Nhà tâm lý học tiết lộ đặc điểm nhận diện trẻ thông minh từ sớm, chỉ số IQ siêu cao

Hạ Mây - Ngày 12/10/2021 18:49 PM (GMT+7)

Giáo sư Li Meijin, chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc cho biết, một giấc ngủ đủ đầy có thể giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh.

Là cha mẹ, ai cũng mong con mình là một thiên tài với chỉ số thông minh cao. Những đứa trẻ bộc lộ trí thông minh sớm sẽ thuận lợi hơn cho việc học tập và phát triển sau này. Trong đó, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển tốt hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Theo các chuyên gia nhi khoa, mẹ càng rèn con sớm các thói quen tốt, thì việc nuôi và chăm con càng nhẹ nhàng, dễ dàng cho mẹ. Việc ngủ đủ giấc, thức dậy đúng giờ là những thói quen tốt cho việc phát triển trí não của trẻ, cha mẹ nên khuyến khích con.

Nhà tâm lý học tiết lộ đặc điểm nhận diện trẻ thông minh từ sớm, chỉ số IQ siêu cao - 2

Những biểu hiện chứng tỏ não bộ trẻ phát triển nhanh 

Giáo sư Li Meijin chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc cho biết, một giấc ngủ đủ đầy có thể giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, nếu trẻ có 3 biểu hiện này, đặc biệt là sau khi trẻ thức dậy cho thấy chỉ số IQ cao, cha mẹ nên chú ý quan sát và có định hướng rèn luyện phù hợp cho con.

Bé thích cười

Theo quỹ đạo phát triển của một đứa trẻ bình thường, trẻ cười bắt đầu biết cười sau 2 tháng, lúc này, cha mẹ sẽ cảm thấy con trông vô cùng đáng yêu.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, nếu trẻ bắt đầu cười sớm hơn, đồng nghĩa với việc não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn, và chỉ số thông minh của trẻ càng cao. Đồng thời, khi bé cười sẽ tiết ra nhiều hormone dopamine,… Những hormone này có thể điều chỉnh thần kinh não và làm cho não của bé vui vẻ.

Vì vậy, nếu bé cười sau khi ngủ dậy thì đây là biểu hiện bé đang học cách thích nghi với môi trường và tìm kiếm cảm giác an toàn.

Trẻ bắt đầu cười sớm hơn, đồng nghĩa với việc não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn, và chỉ số thông minh của trẻ càng cao.

Trẻ bắt đầu cười sớm hơn, đồng nghĩa với việc não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn, và chỉ số thông minh của trẻ càng cao.

Bắt đầu bắt chước người lớn

Trẻ nhỏ rất dễ bắt chước, lắng nghe, phản ứng nhanh với những gì mọi người xung quanh nói với mình. Từ đó trẻ sẽ có những dấu hiệu cho thấy sự bắt chước.

Một số trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ, có thể sao chép hoàn hảo ngôn ngữ, biểu cảm và chuyển động của người khác. Các nhà giáo dục nói rằng những đứa trẻ như vậy có xu hướng nắm bắt nhanh và IQ cao hơn.

Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có khả năng bắt chước khoảng 4 giờ sau khi sinh, chẳng hạn như cười với người lớn hoặc làm một số phản ứng là hành vi bình thường. Hơn nữa, sự bắt chước rất quan trọng đối với trẻ em, vì suy cho cùng, trẻ em lớn lên bằng cách bắt hành vi của chước cha mẹ, vì vậy những đứa trẻ bắt chước hành vi của cha mẹ quá sớm phải có chỉ số thông minh cao hơn.

Chuyên gia khuyên cha mẹ nên làm thêm các biểu cảm hoặc hành động, cũng rất có ích cho sự phát triển trí tuệ và học hỏi biểu hiện của bé.

Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có khả năng bắt chước khoảng 4 giờ sau khi sinh, chẳng hạn như cười với người lớn hoặc làm một số phản ứng là hành vi bình thường.

Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có khả năng bắt chước khoảng 4 giờ sau khi sinh, chẳng hạn như cười với người lớn hoặc làm một số phản ứng là hành vi bình thường.

Bé nhạy cảm

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra rất thắc mắc, trẻ có thể ngủ gật khi bú mẹ nhưng chưa đầy 5 phút đã thức giấc trên giường. Thực tế, điều này là do trẻ rất nhạy cảm với giấc ngủ, thậm chí là một chút âm thanh sau khi chìm vào giấc ngủ.

Mặc dù việc chăm sóc bé như vậy sẽ khiến bé mệt mỏi hơn nhưng điều đó cũng cho thấy bé rất nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài và có thể nhanh chóng truyền lên não thông qua những thay đổi của cơ thể, điều này cho thấy sự phát triển trí não của bé rất tốt.

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng khi trẻ nhạy cảm, phản ứng nhanh với âm thanh, cho thấy não bộ của trẻ trở nên phát triển hơn. Bởi lẽ, lúc này cơ quan thần kinh trung ương phải điều khiển đồng loạt hệ thống chuyển động, thị giác và thính giác. Việc này được so sánh như tập yoga cho toàn bộ não. Do đó, trẻ em càng nhạy cảm với âm thanh chứng tỏ chỉ số IQ càng cao.

