Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”?

Hạ Mây - Ngày 28/03/2021 11:55 AM (GMT+7)

Tưởng chừng như vô hại nhưng hình phạt đánh vào mông có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, tinh thần của trẻ.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 1

Khi trẻ phạm lỗi, như một bản năng, cha mẹ vẫn thường hay đánh vào mông con để hả cơn giận. Ngày nay, nhiều phụ huynh vẫn giữ quan điểm “yêu cho roi cho vọt” để dạy con.

Một số phụ huynh nghĩ rằng đánh vào các “vùng an toàn” như mông, đùi... sẽ không làm hại con. Thế nhưng cha mẹ không biết rằng hành động này sẽ để lại nhiều gánh nặng tâm lý đối với trẻ.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 2

Vì sao cha mẹ thường dùng đòn roi để phạt trẻ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ áp dụng đòn roi để phạt con, từ ngày xưa, hầu hết ông bà, cha mẹ đều dùng đòn roi để phạt chúng ta. Vì thế mới có câu: Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội, tư tưởng dùng đòn roi để dạy dỗ trẻ đã không còn phù hợp. 

Trước kia, con cái rất nghe lời cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Tuy nhiên, ngày nay, con trẻ đã được hình thành tính cách riêng từ sớm. Một số trẻ sẽ không chịu chấp nhận hình phạt đòn roi nếu trẻ chưa hiểu được bản chất mình sai ở đâu.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 3

Một số cha mẹ hiện nay vẫn áp dụng đòn roi để trách phạt con.

Thêm vào đó, một số cha mẹ có tính cách nóng nảy, thường khó kiềm chế cảm xúc của chính mình, vậy nên khi trẻ chỉ phạm một lỗi nhỏ, cha mẹ không kiềm chế được hoàn cảnh mà ngay lập tức dùng đòn roi để trách phạt con. 

Xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống đôi khi khiến cha mẹ tức giận và không đủ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Đánh con thể hiện sự bất lực của cha mẹ với con mình. Và cha mẹ chỉ xem việc đánh con là hình phạt để mong muốn con tốt hơn, khiến con sợ mà không dám tái phạm.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 4

Đánh vào mông ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ? 

Đánh vào mông vốn là một thói quen dạy dỗ con cái của rất nhiều gia đình Việt xưa nay. Theo nhiều người, mông là phần mềm, dù có đau nhưng đánh vào đó sẽ ít gây tổn thương liên quan hơn những bộ phận khác. Cha mẹ cho rằng bản thân mình hết sức  “yên tâm” khi dùng đến đòn roi với con ở mông vì ở đó “có da có thịt”, không gần cơ quan nội tạng, không nguy hiểm.

Khi đánh vào mông con, cha mẹ thường để bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài. Việc nằm úp người có thể khiến các vật liệu cứng phía dưới gây hại hoặc tụ máu tinh hoàn đối với các bé trai. 

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 5

Việc cha mẹ thường xuyên đánh vào mông trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm lý của trẻ về sau.

Mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ, qua lỗ magnum kết nối với cột sống con người, khi con bị tác động quá mạnh vào mông, lực này có thể được truyền qua cột sống atlanto, gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, hại cho thân não. Vì thế đánh vào mông con thường xuyên có thể dễ mắc các bệnh về tâm thần.

Trẻ em vốn rất mong manh, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì thế dùng đòn roi dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến con trẻ.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 6

Thạc sĩ tâm lý Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu & Ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 7

Trẻ thường xuyên bị đánh có ảnh hưởng đến IQ?

Thật ra để nói về mối quan hệ của việc bị đánh và chỉ số thông minh IQ thì phải tách ra thành hai thứ. Thứ nhất, chỉ số thông minh phụ thuộc vào những yếu tố nào. Trong những nghiên cứu về tâm lý thì người ta thấy rằng chỉ số thông minh sẽ có sự thay đổi. Nó có thể tăng hoặc giảm theo lứa tuổi, điều kiện học tập, môi trường sống, yếu tố tâm lý, đặc điểm cá nhân của từng người...

Dựa trên góc độ xem xét về các yếu tố ảnh hưởng đến IQ thì rõ ràng là nếu như tâm lý tốt, tính tích cực ở trong mỗi đứa trẻ tốt thì nó sẽ có khả năng học tập tốt hơn, khả năng nhận thức và tiếp thu các thứ tốt cũng tốt hơn và trẻ sẽ thông minh hơn. Với những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi bạo lực sẽ có xu hướng co mình lại, không tự tin, học tập cũng sa sút đi. Bạo lực thường đi kèm giữa bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần.

Tôi đã làm việc rất nhiều bạn học cấp 1, cấp 2 bị gia đình đánh đập thường đi kèm với những lời xúc phạm như: “Ngu như lợn, như chó, đồ vô tích sự, đồ ăn hại...”. Tóm lại là những điều ngu dốt, vô giá trị thì cha mẹ sẽ nói với trẻ trong cơn tức giận. Nếu cứ lặp đi lặp lại 100 lần “con là đồ con lợn” thì trẻ sẽ tin mình là đồ con lợn.

Việc bị tra tấn về mặt tinh thần, nhất là với những xúc phạm về mặt giá trị sẽ khiến con nghĩ rằng mình bị kém cõi. Và đương nhiên điều đó sẽ tác động rất lớn đến chỉ số thông minh của bạn. Đa phần cha mẹ đều rất yêu thương con nhưng cách thể hiện không đúng.

Họ luôn nghĩ “yêu cho roi cho vọt”, đứa trẻ hư mà mình không dạy, không đánh thì làm sao nó nên người được. Nhưng khi tức giận, người ta sẽ rất dễ văng ra những lời lẽ hoặc đánh đập con quá mức khiến con bị tổn thương tinh thần rất nhiều. Sau đó cha mẹ dù có yêu thương hay cố gắng lại gần con thì vẫn bị con né tránh hoặc đẩy ra.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 8

Tại sao đánh vào mông hay đánh vào đâu mới được?

Pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng về việc không được đánh trẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Nhiều người tưởng như là đánh vào mông con thì không ảnh hưởng gì mấy. Nhưng thật ra việc ấy lại là sự trừng phạt làm cho đứa trẻ rất sợ hãi.

Nếu như nghĩ đánh vào mông không có vấn đề gì thì không phải, đánh vào mông hay đánh vào đâu đều ảnh hưởng đến trẻ. Không chỉ riêng về sức khỏe mà sự ảnh hưởng về tâm lý sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự thông minh, nhanh nhẹn vốn có của con.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 9

Có phải bé trai bị đánh vào mông thì bị tổn hại nhiều hơn bé gái?

Không có nghiên cứu nào nói rằng bé trai khi bị đánh vào mông thì sẽ tổn hại hơn bé gái. Người ta thấy việc bị tổn thương, bị đánh đập nếu xét góc độ chung thì nó đều gây ra những tổn thương về mặt tâm lý. Nếu như ở bé trai, việc cho con nằm sấp để đánh vào mông có thể đe dọa đến “bộ phận nhạy cảm”, thì khi xét về mặt khoa học, trẻ em gái cũng tổn tương không kém, bởi chúng còn gắn với vấn đề với giới. Khi bị đánh, các con sẽ cảm thấy mình là con gái nên không được coi trọng, không được thương.

Tôi cũng gặp rất nhiều trường hợp các bạn nữ khi bị đánh, mắng chửi thì trong gia đình đó đứa bé trai sẽ được ưu tiên hơn. Hoặc là một gia đình toàn nữ thì bố sẽ có thể có suy nghĩ: “Đấy, đẻ ra một lũ toàn thế nọ thế kia.”. Vì thế theo tôi, bé gái là đối tượng có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn nếu thêm vào cả các yếu tố bạo lực.

Góc chuyên gia: Thực hư chuyện trẻ bị đánh vào mông ảnh hưởng IQ, “đánh vào đâu thì an toàn”? - 10

Cha mẹ nên dạy con thế nào cho đúng?

Thật ra ngày này có rất nhiều phương pháp dạy con. Có một quyển sách rất hay cho phụ huynh tên là “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương”. Đó là cách mà cha mẹ làm thế nào để có sự cứng rắn, nghiêm khắc đối với con nhưng phải làm cho con cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của mình.

Sự “tàn nhẫn” ở đây không phải việc mà chúng ta hành hạ hay đánh đập đứa trẻ. Nó liên quan rất nhiều đến việc chúng ta phải thiết lập các quy tắc. Những quy tắc về việc nếu như con không ngoan thì con sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, con sẽ bị phạt ra sao. Nếu con làm tốt thì sẽ được khen thưởng như thế nào. Đấy cũng là cách mà người ta vẫn khuyến khích.

Khi phụ huynh có được thái độ bình tĩnh, kiên quyết và nói năng dứt khoát, rõ ràng. Khi không có những lời chỉ trích, đánh đập con mà luôn dạy con tuân theo những cam kết hoặc quy định được đặt ra, nếu con vi phạm sẽ bị xử lý. Tôi nghĩ điều đó bao giờ cũng có hiệu quả, vừa làm cho đứa trẻ có những thay đổi về hành vi, vừa làm cho lòng tự trọng, tự tôn.

Thật ra nhìn chung ngày nay người ta vẫn tranh cãi rất nhiều về việc đánh hay không đánh. Thế rồi nhiều người đưa ra quan điểm là tùy vào đứa trẻ thì sẽ áp dụng phương pháp nào. Những quan điểm vẫn còn sự khác biệt nhưng mà đó đa số thiên về kinh nghiệm dạy con. Còn về mặt khoa học, qua các bằng chứng nghiên cứu đều thấy rõ ràng là việc đánh con sẽ còn những tổn hại lâu dài.

Trẻ em bây giờ rất nhạy cảm và phần nào đó rất giống trẻ phương Tây. Tức là nó ý thức được nhiều hơn về việc đúng sai như thế nào, nó cũng nhận diện được việc đọc, nghe từ bạn bè. Và nó cũng biết được việc nó phải được bảo vệ như thế nào và quyền lợi của nó ra sao. Vì vậy cứ duy trì việc đánh đập thì đứa trẻ sẽ không chấp nhận và có xu hướng phản kháng lại.

Góc chuyên gia: Con bị bắt nạt nên khuyên con đánh lại hay mách cô, đây là cách hay!
Trẻ thường xuyên bị bạn bắt nạt khiến cha mẹ lo lắng. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp con thoát khỏi tình trạng này?
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn