Trẻ 2 tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng, bố mẹ cần chú ý hơn trong thời điểm này để giúp con phát triển lành mạnh hơn cả thể chất và tinh thần.
Trẻ ăn được nhưng không tăng cân hay tăng cân kém là vấn đề chung của nhiều trẻ em, đặc biệt là giai đoạn 2-3 tuổi. Điều này khiến bố mẹ lo lắng rằng con chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Thực tế, trẻ 2 tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng, bố mẹ cần chú ý hơn trong thời điểm này để giúp con phát triển lành mạnh, hạn chế tình trạng chậm lớn, tăng cân hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến sự tăng trưởng và phát triển của bé?
Trẻ nhỏ cần quá trình trao đổi chất để có thể sử dụng năng lượng được sinh ra từ việc chuyển hóa thực phẩm ăn vào hàng ngày.
Quá trình này đảm bảo để duy trì năng lượng cho trẻ, gồm năng lượng tiêu hao cho các hoạt động chuyển hóa của các cơ quan, duy trì các chức năng sống của cơ thể, tiêu hao cho các hoạt động hàng ngày, chống đỡ khi trẻ bệnh, và năng lượng cho sự tăng trưởng giúp cơ thể phát triển cao lớn.
Nếu trẻ không cung cấp đủ chất trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, giảm sức đề kháng… Khi đó, vi khuẩn, virus và độc tố có thể dễ dàng tấn công con người và gây ra một số căn bệnh ở trẻ.
Bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con, đặc biệt nên cho trẻ uống đủ lượng sữa mỗi ngày.
Theo các chuyên gia, 2 tuổi là thời điểm não bộ phát triển rất nhanh chóng. Bé 2 tuổi sẽ rất năng động và hay chạy đùa, tìm hiểu thế giới xung quanh. Bé cần ăn 3 bữa chính mỗi ngày, kết hợp với 1 hoặc 2 bữa ăn nhẹ.
Trẻ có thể ăn cùng một loại thực phẩm như thức ăn của bố mẹ, do đó bất cứ khi nào có thể, hãy cho trẻ ăn những loại thức ăn cầm tay thay vì ăn những món mềm cần nĩa hoặc thìa để ăn.
Đồng thời, chú ý bổ sung vitamin D cho con, bởi đây là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, nếu bổ sung không đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
Những vấn đề thường gặp khiến trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân
Có nhiều lý do có thể khiến bé chậm hoặc không tăng cân trong nhiều tháng mặc dù trẻ vẫn ăn rất ngoan.
Trẻ không được nạp đủ calo
Trong 90% các trường hợp, trẻ em không thể phát triển toàn diện nếu trẻ không tiêu thụ đủ calo. Điều này có thể xảy ra khi trẻ không có thái độ đòi ăn thường xuyên hoặc khi bố mẹ ít quan tâm đến con, không hiểu con mình thực sự cần bao nhiêu calo mỗi ngày.
Các vấn đề về răng miệng khiến trẻ ăn kém, ảnh hưởng việc dung nạp dưỡng chất vào cơ thể.
Thức ăn cung cấp hạn chế
Trẻ 2 tuổi không tăng cân có thể do không được cho ăn đa dạng, phong phú khiến trẻ mau ngán, nhàm chán. Tại lứa tuổi này, hàm răng sữa của trẻ phát triển tương đối hoàn thiện cũng như não bộ ham thích khám phá của trẻ không ngừng hoạt động. Những bữa thức ăn chế biến liên tục như lúc ban đầu trẻ tập ăn dặm sẽ không còn phù hợp với trẻ.
Đồng thời, cơ thể không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Trong trường hợp này, bố mẹ nên chú ý cho trẻ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, có chế độ ăn uống riêng để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho con.
Các vấn đề về răng miệng
Một nguyên nhân bé không tăng cân trong nhiều tháng còn có thể do quá trình mọc răng. Các cơn đau khi răng mọc lên khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, chảy nước bọt liên tục và ăn kém.
Hơn nữa, khi trẻ nổi các mụn nước hay bị loét miệng, các tổn thương này cũng khiến trẻ nhạy cảm hơn khi được cho ăn.
Trẻ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa
Chứng rối loạn tiêu hóa này thường gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ. Hơn nữa, trẻ cũng có thể bị nôn thức ăn do ép ăn quá nhiều.
Thêm vào đó, tình trạng nôn ói ở trẻ em còn có thể là do trào ngược axit nghiêm trọng hoặc một số vấn đề thần kinh, gây ra giảm trương lực cơ.
Ngoài ra, tiêu hảy và các vấn đề về đường ruột khác, thường gặp như nhiễm virus rota cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ.
Tiêu hảy và các vấn đề về đường ruột khác, thường gặp như nhiễm virus rota cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ.
Trẻ dễ gặp những vấn đề trên vào tháng 6 hoặc tháng 7, khi mùa hè đến, và hầu như không tăng cân trong hai hoặc ba tháng. Do đó, bố mẹ cần chú ý hơn việc chăm sóc con trong thời điểm này.
Các vấn đề về tuyến tụy
Trẻ ăn được nhưng không tăng cân còn có thể vì quá trình tiêu hóa thức ăn không đúng cách khi tuyến tụy hoạt động kém. Trong các trường hợp này, trẻ có thể đi ngoài ra phân lỏng, sủi bọt, có mùi hôi và chứa nhiều nhầy nhớt.
Bố mẹ nên làm gì nếu trẻ chậm lớn hoặc ngừng phát triển?
Bệnh tật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ, muốn giúp con phát triển khỏe mạnh ở giai đoạn 2 tuổi, bố mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau.
Cho con thử thêm nhiều món mới
Khác với giai đoạn 1 tuổi, bé 2 tuổi đã có hầu như đủ hết các răng sữa. Vì vậy, bé có thể ăn được những thức ăn của người lớn. Thay vì thức ăn loãng như trước thì bố mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn đặc hơn, thô hơn. Chẳng hạn như cháo đặc, cơm, súp đặc, phở, nui…
Ăn uống đầy đủ chất trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ có đủ năng lượng để hoạt động, không bị thiếu chất. Nhờ vậy, trẻ sẽ có đủ sức khỏe để tha hồ vui chơi, học hỏi, tìm hiểu thế giới diệu kỳ xung quanh.
Vì vậy, bố mẹ nên đa dạng hóa các bữa ăn cũng như thay đổi thường xuyên những món ăn hàng ngày. Đồng thời, bố mẹ không nên gò ép trẻ ăn cùng bữa với gia đình. Hãy tạo sự thoải mái trong tâm trí của trẻ đối với việc ăn uống.
Vận động thể thao giúp bé phát triển toàn diện thể chất lẫn trí tuệ, tạo cho con cảm giác tự tin, linh hoạt.
Cho trẻ vận động nhiều hơn
Vận động thể thao giúp bé phát triển toàn diện thể chất lẫn trí tuệ, tạo cho con cảm giác tự tin, linh hoạt. Đồng thời, giúp con có lối sống tích cực, lành mạnh.
Theo các chuyên gia, trẻ vận động nhiều sẽ giúp lưu thông và tuần hoàn máu đi đến khắp các ngóc ngách của cơ thể, hỗ trợ cơ thể hoạt động tốt nhất.Khi trẻ vận động khoa học thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, xương, cơ bắp chắc chắn, đồng thời tiêu hao lượng mỡ dư thừa để tránh các bệnh béo phì từ khi còn nhỏ.
Bố mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, tăng sức đề kháng giúp con chống lại các mầm bệnh lây nhiễm, virus cúm mùa,.. Ngoài ra, vận động cũng nâng cao khả năng tập trung, giúp trẻ trong học tập và sinh hoạt tốt hơn.
Tập thói quen nghỉ ngơi đúng giờ
Ngủ nhiều, tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Để rèn luyện sức khỏe, con bạn không cần phải tham gia một đội bóng, mà chỉ cần chạy xung quanh bên ngoài là đủ giải tỏa tâm trạng.
Dạy trẻ biết cách vệ sinh
Một trong số những sai lầm của các bà mẹ Việt Nam là nuông chiều và “phục vụ” con. Trẻ ở 2 tuổi đã hình thành nhân thức riêng, vậy nên bố mẹ hãy chú ý dạy con tính rự lập từ những việc nhỏ, đặc biệt nên quan tâm đến việc dạy con cách vệ sinh cá nhân.
Dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách không chỉ giúp giữ cho bản thân sạch sẽ mà còn ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, cũng như cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật.
Hãy dạy con tự đánh răng, rửa mặt, tự rửa tay chân... Để bé có thể thực hiện những điều này, mẹ hãy làm mẫu cho bé rồi hướng dẫn bé cách làm, sửa sai khi bé làm chưa đúng. Không nên chê khi bé làm sai vì như thế sẽ làm bé tự ti, không còn quyết tâm học hỏi nữa.
Bố mẹ hãy chú ý dạy con tính rự lập từ những việc nhỏ, đặc biệt nên quan tâm đến việc dạy con cách vệ sinh cá nhân.