Đứa trẻ nhân tài, lớn lên xuất chúng thường có dấu hiệu này trước 6 tuổi

Thi Thi - Ngày 18/10/2022 19:18 PM (GMT+7)

Những đứa trẻ xuất sắc thường bộc lộ một số dấu hiệu này trước 6 tuổi.

Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình lớn lên, mạnh khỏe và thành công. Thực tế, trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển sẽ bộc lộ một số khả năng khác biệt, nếu bố mẹ chú ý quan sát, sẽ có thể phát hiện ra và giúp con phát huy hết khả năng của mình.

Nhiều chuyên gia cho biết, trước 6 tuổi là giai đoạn quan trọng ở trẻ nhỏ, nếu nhận thấy con có 4 dấu hiệu sau đây chứng tỏ trẻ có tài năng, có thể là đứa trẻ xuất sắc khi trưởng thành. 

Đứa trẻ nhân tài, lớn lên xuất chúng thường có dấu hiệu này trước 6 tuổi - 2

4 dấu hiệu của đứa trẻ tài giỏi, bố mẹ nên bồi dưỡng thêm để con thông minh hơn

Đứa trẻ nhân tài, lớn lên xuất chúng thường có dấu hiệu này trước 6 tuổi - 3

Thích đặt câu hỏi

Trên thực tế, có rất nhiều trẻ em thích đặt câu hỏi cho người lớn, khi gặp một số chuyện con hỏi tại sao, bố mẹ không nên vội vàng khó chịu, bởi điều này sẽ vô tình ảnh hưởng đến tính tò mò, học hỏi của trẻ.

Bố mẹ nên kiên nhẫn hơn với những câu hỏi của con, ngay cả khi không biết thì bố mẹ cũng nên tra cứu đáp án để giải đáp giúp trẻ, có vậy thì con mới có thể hăng hái học tập hơn, trẻ yêu thích việc học thì tự nhiên sẽ phát huy hết năng suất của mình, từ đó việc học sẽ có kết quả xuất sắc.

Khả năng tập trung cao

Nếu mẹ nhận thấy trẻ có khả năng dành rất nhiều sự chú ý và kiên trì, sẵn sàng làm điều đó trong một thời gian dài thì đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ có biểu hiện của một thiên tài. Bởi điều đó chứng tỏ khả năng tự học hỏi, tự kiểm soát bản thân vượt trội trẻ khi phát hiện ra những thứ cuốn hút và muốn tìm tòi, khám phá.

Tập trung trí tuệ, sức lực cho công việc, học tập sẽ làm cho kết quả học tập được cải thiện rất nhiều. Khi tập trung cho công việc, tiềm năng của con người sẽ được phát huy đến mức cực điểm.

Nhiều trẻ bộc lộ tài năng khác biệt từ nhỏ.

Nhiều trẻ bộc lộ tài năng khác biệt từ nhỏ.

Sự tập trung giúp trẻ có thể tiếp thu được kiến thức nhanh hơn, phân loại thông tin chính xác hơn cũng như ghi nhớ nội dung tốt hơn rất nhiều. Khi tập trung, nơron thần kinh không hoạt động phân tán nữa mà đều tập hợp lại để phân tích hoặc ghi nhớ một vấn đề nào đó.

Chính điều này khiến cho khả năng ghi nhớ cũng như học tập của một cá nhân trở nên vượt trội khi tập trung trong một việc gì đó.

Đồng thời, khi kiến thức được nâng cao, thì khả năng phân tích cũng như tư duy của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt. Hơn nữa, những trẻ có được khả năng tập trung sẽ không dễ dàng bị nản trí như những trẻ khác. 

Năng lực sáng tạo

Những trẻ nào được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo sẽ thể hiện sự tự tin và có nhiều động lực hơn trong lĩnh vực mà trẻ thích. Trẻ có tư duy sáng tạo sẽ giúp trẻ dễ thành công hơn trong giới nghệ thuật, khoa học và công nghệ.

Đồng thời, trẻ ó tư duy sáng tạo cao có thể giúp trẻ suy nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau của một hiện tượng hoặc vấn đề. Qua đó trẻ sẽ tìm được nhiều lời giải hoặc cách giải quyết khác nhau trong mọi hoạt động.

Khả năng sáng tạo dễ thấy nhất ở độ tuổi mẫu giáo, lúc này trẻ có ý thứ về thế giới, thích khám phá và phát triển mọi thứ theo góc độ của mình, từ đó khả năng sáng tạo sẽ được bộc lộ. 

Khi trẻ tập trung, nơron thần kinh không hoạt động phân tán nữa mà đều tập hợp lại để phân tích hoặc ghi nhớ một vấn đề nào đó.

Khi trẻ tập trung, nơron thần kinh không hoạt động phân tán nữa mà đều tập hợp lại để phân tích hoặc ghi nhớ một vấn đề nào đó.

Có trí nhớ tốt

Trẻ có trí nhớ tốt thường sở hữu IQ cao. Bộ não của chúng giống như một bộ nhớ, lưu trữ những thứ trẻ trải nghiệm và thông tin quan trọng vào não.

Ở một số trường hợp bình thường, các bé sẽ thường ham chơi mà để đồ đạc rất lộn xộn, không có ý thức cất giữ, thành ra hay phải mất thời gian đi tìm.

Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy trẻ có biểu hiện nhớ rất rõ nơi mình giấu đồ chơi hay tìm được món đồ mà bố mẹ cất giấu từ lâu thì điều đó cũng chứng tỏ được bé có trí nhớ rất tốt.

Đứa trẻ nhân tài, lớn lên xuất chúng thường có dấu hiệu này trước 6 tuổi - 6

Bố mẹ nên bồi dưỡng thế nào để giúp kích thích khả năng tư duy của trẻ?

Cho trẻ nghe nhạc, tập vẽ

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng khi trẻ phản ứng với âm nhạc, não bộ của chúng trở nên phát triển hơn. Khi nghe nhạc, cơ quan thần kinh trung ương sẽ điều khiển đồng loạt hệ thống chuyển động, thị giác và thính giác.

Ngoài ra, vẽ cũng là một cách tốt để phát triển não phải của trẻ. Bộ môn này không chỉ giúp rèn luyện hành động mà còn rèn luyện khả năng nghe, nhận thức thị giác và khả năng hiểu ngôn ngữ. 

Bố mẹ nên thường xuyên đưa con đến những nơi như viện bảo tàng, sở thú, các điểm du lịch để rèn luyện thói quen tốt về hội họa của trẻ, từ đó kích thích được tư duy, giúp con thông minh và sáng tạo hơn.

Chơi trò chơi trí tuệ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên tham gia chơi các trò chơi trí tuệ có thể tích vỏ não trước trán lớn hơn những đứa trẻ bình thường. 

Vỏ não trước trán được biết đến là trung tâm điều khiển và thực thi của não bộ, thể tích của vỏ não trước trán càng lớn thì não bộ của trẻ càng thông minh. Vì vậy, khi chơi các trò chơi có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên tham gia chơi các trò chơi trí tuệ có thể tích vỏ não trước trán lớn hơn những đứa trẻ bình thường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên tham gia chơi các trò chơi trí tuệ có thể tích vỏ não trước trán lớn hơn những đứa trẻ bình thường. 

Đọc truyện tranh

Theo nghiên cứu của giáo sư Dale Jacobs, Đại học Windsor (Anh), não sẽ xử lý nhiều hơn để hiểu nội dung câu chuyện qua từng khung tranh với nhiều hình ảnh, phối cảnh không gian và câu chữ khác nhau.

Càng dùng nhiều chức năng phân tích, tổng hợp cùng lúc, các liên kết nơron thần kinh càng được hình thành nhiều hơn, khiến cho khả năng xử lý và liên kết thông tin của trẻ càng thêm nhạy bén. Vì thế, việc chọn lọc truyện tranh có nội dung tốt và phù hợp là bước đầu tiên để giúp trẻ phát triển tư duy.

Đồng thời, khi đọc truyện tranh, mắt bé cần chuyển động liên tục để tiếp nhận câu chuyện qua từng trang. Ánh nhìn của trẻ được điều hướng liên tục để tiếp nhận câu chữ, các hộp hội thoại của từng nhân vật, cách sắp xếp hình ảnh, bố cục thể hiện nội dung.

Nếu phản xạ này được thực hiện thường xuyên, thị giác của trẻ sẽ được rèn luyện tốt hơn, tăng độ nhạy và khả năng quan sát. 

Đưa trẻ đến noi mới, cho con tự do khám phá

Các chuyên gia phát hiện ra rằng những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao sẽ bộc lộ tính tò mò đặc biệt mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này được thể hiện qua những câu hỏi, hành vi kỳ lạ khi trẻ được đến những nơi mới.

Trẻ con thích khám phá thế giới, càng được khám phá điều mới trẻ càng thêm hứng thú, tăng khả năng quan sát tốt và não bộ hoạt động không ngừng. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đến tham quan những nơi mới để tăng sự hứng thú, tìm tòi và học hỏi về thế giới xung quanh.

Sự đồng hành của bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Sự đồng hành của bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. 

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh