Một số câu nói ngắn gọn của bố mẹ nhưng đầy sự chia sẻ, khích lệ, giúp nuôi dưỡng và phát triển tính cách tích cực ở trẻ.
Lời nói tích cực của bố mẹ có thể khích lệ, động viên tinh thần cho trẻ, cũng như chứa đựng tình giúp trẻ tự tin, cởi mở và thông minh hơn, đồng thời nuôi dưỡng và phát triển những nét tính cách tích cực ở trẻ.
Nếu bố mẹ thường xuyên dành cho cho con 3 câu nói này sẽ giúp giáo dục trẻ theo chiều hướng tích cực. Khi nói những câu nói này kèm theo một cái ôm hay cái nắm tay thật chặt, bố mẹ sẽ nhận thấy điều kỳ diệu đến với gia đình mình và các con về sau.
"Mẹ hiểu những nỗ lực của con, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi"
Trẻ nhỏ cũng dễ gặp những khó khăn, áp lực tâm lý về học tập, kỳ vọng của bố mẹ, nên đôi khi khó kiểm soát những cảm giác tiêu cực như buồn phiền, chán nản...
Những dù trường hợp nào thì bố mẹ, người thân, bạn bè cũng cần đặt sự đồng cảm là nguyên tắc đầu tiên trong giao tiếp. Hãy cố gắng thấu hiểu những nỗ lực của trẻ, khích lệ và động viên con bằng lời nói như "Mẹ hiểu những nỗ lực của con", như vậy trẻ không còn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và thất vọng nữa.
Đồng thời hành vi, tâm lý con người khi trưởng thành phản ánh những trải nghiệm trong quá khứ, có quan hệ mật thiết với phong cách nuôi dạy của gia đình thời ấu thơ.
Hãy luôn nhắc nhở con rằng "Mọi chuyện rồi sẽ ổn", nếu con biết cố gắng hết mình và luôn tin tưởng thì khó khăn nào rồi cũng trôi qua.
Đồng thời, người lớn cần lắng nghe để hiểu trẻ đang gặp vấn đề, lo lắng điều gì, cùng chia sẻ, tìm cách giải quyết rồi mới động viên con mọi chuyện sẽ ổn.
"Hãy làm chủ bản thân và làm điều mình muốn, mẹ tin con sẽ làm tốt"
Trẻ khi trưởng thành sẽ bước đi trên con đường riêng, ngoài việc kỳ vọng con lớn lên thông minh, giỏi giang, bố mẹ cũng nên dạy trẻ biết quản ký tốt cảm xúc, hành vi của bản thân.
Vì thế, mẹ hãy động viên để trẻ biết cách làm chủ bản thân và tin vào chính mình, khuyến khích con sống tự lập, bắt đầu từ những việc phù hợp lứa tuổi như tự dọn phòng, sắp xếp đồ chơi.
Ngoài ra, người lớn có thể hướng dẫn trẻ lập thời gian biểu, lên kế hoạch cụ thể để trẻ thực hiện. Khi để con tự làm chủ, mẹ sẽ nhận ra đứa trẻ có thể làm được những điều tốt hơn mong đợi.
Đồng thời, hãy tin tưởng trẻ sẽ làm tốt, bởi đây được xem là lời khích lệ có giá trị nhất với trẻ nhỏ. Một khi trẻ được lắng nghe, được động viên, khích lệ, con sẽ có nền tảng cảm xúc tích cực, từ đó con sẽ có nhiều tiến bộ trong suy nghĩ, hành động, cả trong học tập lẫn cuộc sống về sau.
"Mẹ không nghĩ về điều đó, sao con có thể nghĩ ra vậy? Mẹ rất tự vào về điều này"
Sự động viên, khích lệ của bố mẹ có thể tạo ra những đứa trẻ can đảm, biết cách thể hiện bản thân, từ đó được nhiều người xung quanh quý mến, tôn trọng.
Ngay khi con còn nhỏ, dù trẻ có suy nghĩ và hành động có phần hoang đường nhưng bố mẹ đừng vội gạt đi, hãy để trẻ thử thực hiện. Có thể ý tưởng độc đáo của con không có tính thực tiễn cao, không giúp ích được nhiều trong cuộc sống nhưng bố mẹ hãy cứ động viên con.
Sự khích lệ của bố mẹ sẽ khiến trẻ tự tin hơn, tiếp tục dám suy nghĩ và dũng cảm thể hiện bản thân. Đồng thời, khi trẻ làm được một điều tốt, bố mẹ hãy dành cho con lời khen ngợi, điều này cho trẻ thấy rằng bản thân đã được bố mẹ công nhận.
Lời khen ngợi có tác dụng to lớn trong việc nâng cao sự tự tin, kiêu hãnh cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ đừng kiệm lời khen, lời cổ vũ tới con. Những câu nói đơn giản hằng ngày nhưng sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho quá trình phát triển cho tương lai của trẻ sau này.