Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng

Hạ Mây - Ngày 03/05/2021 09:03 AM (GMT+7)

Nếu cha mẹ dạy con nhầm lẫn giữa tiết kiệm và tằn tiện, lâu dẫn trẻ sẽ hình thành tính ích kỷ, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.

Tiết kiệm là dành sự tôn trọng đối với công sức của bản thân, thành quả của người lao động. Nhưng tiết kiệm hoàn toàn khác với tham lam, ích kỷ - điều có thể sa vào nếu không biết tiết kiệm đúng cách. Nghiêm trọng hơn, nếu cha mẹ không khéo léo truyền đạt tính tiết kiệm cho con, mà nuông chiều hoặc tằn tiện với con, sẽ vừa làm ảnh hưởng đến nhân cách và tinh thần của trẻ.

Thực tế cho thấy, nếu trẻ có những hành vi tằn tiện từ nhỏ thì khó có thể thành công trong tương lai. Vậy cha mẹ nên làm thế nào để dạy trẻ hiểu đúng giữa tiết kiệm và tằn tiện?

Từ những tình huống thực tế dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn vấn đề này.

Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng - 2

Hệ lụy của tính tằn tiện ở trẻ nhỏ

Nhiều cha mẹ thấy con quá tiết kiệm lại thấy làm vui mừng và tiếp tục khuyến khích, dần dần con sẽ biến thành thành những đứa trẻ tằn tiện mà không lường trước được khi lớn lên tính cách này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con.

Chỉ nghĩ về lợi ích của bản thân

Ngày nay, các chuỗi siêu thị quy mô lớn thường tổ chức hoạt động trải nghiệm sản phẩm. Mục đích là cho người tiêu dùng nếm thử vị của món ăn, thức uống, cho họ thấy được tiềm năng của sản phẩm, đồng thời, hướng đến những khách hàng ngại thử những vị mới, món ăn mới. Thế nhưng, nhiều người tận dụng những buổi trải nghiệm này để làm “bữa ăn miễn phí” cho mình.

Bé Xiao Liang năm nay 6 tuổi. Cùng mẹ đi siêu thị mua đồ, Xiao Liang thấy siêu thị tổ chức nếm thử món bánh mì mới. Thế là cả hai mẹ con cùng vào ăn thử. Sau khi nếm, cô bé vẫn muốn ăn thêm.

Thay vì mua sản phẩm, nhìn giá thành, người mẹ ngao ngán, đành nghĩ ra cách “xin ăn". Thế là mẹ dắt bé vào xin và ăn tận mấy lần mà không trả bất kỳ đồng nào. Người mẹ cho rằng đây là cách tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, cách tiết kiệm này hoàn toàn sai. “Bảo vệ túi tiền” của mình mà quên đi mất công sức của người khác thì không được gọi là “tiết kiệm”.

Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng - 3

Dạy con biết tiết kiệm từ nhỏ là điều cha mẹ nên làm.

Không có bạn bè

Cậu bé 3 tuổi Xiao Kai luôn được mẹ răn dạy phải biết tiết kiệm và không được hoang phí. Khi có hàng xóm qua hỏi mượn thứ gì đó, mặc dù đồ vật ấy có ở nhà và được sử dụng khá tốt, nhưng mẹ Xiao Kai lần nào cũng từ chối bởi nhiều lý do.

Nhiều lần nhìn thấy mẹ hành xử, Xiao Kai dần học theo. Khi có bạn hỏi mượn cục tẩy, Xiao Kai bảo rằng cậu để quên và không cho bạn mượn. Theo thời gian, cả lớp dần tẩy chay cậu bé. Đây không phải là “tiết kiệm” mà là ích kỷ. Để hòa đồng được với bạn bè, trẻ cần được dạy biết cách san sẻ và giúp đỡ mọi người.

Khi lớn lên, nếu bất kể việc gì cậu bé trên cũng chỉ nghĩ cho bản thân mình như vậy mà không quan tâm đến những người xung quanh, thì khó ai có thể bằng lòng với ai được. Bước vào xã hội, dù là công việc hay cuộc sống, trẻ cần phải giao thiệp với mọi người ở khắp mọi nơi, và những đứa trẻ như vậy rất khó nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và bạn bè. 

Vi phạm các quy định về quản lý an sinh xã hội

Cậu bé Xiaodi (8 tuổi) mỗi lần đi xe buýt đều thấy các hành khách quẹt thẻ vào một chiếc hộp cạnh người lái xe. Khi hỏi bà vì sao con không có thẻ, bà liền bảo khi nào lớn hơn con mới được sử dụng. Trong khi đó Xiaodi nghe được từ các bác tài xế, trẻ cao hơn 1m2 là có thể trang bị thẻ.

Mừng rỡ kể bà nghe, nhưng khi đó bà cậu bé cười bảo: “Con mua thẻ làm gì, đợi đến khi nào có nhân viên nhắc nhở hãy mua, còn bây giờ bà dành dụm tiền để mua kẹo cho con có thích hơn không?" Câu nói “tằn tiện” này đã vô tình dạy trẻ vi phạm các quy định về quản lý an sinh xã hội.

Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng - 4

Tiết kiệm sai có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ

Nếu dạy trẻ hiểu sai về tiết kiếm, lâu dần về sau sẽ dễ dẫn đến hình thành tính ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mà không nghĩ đến những người xung quanh.

Khi lớn lên và bước vào xã hội , dù là công việc hay cuộc sống, trẻ cần phải giao thiệp với mọi người ở khắp mọi nơi, và những đứa trẻ như vậy rất khó nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và bạn bè. Chưa kể đến việc “tiết kiệm” vi phạm đạo đức xã hội và pháp luật.

Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng - 5

Dạy con tiết kiệm đúng cách

Trẻ nhỏ như một trang giấy trắng, dễ bắt chước và ghi nhớ hành động của người lớn. Vì vậy nếu người lớn dạy trẻ điều hay lẽ phải và giúp trẻ tuân theo đúng cách, trẻ sẽ như trang giấy màu sặc sỡ. Ngược lại, tờ giấy trắng sẽ bị lấm lem vết mực đen.

Do vậy, tiết kiệm đúng cách nên được dạy từ nhỏ. Mẹ cũng nên phân biệt cho bé tiết kiệm khác với ích kỷ, tằn tiện ra sao và áp dụng thực tế đối với đồ dùng của trẻ như đồ chơi, đồ dùng học tập.

Ví dụ như, thay vì viết những loại bút quá đắt tiền (lãng phí) hoặc chất lượng quá kém (tằn tiện) nhưng giá trị không xứng, cha mẹ có thể dạy trẻ chọn một loại bút khác rẻ hơn và nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng - 6

Nếu cha mẹ dạy con tiết kiệm sai cách, sẽ ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống của trẻ về sau.

Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng - 7

Dạy con cách tiết kiệm tiền ngay từ nhỏ

Ngoài việc dạy con cách tiết kiệm nước, điện, thức ăn, đồ dùng học tập... tiết kiệm tiền cũng là một kỹ năng cần thiết mà bố mẹ nên dạy ngay từ khi con còn nhỏ. Khi biết tiết kiệm tiền, con sẽ không tiêu xài hoang phí trong tương lai. 

Dưới đây là những bí quyết hay về tiết kiệm tiền, mẹ có thể dạy con để giúp trẻ biết quản lý tài chính đúng cách.

Con ăn thử liên tục ở siêu thị: Tiết kiệm hay tằn tiện, trẻ làm những việc này đừng mừng - 8

Ngoài việc dạy con cách tiết kiệm nước, điện, thức ăn, đồ dùng học tập... tiết kiệm tiền cũng là một kỹ năng cần thiết mà bố mẹ nên dạy ngay từ khi con còn nhỏ.

10 lời khuyên từ 10 chuyên gia tâm lý hàng đầu, mẹ không quát nửa lời con vẫn ngoan
Theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý trẻ em, dưới đây là 10 mẹo nuôi dạy con cái vô cùng hiệu quả, giúp trẻ trở nên ngoan ngoan, vâng lời hơn.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn