Bố mẹ khen trẻ thật tuyệt vời tưởng chừng như chỉ là câu nói đơn giản nhưng cách khen này có thể khiến trẻ tự mãn.
“Một lời khen chân thành có thể khiến tôi sống thêm được hai tháng", câu nói nghe có vẻ cường điệu nhưng vô cùng hợp lý của nhà văn người Mỹ Mark Twain. Thực tế thì ai cũng thích được khen ngợi, đặc biệt là trẻ nhỏ luôn mong được nhận lời khen từ cha mẹ.
Nhưng khen như thế nào để hiệu quả với trẻ là vấn đề cha mẹ cần cân nhắc, không quá hời hợt cũng không nên nói quá, dễ khiến trẻ tự mãn. Có thể thấy, nếu cha mẹ nói lời khen một cách tùy tiện rất dễ tác động tiêu cực đến trẻ.
Để giúp bố mẹ có phương pháp khen ngợi con phù hợp, các giáo sư Đại học Stanford đã chỉ ra những sai lầm mà nhiều bố mẹ dễ mắc phải khi khen ngợi con, cũng như gợi ý cho bố mẹ các cách khen ngợi con hợp lý.
Những sai lầm thường thấy khi khen trẻ
Một bé trai tên là Kobayashi ở Nhật Bản đã tiến bộ trong kì thi cuối kì và đạt kết quả cao. Mẹ cậu bé rất vui và khen ngợi Kobayashi, “Con giỏi lắm, con xứng đáng là con trai của mẹ.” Nhìn thấy điểm số của con được cải thiện, người mẹ liền thưởng một số tiền lớn cho con trai.
Thấy vậy, cậu bé rất vui, và tự hào vì cậu đã chăm chỉ và cố gắng. Thế nhưng thời gian sau, Kobayashi bắt đầu tự mãn và không còn chú ý lắng nghe trong lớp. Kết quả sau đó, điểm cậu chỉ ở mức trung bình, khiến cả Kobayashi và mẹ đều thất vọng.
Trong trường hợp trên, có thể thấy người mẹ Nhật đã áp dụng cách khen con chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng cậu bé tự mãn, chủ quan và quá tự tin vào bản thân mình, dưới đây là 2 sai lầm mà bố mẹ dễ mắc khi khen ngợi con.
Khen ngợi con là việc bố mẹ nên làm, tuy nhiên tùy từng trường hợp và hoàn cảnh mà bố mẹ nên áp dụng phương pháp khen ngợi phù hợp.
Khen hời hợt
Thực tế nhiều bố mẹ thường không quan tâm đến việc khen ngợi con, hoặc chỉ khen một cách cách hời hợt và đại trà, điều này sẽ làm mất đi tính tác dụng thật sự của những lời khen, hoặc biểu đạt không đúng sự thực, thiếu chân thành.
Vì vậy, kiểu khen ngợi hời hợt này không phải là lời khen tận tâm, trẻ dễ nhầm lẫn về khả năng thực tế, cũng như không cảm nhận được tình yêu thương mà bố mẹ dành cho mình, sẽ khiến trẻ dần mất đi nhiệt huyết muốn tương tác, chia sẻ với bố mẹ.
Khen quá mức
Mẹ của Kobayashi cũng mắc sai lầm khi đã khen quá mức về khả năng thực tế của con. Cô ấy đã phóng đại bởi cậu nói “Con thật tuyệt vời”, khiến trẻ hiểu lầm mình thật sự đạt đến mức cố gắng của bản thân. Kiểu khen quá đà này dễ khiến trẻ hiểu nhầm rằng mình rất giỏi, mà không cần nỗ lực học hành hay cố gắng nữa.
Vậy cha mẹ nên khen trẻ thế nào là thích hợp?
Các giáo sư Đại học Stanford đã tìm ra một phương pháp khen ngợi trẻ phù hợp với nhiều hoàn cảnh được gọi là Kwawa, đây là một phương pháp khen ngợi con kiểu mới mà ở đó bố mẹ không nên nói "Con thật tuyệt vời" mà thay bằng những câu từ đơn giản, lời nói phù hợp với hoàn cảnh hơn.
Khen ngợi sự nỗ lực và tiến bộ của trẻ
Để khen ngợi sự tiến bộ của trẻ, bố mẹ không nên khen “Con tuyệt quá” hay "Con thật tuyệt vời" mà thay bằng những lời nói có thể chỉ ra cho trẻ thấy được quá trình bản thân đã thay đổi tích cực và sự nỗ lực đã được đền đáp bằng kết quả xứng đáng.
Ví dụ, trong trường hợp trẻ khoe với bố mẹ về điểm số cao của bài tập lần này, mẹ có thể khen con “Bài kiểm tra này con làm tốt hơn lần trước, mẹ biết con đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều". Tuy đây chỉ là một câu khen ngợi đơn giản, nhưng giúp trẻ hiểu rằng chỉ khi chăm chỉ thì điểm số mới tiến bộ, còn khi lơ là thì kết quả có thể sa sút.
Những lời khen ngợi tưởng chừng đơn giản trên nhưng có thể ngăn trẻ tự cao và tự mãn.
Khen ngợi sự chăm sóc của trẻ
Một số trẻ chu đáo đã biết chăm sóc cha mẹ từ khi còn nhỏ. Lúc này nếu chỉ nói “Con thật tuyệt vời", sẽ khiến trẻ lầm tưởng mẹ đang khen mình rất xuất sắc về năng lực nào đó. Thay vào đó, mẹ nên khen “Con đã biết giúp đỡ mẹ, con lớn thật rồi”. Cho trẻ thấy được những điều tốt mà con đã làm sẽ giúp trẻ dễ dàng duy trì thế mạnh của bản thân mà không kiêu ngạo hay nản lòng.
Thông quá cách khen ngợi này, bố mẹ cũng dạy con về tính tự lập và biết chia sẽ, giúp đỡ khi ai đó cần mình.
Khen ngợi trẻ biết tự lập
Bố mẹ khen ngợi sự tự lập của trẻ có thể giúp con học được cách sống kỷ luật và mẹ cũng không phải lo lắng về việc giám sát con. Khi bố mẹ khen ngợi trẻ, hãy khen ngợi bé dựa trên tình huống cụ thể, trẻ sẽ biết cố gắng và phát huy những điểm tốt ấy.
Trong trường hợp này mẹ có thể khen ngợi con bằng những câu như: "Con đã biết đi học đúng giờ mà không cần mẹ lo nữa, hôm nay con ngoan lắm".
Bằng cách này, trẻ sẽ biết rằng mẹ đang khen ngợi mình vì tính tự lập và cũng giúp trẻ hiểu được việc tự lập, không phụ thuộc vào người khác là một đức tính tốt.
Một ví dụ khác, nếu trẻ giúp đỡ, bưng đồ phụ mẹ, mẹ có thể khen trẻ “Con thật siêng năng, biết hiếu thảo với mẹ, hiểu được mẹ vất vả, hôm nay mẹ rất vui.”
Khen ngợi con là việc bố mẹ nên làm, tuy nhiên tùy từng trường hợp và hoàn cảnh mà bố mẹ nên áp dụng phương pháp khen ngợi phù hợp. Bố mẹ có thể tham khảo những cách khen con trên đây để giúp trẻ phát triển lành mạnh cả về thể chất và tâm lý.