Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ

Hạ Mây - Ngày 18/03/2021 05:40 AM (GMT+7)

Muối có vai trò quan trọng trong cơ thể, vậy cha mẹ nên cho con ăn vào thời điểm nào là hợp lý?

Ngoài vai trò là gia vị cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày, muối còn có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Không những thế, muối còn giúp ngăn ngừa mất nước và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Đối với trẻ sơ sinh, việc cung cấp muối cho cơ thể đúng thời điểm là vô cùng quan trọng, bởi ăn quá sớm hay quá muộn cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Vậy bố mẹ nên cho trẻ ăn muối vào thời điểm nào? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề trên.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 2

Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn muối

Mẹ nên cho trẻ ăn muối vào đúng thời điểm, phù hợp với độ tuổi, nên không cho trẻ ăn quá sớm và cũng không quá muộn.

Không được cho trẻ ăn quá sớm

Bé dưới 1 tuổi không nên ăn mặn do các cơ quan trong cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện. Việc ăn mặn sớm sẽ dễ tác động đến gan và thận của bé, không có lợi cho hệ tiêu hóa.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn thức ăn của trẻ chủ yếu dựa vào sữa mẹ và sữa bột, vậy nên mẹ cần cố gắng đảm bảo mùi vị ban đầu của thức ăn và tránh bổ sung muối để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho con.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 3

Mẹ nên cho trẻ ăn muối đúng thời điểm, không nên quá sớm cũng không quá muộn.

Nhưng cũng không được cho trẻ ăn muối quá muộn

Vì quan ngại về những vấn đề do muối gây ra cho gan và thận, một số cha mẹ quên mất vai trò của muối đối với cơ thể. Muối đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, ăn quá muộn dễ dẫn đến thiếu iốt, gây bướu cổ, đồng thời dễ gây rối loạn điện giải và giảm khả năng miễn dịch của con người.

Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung muối cho bé kịp thời, khi trẻ khoảng 1 tuổi và đảm bảo đủ lượng hàng ngày, nếu không sẽ không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 4

Ăn nhiều muối giúp trẻ cảm giác thèm ăn, thúc đẩy sự phát triển?

Thực chất, việc chúng ta ăn nhiều muối có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy sự phát triển thể chất. Thế nhưng, việc hấp thụ quá nhiều muối sẽ dễ nảy sinh chế độ ăn uống nhiều gia vị, thích đồ chua rán, ngọt và nhiều dầu mỡ, làm tăng gánh nặng cho cơ quan gan thận, làm thay đổi huyết áp, dễ gây phù nề kéo dài.

Trẻ tiêu thụ quá nhiều muối trong một bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, ung thư. Vì vậy, cha mẹ không nên kích thích cơn thèm ăn của con bằng việc cho trẻ ăn nhiều muối.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 5

Nên bắt đầu cho trẻ ăn muối từ 1 tuổi trở lên.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 6

Mỗi độ tuổi sẽ có các mức hấp thụ lượng muối khác nhau

Quá trình trưởng thành của trẻ ngoài chịu sự ảnh hưởng bởi môi trường, còn tác động bởi thành phần dinh dưỡng và cách hấp thu chất dinh dưỡng của mỗi bé. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý giai đoạn và lượng tiêu thụ muối hợp lí cho con, để đảm bảo trẻ được phát triển mạnh khỏe và toàn diện.

Trẻ sơ sinh ở mỗi độ tuổi sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau về lượng muối. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, không cần bổ sung muối, nguồn thức ăn chính giai đoạn này sẽ là các sản phẩm từ sữa. Trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tuổi không nên dùng quá 1,5 gam mỗi ngày, số lượng quá nhiều dễ gây thay đổi huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tất nhiên, lượng muối ăn vào thay đổi theo độ tuổi, và cha mẹ có thể quyết định lượng muối ăn theo sự phát triển của con.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 7

Th.S Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 8

Nên bắt đầu cho trẻ ăn muối khi nào?

Muối ăn là nguồn cung cấp phần lớn NaCl cho cơ thể. Na+ (Natri) và Cl- (Clo) là hai chất điện giải quan trọng của cơ thể và phải luôn được giữ ở mức hằng định và bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần muối ăn với lượng vừa đủ vì các thực phẩm hàng ngày đã có chứa sẵn một lượng Natri cung cấp cho cơ thể.

Dư thừa Natri là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng gánh nặng cho thận phải lọc bỏ nguyên tố này ra ngoài và natri cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp ở người lớn.

Dễ dàng nhận thấy rằng những người có thói quen ăn mặn (nhiều muối) dễ dàng bị tăng huyết áp hơn rất nhiều so với người ăn nhạt (ít muối). Đối với trẻ em có thói quen ăn nhạt từ nhỏ sẽ tốt hơn cho trẻ sau này trong việc dự phòng tăng huyết áp.

Đối với người lớn, nhu cầu muối ăn hàng ngày chỉ có 5g (tương đương một muỗng muối ăn) để nêm vào các loại thức ăn. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, khi chế  biến bột/cháo, phụ huynh không nên nêm thêm bất kỳ loại gia vị nào. Bởi vì như đã đề cập ở trên, muối ăn đối với trẻ dưới 1 tuổi chỉ làm tăng gánh nặng cho thận.

Vì vậy cho nên trẻ dưới 1 tuổi chỉ sử dụng vị tự nhiên của thực phẩm. Sau 1 tuổi, nếu có sử dụng muối ăn chỉ nêm thêm khoảng 2 g muối (tương đương ít hơn nửa muỗng cà phê muối), có thể thay muối ăn bằng một ít nước mắm hoặc hạt nêm.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 9

Nấu đồ ăn dặm cho trẻ có cần thêm muối không?

Việc nêm nếm muối ăn vào thức ăn dặm cho trẻ không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà ngược lại còn ảnh hưởng nhiều đến thận và các vấn đề tim mạch khác.

Không chỉ muối ăn, một số loại gia vị khác cũng chứa nhiều natri và không thích hợp nêm nhiều cho trẻ dưới 2 tuổi.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 10

Lưu ý khi cho bé ăn muối

Mẹ nên lưu ý rằng chỉ thêm tối đa nửa muỗng muối ăn cho trẻ trên 1 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi thì không nêm thêm bất kỳ gia vị nào. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm thêm các món ăn bên ngoài cũng cần lưu ý đọc nhãn mác thực phẩm vì natri rất phổ biến kể cả trong thức ăn lẫn các loại nước uống.

Ngoài muối ăn, natri còn có trong các loại gia vị khác như: nước mắm, nước tương, hạt nêm, bột canh, dầu hào, tương cà, tương ớt, mắm tôm, sốt mayonaise, nước sốt salad… Các loại này cũng cần phải hạn chế khi nêm nếm cho trẻ. Khi mẹ nếm thử thức ăn phải thấy “rất nhạt”. Nếu như vừa ăn thì có nghĩa là quá nhiều natri so với trẻ.

Các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng rằng trẻ sẽ bị thiếu Natri trong muối ăn vì các loại thức ăn khi nào cũng có sẵn một lượng natri nhất định. Bất kể là sữa mẹ, sữa công thức hay các loại bột ăn dặm, trái cây,… đều có chứa lượng natri cần thiết cho trẻ.

Một điều quan trọng là kể từ lúc 1 tuổi, nhiều trẻ đã được cho ăn chung mâm cơm gia đình và ăn chung các món ăn với người lớn. Cha mẹ cần hết sức lưu ý điều này vì trẻ 1 -3 tuổi cũng cần được ăn nhạt để tránh các rối loạn về thận cũng như bệnh lý huyết áp về sau này. Khi ăn cùng trẻ nhỏ, chế biến thức ăn ít muối sẽ có lợi ích cho cả trẻ em lẫn người lớn.

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ - 11

Loại thực phẩm nào có nhiều natri không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi?

Có nhiều loại thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi nhưng có chứa nhiều natri như các loại hải sản, phô mai, cua đồng... Phô mai chỉ phù hợp cho trẻ từ 8-9 tháng tuổi trở lên với số lượng rất nhỏ (vài gam). Hải sản chứa nhiều khoáng chất thiết cho trẻ nhưng lại chứa thêm nhiều natri. Vì vậy, trẻ em không nên ăn dặm với hải sản liên tục trong thời gian dài.

Thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt, mì tôm, các loại dưa muối, dưa chua,… là những loại thực phẩm chứa nhiều muối và không phù hợp cho trẻ em. Thức ăn nhanh và nước ngọt cũng chứa nhiều năng lượng nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của trẻ.

Con cao lớn hơn mỗi ngày nhờ mẹ nấu 5 món cháo tôm ăn dặm giàu canxi cho bé
Tôm là loại hải sản chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bé ăn dặm, đặc biệt là canxi.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