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng khi trẻ nhạy cảm, phản ứng nhanh với âm thanh, cho thấy não bộ của trẻ trở nên phát triển hơn.

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng khi trẻ nhạy cảm, phản ứng nhanh với âm thanh, cho thấy não bộ của trẻ trở nên phát triển hơn.

Nhà tâm lý học tiết lộ đặc điểm nhận diện trẻ thông minh từ sớm, chỉ số IQ siêu cao - 6

Vậy cha mẹ nên làm thế nào để giúp trẻ phát triển trí thông minh?

Bên cạnh việc cha mẹ nên quan sát những biểu hiện trẻ bộc lộ trí thông minh, các chuyên gia còn khẳng định, những năm đầu tiên chính là thời gian rất quan trọng giúp bé học mọi thứ và phát triển thiên hướng của mình.

Do đó, cha mẹ cần có định hướng, phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển trí thông minh hiệu quả. Dưới đây là những cách cha mẹ có thể tham khảo.

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Nghiên cứu mới cho thấy, cha mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ nhỏ không chỉ giúp cải thiện vốn từ vựng của trẻ mà còn giúp trẻ thông minh hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cha mẹ nên nói chuyện với con cái theo bất kỳ cách nào, miễn là cảm thấy thoải mái và tự nhiên.

Tương tác trực tiếp giữa cha mẹ và con cái có lợi hơn rất nhiều so với việc trẻ nghe từ TV hay điện thoại thông minh. Chuyên gia khuyến khích các bậc cha mẹ nên đặt câu hỏi và cho trẻ có cơ hội trả lời. Những điều này làm cho trẻ chú ý đến môi trường sống của trẻ, bày tỏ những gì mình đang cảm thấy, đồng thời sẽ phát triển ngôn ngữ, trí thông minh của trẻ. 

Nghiên cứu mới cho thấy, cha mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ nhỏ không chỉ giúp cải thiện vốn từ vựng của trẻ mà còn giúp trẻ thông minh hơn.

Nghiên cứu mới cho thấy, cha mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ nhỏ không chỉ giúp cải thiện vốn từ vựng của trẻ mà còn giúp trẻ thông minh hơn.

Đưa trẻ đi chơi nhiều hơn

Về cơ bản, trẻ em ngày nay được cha mẹ giữ ở nhà nhiều hơn vì sợ nguy hiểm hoặc rắc rối khi ra ngoài. Nhưng việc trẻ ở nhà quá nhiều, kỹ năng giao tiếp xã hội hạn chế cũng ảnh hưởng đến việc bé tiếp xúc với môi trường và quá trình phát triển. 

Cha mẹ nên biết rằng nguyên nhân khiến tính cách của trẻ khác nhau một phần là do trẻ tiếp xúc với mọi người còn hạn chế, vì vậy, nếu muốn con lớn lên thông minh và lanh lợi, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài, tăng sự tiếp xúc, tương tác với môi trường xã hội.

Nếu muốn con lớn lên thông minh và lanh lợi, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài, tăng sự tiếp xúc, tương tác với môi trường xã hội.

Nếu muốn con lớn lên thông minh và lanh lợi, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài, tăng sự tiếp xúc, tương tác với môi trường xã hội.

Hạn chế cho trẻ xem TV

Thường xuyên nhìn chằm chằm vào màn hình TV hoặc vi tính sẽ làm cho mắt mỏi mệt, não bộ giảm tiết ra chất dopamine (chất giúp tinh thần tập trung và nhớ lâu), từ đó khiến cho não bộ của trẻ phản ứng chậm hơn.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ xem TV, chơi game hay lướt mạng quá 2h mỗi ngày.

Cho con ngủ đủ giấc

Theo các nhà khoa học Đại học Brown (Mỹ), những đứa trẻ hay thức khuya và ngủ không đủ giấc thường có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ ngủ sớm và đủ giấc

Việc cho bé ngủ sớm và đủ 8h mỗi ngày sẽ giúp cho não bộ phát triển hoàn thiện, tinh thần minh mẫn, phấn chấn và tập trung tốt hơn trong học tập.

Thường xuyên nhìn chằm chằm vào màn hình TV hoặc vi tính sẽ làm cho mắt mỏi mệt, não bộ giảm tiết ra chất dopamine (chất giúp tinh thần tập trung và nhớ lâu), từ đó khiến cho não bộ của trẻ phản ứng chậm hơn.

Thường xuyên nhìn chằm chằm vào màn hình TV hoặc vi tính sẽ làm cho mắt mỏi mệt, não bộ giảm tiết ra chất dopamine (chất giúp tinh thần tập trung và nhớ lâu), từ đó khiến cho não bộ của trẻ phản ứng chậm hơn.

3 tư thế ngủ không tốt, kiểu thứ 3 ảnh hưởng trí thông minh và ngoại hình của trẻ
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý điều chỉnh nếu trẻ thường xuyên ngủ với 3 tư thế sau đây, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển đầu và khuôn...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé