. Ngay cả khi trẻ đã được 3 tuổi thì người lớn cũng không nên cho trẻ đi xe quá 30 phút mỗi lần tập.
Bài tập sức bền lâu dài
Loại bài tập này chủ yếu phải vận động trong thời gian dài, nếu trẻ cần phát triển loại bài tập này sẽ làm cho các cơ ở trạng thái căng quá lâu, lâu ngày cơ sẽ bị mỏi, gây ra những tổn thương, rất bất lợi cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ, chèn ép cột sống lưng và cột sống thắt lưng, hệ xương khớp bị ảnh hưởng.
Đồng thời, không nên cho trẻ tâp các môn thể thao sử dụng nhiều thiết bị có sức nặng lớn như nâng tạ, khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển nếu sử dụng nhiều thiết bị có sức nặng sẽ tạo áp lực lên cơ thể do các thiết bị lớn này gây ra, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chiều cao và thể chất, vì cơ bắp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Chơi các môn thể thao tập trung vào sức nặng ở chân quá nhiều như trượt patin có thể dẫn đến việc cơ chân của trẻ phát triển hơn so với giai đoạn phát triển bình thường, điều này cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ.