Làm thế nào để trẻ thông minh hơn? 4 trò chơi tăng cường trí nhớ đơn giản và vui nhộn

Hạ Mây - Ngày 03/05/2022 18:30 PM (GMT+7)

Bên cạnh việc học, cha mẹ nên kết hợp cho trẻ chơi các trò chơi kích thích trí thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.

Làm thế nào để trẻ thông minh hơn? 4 trò chơi tăng cường trí nhớ đơn giản và vui nhộn - 1

Trên thực tế, chúng ta đều biết rằng, trò chơi trí tuệ không chỉ giúp trẻ tránh xa các những cách giải trí không lành mạnh, mà còn hiệu quả để gắn kết ba mẹ và con cái, vừa mang tính giáo dục, vừa hấp dẫn, giúp trẻ phát triển não bộ, rèn luyện trí thông minh và kỹ năng xã hội.

Làm thế nào để trẻ thông minh hơn? 4 trò chơi tăng cường trí nhớ đơn giản và vui nhộn - 2

3 lợi ích của trò chơi đối với sự phát triển trí tuệ ở trẻ

Bên cạnh việc học, cha mẹ nên kết hợp cho trẻ chơi các trò chơi kích thích trí thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khác với những trò chơi thông thường, trò chơi thông minh yêu cầu bé phải vận dụng nhiều chức năng của não bộ cùng với sự khéo léo để có thể vừa học vừa chơi một cách dễ dàng và đầy hứng thú.

Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng giúp bé giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày từ mối quan hệ xung quanh, các tình huống đòi hỏi đưa ra quyết định.

Các kỹ năng cần có để giải quyết vấn đề bao gồm: phân tích, giao tiếp, quyết định và hiểu rõ rắc rối mình đang gặp phải.

Trò chơi trí tuệ là một trong những phương tiện giúp trẻ rèn luyện trí thông minh hiệu quả.

Trò chơi trí tuệ là một trong những phương tiện giúp trẻ rèn luyện trí thông minh hiệu quả.

Rèn luyện tư duy trừu tượng

Nhiều bậc phụ huynh kỳ vọng ở con em cảu mình rất nhiều mà muốn trẻ phát triển, thông minh, khỏe mạnh. Giai đoạn trẻ từ 2 đến 12 tuổi là vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí óc và tư duy. 

Tư duy trừu tượng giúp cho bé nâng cao khả năng suy luận của não bộ và năng lực xử lý tình huống. Các kỹ năng trong tư duy trừu tượng bao gồm: hiểu được khái niệm, tương đồng, phán đoán và suy luận.

Tăng khả năng ghi nhớ

Một trong những kỹ năng giúp trẻ học nhanh, từ đó sẽ nhận thức được sự khác biệt giữa các đồ vật hay những người mà trẻ tiếp xúc.

Có một số trò chơi buộc trẻ phải nhìn nhanh và nhớ nhanh như quan sát tranh và kể lại các chi tiết trong tranh, xem hình ảnh và ghép lại tranh hay sudoku,... Kỹ năng ghi nhớ sẽ rất có ích cho quá trình học tập của trẻ sau này.

Ngoài ra, trẻ còn có thể phân biệt hay nhận biết những người, vật, sự việc đã từng tiếp xúc trong thời gian ngắn. Điều này rất có ích trong cuộc sống.

Làm thế nào để trẻ thông minh hơn? 4 trò chơi tăng cường trí nhớ đơn giản và vui nhộn - 4

4 trò chơi giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ và trí thông minh

Hãy thử cho trẻ chơi những trò chơi kích thích trí não vừa vui nhộn lại giúp con thông minh và sáng tạo hơn.

Trò chơi lắp ráp

Độ tuổi: Thích hợp cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi

Tác dụng: Tất cả các khía cạnh phát triển của con bạn bao gồm nhận diện hình dạng, màu sắc, tăng khả năng sáng tạo cho trẻ, nhận thức không gian và nhiều thứ khác nữa. Các khối lắp ráp là trò chơi trí não cơ bản nhất cho trẻ em mà cha mẹ có thể cho con chơi từ rất sớm.

Cách chơi

- Hãy chỉ cho con bạn biết các khối màu khác nhau và kích cỡ. Sau đó, bạn để con bạn khám phá các khối lắp ráp và để trí tưởng tượng của bé yêu thỏa sức khám phá.

- Cha mẹ có thể bắt đầu với khối màu và hình dạng cơ bản cho trẻ nhỏ và sau đó nâng cấp lên các khối Lego xây dựng hoặc những thứ trừu tượng cho trẻ lớn hơn.

- Tạo các mẫu đơn giản với các khối, hãy cho trẻ mới biết đi cố gắng bắt chước lắp ráp lại các mẫu. Đây là một cách đơn giản để giúp con bạn quan sát mẫu.

Các khối lắp ráp là trò chơi trí não cơ bản nhất cho trẻ em mà cha mẹ có thể cho con chơi từ rất sớm.

Các khối lắp ráp là trò chơi trí não cơ bản nhất cho trẻ em mà cha mẹ có thể cho con chơi từ rất sớm.

Trò chơi giải câu đố

Độ tuổi: Đây là trò chơi kích thích trí thông minh, thích hợp cho trẻ từ 2 đến 8 tuổi.

Giải câu đố có thể là trò chơi rất vui cho cả gia đình bạn trong những chuyến đi chơi picnic hoặc buổi sum họp vào tối cuối tuần.

Tác dụng: Giải câu đố là trò chơi giúp phát triển nhận thức về không gian, sự phối hợp, giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức và vận động tốt. Đây chính là một hoạt động phát triển trí não rất đơn giản nên bất cứ khi nào bạn cũng có thể chơi với con được.

Cách chơi

- Có nhiều kiểu câu đố khác nhau để bạn lựa chọn cho con như tangrams (đồ chơi xếp hình cổ xưa có nguồn gốc từ Trung Quốc) và bảng câu đố cho trẻ nhỏ.

- Đối với trẻ lớn hơn và người lớn thì bạn có thể thử Scrabble, Sudoku, ô chữ, các câu đố logic và thậm chí các khối Rubik. Việc giải câu đố chắc chắn là phép kiểm tra não bộ thú vị và hiệu quả cho bất kỳ lứa tuổi nào.

- Cha mẹ cũng có thể tự làm các mảnh ghép theo ý mình bằng cách xếp các thanh gỗ đều liên tiếp, dán một tấm ảnh gia đình trên các thanh này.

- Sử dụng kéo để cắt rời bìa các tông và cùng con xếp các mảnh ghép và tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh.

Một số trò chơi được thiết kế với màu sắc, hình dáng, kích thước lạ cũng giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ.

Một số trò chơi được thiết kế với màu sắc, hình dáng, kích thước lạ cũng giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ.

Trò chơi thay phiên kể chuyện

Độ tuổi: Thích hợp cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi.

Đây là một trong những trò chơi thú vị nhất mà bạn có thể tổ chức cho một nhóm các bé hoặc chơi cùng các thành viên trong gia đình.

Tác dụng: Có rất nhiều lợi ích từ trò chơi này, bao gồm gia tăng sự tự tin, điều chỉnh khả năng suy nghĩ, cải thiện việc học tập và quan sát, ra quyết định và tính sáng tạo. Đây là trò chơi vui nhộn cho cả gia đình ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.

Cách chơi

- Mỗi người sẽ cùng nhau kể lại một câu chuyện nhưng chỉ được phép sử dụng mỗi lần một câu. Ví dụ:

– “Ngày xửa ngày xưa, có một nàng công chúa xinh đẹp sống trong một tòa lâu đài lộng lẫy…”

– “Nàng công chúa có đôi mắt to tròn, mái tóc vàng bồng bềnh và làn da trắng hồng…”

– “Một buổi sáng nọ, nàng công chúa bị… mọc một cái mụn trên mặt!”

- Hãy lựa chọn một câu chuyện hoặc chủ đề câu chuyện có vẻ hơi quái dị, kỳ lạ và hài hước để mang đến cảm giác hấp dẫn khiến trẻ hào hứng tham gia.

- Mẹ cũng có thể chọn một câu chuyện mà trẻ đã biết hoặc sáng tạo một câu chuyện hoàn toàn mới lạ.

Trò chơi ghi nhớ

Độ tuổi: Thích hợp cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi

Trò chơi tăng cường trí nhớ giúp cải thiện trí nhớ theo cách thức rất vui nhộn và thú vị.

Tác dụng: Các trò chơi ghi nhớ giúp tập luyện cho bộ não của đứa trẻ, cải thiện sự tập trung, tăng cường chức năng nhận thức, rèn luyện trí nhớ, tăng cường khả năng quan sát và sự chú ý.

Cách chơi

- Có nhiều kiểu chơi trò chơi trí nhớ mà bạn có thể chơi ở nhà như hoạt động kết hợp đơn giản cho trẻ nhỏ, tăng hoặc giảm sự phức tạp bằng cách thay đổi số lượng các yếu tố.

- Việc nhận biết hình ảnh từ các bức tranh lấy được ngẫu nhiên là một trò chơi vui nhộn có thể chơi ngay tại nhà. 

- Khi một người đề cập đến một vật, người kế tiếp sẽ lặp lại đối tượng đó và thêm vào một đối tượng khác. Ý tưởng là lặp lại tất cả các yếu tố mà người trước lượt chơi của bạn đã nói. Tiếp tục giữ mạch chơi đó cho đến khi ai đó thua vì không thể nghĩ ra từ để điền vào chỗ trống.

Những cuốn sách tranh, ảnh cũng là phương tiện tốt giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Những cuốn sách tranh, ảnh cũng là phương tiện tốt giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Nắm bắt thời kỳ vàng phát triển, cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm này, con cao lớn vượt trội
Nếu cha mẹ biết nắm bắt thời kỳ vàng phát triển, cho trẻ ăn nhiều những thực phẩm chứa canxi, có thể giúp con cải thiện chiều cao tốt hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh